Theo ghi nhận, công ty Hàn Quốc mới bị phạt một số tiền lớn ở Úc vì đã từ chối cung cấp dịch vụ thay thế, sửa chữa hoặc hoàn tiền cho hai khách hàng mua phải TV bị lỗi.
Trang ZDnet cho biết, công ty LG đã bị Tòa án Liên bang Úc phán quyết bồi thường 160.000 AUD (khoảng 2,5 tỷ đồng tiền Việt), cho hai khách hàng Úc đã mua phải TV OLED bị lỗi burn-in. Các TV này được mua vào năm 2013, sau đó xuất hiện các triệu chứng burn-in dù chưa tới một năm sử dụng.
Đại diện của LG Electronics Australia khi ấy đã tránh đề cập đến các điều luật bảo vệ khách hàng của Úc. Vì thế, tòa án cho rằng LG tìm cách 'quanh co' để khách hàng không được hưởng chính sách bảo vệ đầy đủ. Ở đây, LG bị kết tội "gây hiểu nhầm" khi trao đổi qua điện thoại với hai người khách, muốn họ hiểu rằng ngoài chính sách bảo hành của LG cung cấp thì không còn chính sách đảm bảo quyền lợi nào khác.
Ảnh chụp một mẫu TV LG bị burn-in tại quầy trưng bày
Phía Tòa án tuyên bố: "Quyền lợi của khách hàng tồn tại độc lập với chính sách bảo hành cung cấp bởi nhà sản xuất, nó cho phép khách hàng được đảm bảo lợi ích của mình khi sản phẩm mua về bị lỗi". Theo đó, luật pháp địa phương cho phép khách hàng được toàn quyền sửa chữa, hoàn tiền hoặc thay thế khi bảo hành của nhà sản xuất không được áp dụng hoặc đã kết thúc. Có nghĩa bên cạnh chính sách bảo hành vốn có từ LG, người mua TV bị lỗi burn-in còn được luật pháp địa phương bảo vệ.
Vụ việc được giải quyết sau khi nguyên đơn là Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh của Úc (ACCC), một cơ quan độc lập, đã đâm đơn kiện ra tòa cuối năm 2015. Ở phiên sơ thẩm, vụ kiện đã bị bãi miễn. Nhưng đến tháng Sáu năm 2018 thì vụ kiện được đưa lên cấp cao hơn thụ lý. LG khẳng định đây là vụ việc xuất phát từ lỗi của nhân viên trực tổng đài, "lỗi con người có thể hiểu được" theo LG tuyên bố. Hãng điện tử cũng nhấn mạnh đây chỉ là trường hợp hãn hữu, không có bằng chứng nào cho thấy LG đã lừa đảo khách hàng một cách có hệ thống như những gì mà ACCC - bên nguyên đơn - cáo buộc.
"Tính năng" burn-in của TV OLED là nỗi đau dai dẳng đối với LG
ACCC được xem là 'cơn ác mộng' với các doanh nghiệp nước ngoài ở xứ chuột túi. Họ từng kiện Sony 4 lần liên quan đến máy chơi game PlayStation, máy quay phim handycam và điện thoại Xperia. Samsung cũng vừa bị tổ chức này kiện liên quan đến điện thoại Galaxy, với cùng một vấn đề 'gây hiểu nhầm về tính năng kháng nước' như trường hợp của Sony. Và bây giờ đến lượt của LG.
LG hy vọng chuyện tương tự sẽ không lặp lại trong tương lai. Tuy nhiên, số tiền phạt 2,5 tỷ đồng có thể khiến LG minh bạch hơn quy trình chăm sóc khách hàng ở Úc, nhưng nó không giúp họ loại bỏ được hiện tượng burn-in. Vốn trước đây đã xuất hiện nhiều trường hợp được báo cáo. "Burn-in" là nỗi đau dai dẳng đối với TV OLED, khiến LG gặp không ít rắc rối.
Trang ZDnet cho biết, công ty LG đã bị Tòa án Liên bang Úc phán quyết bồi thường 160.000 AUD (khoảng 2,5 tỷ đồng tiền Việt), cho hai khách hàng Úc đã mua phải TV OLED bị lỗi burn-in. Các TV này được mua vào năm 2013, sau đó xuất hiện các triệu chứng burn-in dù chưa tới một năm sử dụng.
Đại diện của LG Electronics Australia khi ấy đã tránh đề cập đến các điều luật bảo vệ khách hàng của Úc. Vì thế, tòa án cho rằng LG tìm cách 'quanh co' để khách hàng không được hưởng chính sách bảo vệ đầy đủ. Ở đây, LG bị kết tội "gây hiểu nhầm" khi trao đổi qua điện thoại với hai người khách, muốn họ hiểu rằng ngoài chính sách bảo hành của LG cung cấp thì không còn chính sách đảm bảo quyền lợi nào khác.
Ảnh chụp một mẫu TV LG bị burn-in tại quầy trưng bày
Phía Tòa án tuyên bố: "Quyền lợi của khách hàng tồn tại độc lập với chính sách bảo hành cung cấp bởi nhà sản xuất, nó cho phép khách hàng được đảm bảo lợi ích của mình khi sản phẩm mua về bị lỗi". Theo đó, luật pháp địa phương cho phép khách hàng được toàn quyền sửa chữa, hoàn tiền hoặc thay thế khi bảo hành của nhà sản xuất không được áp dụng hoặc đã kết thúc. Có nghĩa bên cạnh chính sách bảo hành vốn có từ LG, người mua TV bị lỗi burn-in còn được luật pháp địa phương bảo vệ.
Vụ việc được giải quyết sau khi nguyên đơn là Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh của Úc (ACCC), một cơ quan độc lập, đã đâm đơn kiện ra tòa cuối năm 2015. Ở phiên sơ thẩm, vụ kiện đã bị bãi miễn. Nhưng đến tháng Sáu năm 2018 thì vụ kiện được đưa lên cấp cao hơn thụ lý. LG khẳng định đây là vụ việc xuất phát từ lỗi của nhân viên trực tổng đài, "lỗi con người có thể hiểu được" theo LG tuyên bố. Hãng điện tử cũng nhấn mạnh đây chỉ là trường hợp hãn hữu, không có bằng chứng nào cho thấy LG đã lừa đảo khách hàng một cách có hệ thống như những gì mà ACCC - bên nguyên đơn - cáo buộc.
"Tính năng" burn-in của TV OLED là nỗi đau dai dẳng đối với LG
ACCC được xem là 'cơn ác mộng' với các doanh nghiệp nước ngoài ở xứ chuột túi. Họ từng kiện Sony 4 lần liên quan đến máy chơi game PlayStation, máy quay phim handycam và điện thoại Xperia. Samsung cũng vừa bị tổ chức này kiện liên quan đến điện thoại Galaxy, với cùng một vấn đề 'gây hiểu nhầm về tính năng kháng nước' như trường hợp của Sony. Và bây giờ đến lượt của LG.
LG hy vọng chuyện tương tự sẽ không lặp lại trong tương lai. Tuy nhiên, số tiền phạt 2,5 tỷ đồng có thể khiến LG minh bạch hơn quy trình chăm sóc khách hàng ở Úc, nhưng nó không giúp họ loại bỏ được hiện tượng burn-in. Vốn trước đây đã xuất hiện nhiều trường hợp được báo cáo. "Burn-in" là nỗi đau dai dẳng đối với TV OLED, khiến LG gặp không ít rắc rối.
Theo Vn review