anhtuanngoc
Well-Known Member
Bài hát nhạc Pháp nổi tiếng cuối thập niên 1980 khơi gợi những cảm xúc hoài niệm về tình yêu đã mất thông qua điệu nhảy phổ biến theo nhịp 3/4.
Bất kỳ ai từng xem bộ phim Fanfan, có nữ diễn viên xinh đẹp Sophie Marceau tham gia, đều ấn tượng bởi cảnh quay trong phòng kiêu vũ. Dưới âm nhạc của điệu Valse, minh tinh Pháp mặc chiếc đầm trắng như váy cưới, ôm lấy chàng trai của mình, khuôn mặt hạnh phúc. Họ nhảy bên nhau điệu Valse kéo dài mãi. Những cú máy quay từ trên cao xuống ghi lại khuôn mặt Sophie đang ngước lên với đôi mắt sáng ngời như nhìn thấy tình yêu bất tận.
Les Valses de Vienne là bản nhạc được thu âm vào năm 1989 bởi ca sĩ người Pháp François Feldman, đứng thứ 38 khi mới phát hành và đứng thứ nhất trong 4 tuần liên tiếp trên bảng xếp hạng âm nhạc ở Pháp. Những con số không nói lên cảm xúc nhưng đủ khiến người nghe tò mò để tìm hiểu một bản nhạc Pháp.
Khi nghe, ta tự hỏi tại sao một bản nhạc với tiết tấu không hề phức tạp, không có sự cầu kỳ của nhạc cụ lại có thể trở nên được yêu thích như vậy. Ngoài việc có giai điệu đẹp, dễ nghe và tạo ra những cảm xúc nhất định cho bất kỳ ai kể cả những người không hiểu tiếng Pháp, bản nhạc còn có một thứ khác rất “Pháp” khiến cho những người Pháp hay những người yêu Pháp thích thú, là sự chơi chữ của lời bài hát.
Những hình ảnh ẩn dụ xuất hiện trong bài hát là những vần thơ theo đúng tinh thần của Pháp, tinh thần của Baudelaire, của Rimbaud, có một chút siêu thực, một chút u sầu, một chút mỉa mai, một chút châm biếm, một chút lãng tử...
“… Du pont des supplices
Tombent les actrices
Et dans leurs yeux chromés
Le destin s’est brouillé
Au café de Flore
La faune et la flore
On allume le monde
Dans une fumée blonde…”
“… Rơi từ cây cầu của đau khổ
Những nữ diễn viên bội bạc
Và trong đôi mắt kẻ màu bạc
Đệnh mệnh đã nhạt nhoà
Từ quán cà phê Flore
Ta thắp sáng nên cả thế giới
Nơi có đồng nội và hoa cỏ
Trong màn khói thuốc mờ vàng…”
Ngay khổ đầu tiên, tiếng dâng lên của violin trong day dứt của hợp âm bị chặt mạnh trên khuông đàn như xuất hiện nỗi buồn u uẩn. Sự rộn ràng giả điệu ban đầu như càng làm tăng thêm đau thương của nhân vật. Trong tiếng hát buồn bã, nhân vật đã dùng đến hình ảnh Pont des Supplices (một cây cầu tượng trưng cho sự không chung thủy) khi những người đàn bà phấn son coi tình yêu như những trò chơi, những màn diễn trên sân khấu kịch của cuộc đời bị ném xuống dòng sông sâu thẳm bên dưới.
Người đàn ông oán trách về sự phũ phàng của người phụ nữ anh yêu, người đã chạy theo sự phù phiếm của cuộc đời, để lại trong anh một cuộc đời trống hoác với một đứa con gái không đủ bù lấp sự hụt hẫng của một tình yêu sâu nặng. Hồi ức trở về qua những cuộc gặp gỡ ở quán cafe de Flore hay những buổi đi dã ngoại với thời tiết tuyệt đẹp, bầu trời thiên nhiên đầy sức sống, những khuôn mặt cười hạnh phúc.
Ở đó, cuộc sống như một giấc mơ, nơi thế giới dường như đối với họ không có bóng tối, không có những trăn trở thường nhật, chỉ có tình yêu, được thắp sáng vĩnh cửu. Nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh giống như Trịnh Công Sơn từng viết: “Có những lần nằm nghe tiếng cười nhưng chỉ là mơ thôi”.
“… Maintenant que deviennent
Que deviennent les valses de Vienne?
Dis-moi qu’est-ce que t’as fait
Pendant ces années?
Si les mots sont les mêmes
Dis-moi si tu m’aimes…
Maintenant que deviennent
Que deviennent les valses de Vienne?
Et les volets qui grincent
D’un château de province?
Aujourd’hui quand tu danses
Dis, à quoi tu penses?”
“… Bây giờ đã ra sao
Những điệu Valses ở Viên năm cũ
Hãy nói với anh em đã làm gì
Suốt những năm tháng đó
Nếu những câu từ vẫn còn nguyên vẹn
Nói anh nghe, liệu em có còn yêu anh…
Bây giờ đã ra sao
Những điệu Valses ở Viên năm cũ
Những khung cửa sắt đã cọt kẹt đóng
Của lâu đài nơi một vùng quê
Ngày hôm nay, khi đang khiêu vũ
Hãy nói anh nghe, em nghĩ gì?”
Âm nhạc đổi nhịp qua điệp khúc với những câu hỏi day dứt của một trái tim tan vỡ: “Em còn nhớ hay em đã quên”. Tình yêu đến với sự đồng ý và yêu thương của cả hai người nhưng khi tan vỡ, chỉ cần một người dứt áo ra đi, còn người kia ở lại trong những hàng lệ chảy dài không dứt, những nỗi buồn khôn nguôi và sự lo lắng đã thành thói quen. Nỗi buồn trong hạnh ngộ có thể mơ thấy trong những giấc mơ khiến khuôn mặt người đàn ông tan tác, trái tim không còn nguyên vẹn, những mảnh rách của tâm hồn mãi không thể khâu vá, những hoài niệm cứ trở về trong những tiếng thở dài, trong khói thuốc, trong tiếng violin kêu sầu.
Tiết tấu nhạc nhanh không làm cho nỗi buồn vơi đi mà chỉ làm cho điệu Valse được chơi nhanh hơn. Trong những cái chớp mắt, người đàn ông nhìn thấy quá khứ, nhìn thấy nụ cười, thấy cô gái đang trong vòng tay mình nhảy điệu Valse thành Vienna đầy hạnh phúc, khuôn mặt cười như mùa hạ. Rồi lại một ánh chớp khác là hiện tại khi cô gái trong vòng tay đang nhảy với người đàn ông khác. Khi đã kiệt sức trong nỗi buồn bất tận vì một thực tế không cần trả lời, bản nhạc xoay lại những nhịp độ ban đầu.
“… Dans la Rome antique
Errent les romantiques
Les amours infidèles
S’écrivent sur logiciels
Du fond de la nuit
Remontent l’ennui
Et nos chagrins de mômes
Dans les pages du Grand Meaulnes…”
“… Tại thành Rome cổ kính
Những lãng mạn vẫn còn vấn vương
Và những cuộc tình không chung thủy
Dường như đã được lập trình
Từ sâu thẳm của màn đêm
Cứ dâng lên sự buồn chán
Và những u sầu thời ta còn thơ dại
Vẫn còn mãi trên trang sách Grand Maulnes…”
Một lần nữa, tác giả hay người đàn ông lại quay quắt trong nỗi dằn vặt của sự không chung thủy. Trong phim Fanfan, nhân vật của Sophie Marceau là một người tình sâu nặng. Cô yêu hết mình nhưng trớ trêu thay, chàng trai kia đã dự định lấy một phụ nữ khác. Trong tình huống như vậy, người đàn ông trong phim đã phản bội hai người phụ nữ.
Cả bản nhạc là những giai điệu nhanh, giọng của ca sĩ ấm vang và đều trên nền violin để từ đó một điệu Valse của hoài niệm được hình thành, được biểu diễn trong sự khắc khoải của tình yêu, sự đau khổ của cuộc đời trong những nụ cười đã trở thành ký ức xa xôi. Một bản nhạc giàu tính biểu cảm và cảm xúc đến từ bài hát sẽ không đến với người nghe ngay lần đầu tiên mà ngấm dần trong những mạch ngầm sâu kín của trải nghiệm, của những va vấp trong đời sống tình cảm.
Trong cái buồn khổ của một người đàn ông mất đi người mình yêu thương hết mực, vẻ đẹp của những hình ảnh ẩn dụ được tạo ra dẫn người nghe vào một thế giới châu Âu cổ kính, lãng mạn, giàu chất thơ, giàu nhạc điệu và rất buồn. Chính không khí ấy là một nét đặc sắc. Les Valses de Vienne chỉ là một bản pop ballad dựa trên giai điệu của một điệu nhảy đơn giản nhưng trong đó thấy được những bản nhạc cổ điển của Mozart, của Beethoven mà khi nghe, âm giai như vọng về từ đâu đó xa xôi, như một tiếng dội của quá khứ, của những lâu đài chìm khuất trong sương sớm.
Valse là điệu nhạc hầu như ai cũng từng nghe nói đến hoặc từng thấy vì tính phổ biến và sự dễ dàng để thực hành. Với sự ôm sát của cơ thể người nam và người nữ trong nhịp xoay vòng nhanh, điệu nhạc đã trở thành cảm hứng để các nhạc sĩ viết nên những tác phẩm đầy tình cảm.Bất kỳ ai từng xem bộ phim Fanfan, có nữ diễn viên xinh đẹp Sophie Marceau tham gia, đều ấn tượng bởi cảnh quay trong phòng kiêu vũ. Dưới âm nhạc của điệu Valse, minh tinh Pháp mặc chiếc đầm trắng như váy cưới, ôm lấy chàng trai của mình, khuôn mặt hạnh phúc. Họ nhảy bên nhau điệu Valse kéo dài mãi. Những cú máy quay từ trên cao xuống ghi lại khuôn mặt Sophie đang ngước lên với đôi mắt sáng ngời như nhìn thấy tình yêu bất tận.
Les Valses de Vienne là bản nhạc được thu âm vào năm 1989 bởi ca sĩ người Pháp François Feldman, đứng thứ 38 khi mới phát hành và đứng thứ nhất trong 4 tuần liên tiếp trên bảng xếp hạng âm nhạc ở Pháp. Những con số không nói lên cảm xúc nhưng đủ khiến người nghe tò mò để tìm hiểu một bản nhạc Pháp.
Khi nghe, ta tự hỏi tại sao một bản nhạc với tiết tấu không hề phức tạp, không có sự cầu kỳ của nhạc cụ lại có thể trở nên được yêu thích như vậy. Ngoài việc có giai điệu đẹp, dễ nghe và tạo ra những cảm xúc nhất định cho bất kỳ ai kể cả những người không hiểu tiếng Pháp, bản nhạc còn có một thứ khác rất “Pháp” khiến cho những người Pháp hay những người yêu Pháp thích thú, là sự chơi chữ của lời bài hát.
Những hình ảnh ẩn dụ xuất hiện trong bài hát là những vần thơ theo đúng tinh thần của Pháp, tinh thần của Baudelaire, của Rimbaud, có một chút siêu thực, một chút u sầu, một chút mỉa mai, một chút châm biếm, một chút lãng tử...
“… Du pont des supplices
Tombent les actrices
Et dans leurs yeux chromés
Le destin s’est brouillé
Au café de Flore
La faune et la flore
On allume le monde
Dans une fumée blonde…”
“… Rơi từ cây cầu của đau khổ
Những nữ diễn viên bội bạc
Và trong đôi mắt kẻ màu bạc
Đệnh mệnh đã nhạt nhoà
Từ quán cà phê Flore
Ta thắp sáng nên cả thế giới
Nơi có đồng nội và hoa cỏ
Trong màn khói thuốc mờ vàng…”
Ngay khổ đầu tiên, tiếng dâng lên của violin trong day dứt của hợp âm bị chặt mạnh trên khuông đàn như xuất hiện nỗi buồn u uẩn. Sự rộn ràng giả điệu ban đầu như càng làm tăng thêm đau thương của nhân vật. Trong tiếng hát buồn bã, nhân vật đã dùng đến hình ảnh Pont des Supplices (một cây cầu tượng trưng cho sự không chung thủy) khi những người đàn bà phấn son coi tình yêu như những trò chơi, những màn diễn trên sân khấu kịch của cuộc đời bị ném xuống dòng sông sâu thẳm bên dưới.
Người đàn ông oán trách về sự phũ phàng của người phụ nữ anh yêu, người đã chạy theo sự phù phiếm của cuộc đời, để lại trong anh một cuộc đời trống hoác với một đứa con gái không đủ bù lấp sự hụt hẫng của một tình yêu sâu nặng. Hồi ức trở về qua những cuộc gặp gỡ ở quán cafe de Flore hay những buổi đi dã ngoại với thời tiết tuyệt đẹp, bầu trời thiên nhiên đầy sức sống, những khuôn mặt cười hạnh phúc.
Ở đó, cuộc sống như một giấc mơ, nơi thế giới dường như đối với họ không có bóng tối, không có những trăn trở thường nhật, chỉ có tình yêu, được thắp sáng vĩnh cửu. Nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh giống như Trịnh Công Sơn từng viết: “Có những lần nằm nghe tiếng cười nhưng chỉ là mơ thôi”.
“… Maintenant que deviennent
Que deviennent les valses de Vienne?
Dis-moi qu’est-ce que t’as fait
Pendant ces années?
Si les mots sont les mêmes
Dis-moi si tu m’aimes…
Maintenant que deviennent
Que deviennent les valses de Vienne?
Et les volets qui grincent
D’un château de province?
Aujourd’hui quand tu danses
Dis, à quoi tu penses?”
“… Bây giờ đã ra sao
Những điệu Valses ở Viên năm cũ
Hãy nói với anh em đã làm gì
Suốt những năm tháng đó
Nếu những câu từ vẫn còn nguyên vẹn
Nói anh nghe, liệu em có còn yêu anh…
Bây giờ đã ra sao
Những điệu Valses ở Viên năm cũ
Những khung cửa sắt đã cọt kẹt đóng
Của lâu đài nơi một vùng quê
Ngày hôm nay, khi đang khiêu vũ
Hãy nói anh nghe, em nghĩ gì?”
Âm nhạc đổi nhịp qua điệp khúc với những câu hỏi day dứt của một trái tim tan vỡ: “Em còn nhớ hay em đã quên”. Tình yêu đến với sự đồng ý và yêu thương của cả hai người nhưng khi tan vỡ, chỉ cần một người dứt áo ra đi, còn người kia ở lại trong những hàng lệ chảy dài không dứt, những nỗi buồn khôn nguôi và sự lo lắng đã thành thói quen. Nỗi buồn trong hạnh ngộ có thể mơ thấy trong những giấc mơ khiến khuôn mặt người đàn ông tan tác, trái tim không còn nguyên vẹn, những mảnh rách của tâm hồn mãi không thể khâu vá, những hoài niệm cứ trở về trong những tiếng thở dài, trong khói thuốc, trong tiếng violin kêu sầu.
Tiết tấu nhạc nhanh không làm cho nỗi buồn vơi đi mà chỉ làm cho điệu Valse được chơi nhanh hơn. Trong những cái chớp mắt, người đàn ông nhìn thấy quá khứ, nhìn thấy nụ cười, thấy cô gái đang trong vòng tay mình nhảy điệu Valse thành Vienna đầy hạnh phúc, khuôn mặt cười như mùa hạ. Rồi lại một ánh chớp khác là hiện tại khi cô gái trong vòng tay đang nhảy với người đàn ông khác. Khi đã kiệt sức trong nỗi buồn bất tận vì một thực tế không cần trả lời, bản nhạc xoay lại những nhịp độ ban đầu.
“… Dans la Rome antique
Errent les romantiques
Les amours infidèles
S’écrivent sur logiciels
Du fond de la nuit
Remontent l’ennui
Et nos chagrins de mômes
Dans les pages du Grand Meaulnes…”
“… Tại thành Rome cổ kính
Những lãng mạn vẫn còn vấn vương
Và những cuộc tình không chung thủy
Dường như đã được lập trình
Từ sâu thẳm của màn đêm
Cứ dâng lên sự buồn chán
Và những u sầu thời ta còn thơ dại
Vẫn còn mãi trên trang sách Grand Maulnes…”
Một lần nữa, tác giả hay người đàn ông lại quay quắt trong nỗi dằn vặt của sự không chung thủy. Trong phim Fanfan, nhân vật của Sophie Marceau là một người tình sâu nặng. Cô yêu hết mình nhưng trớ trêu thay, chàng trai kia đã dự định lấy một phụ nữ khác. Trong tình huống như vậy, người đàn ông trong phim đã phản bội hai người phụ nữ.
Cả bản nhạc là những giai điệu nhanh, giọng của ca sĩ ấm vang và đều trên nền violin để từ đó một điệu Valse của hoài niệm được hình thành, được biểu diễn trong sự khắc khoải của tình yêu, sự đau khổ của cuộc đời trong những nụ cười đã trở thành ký ức xa xôi. Một bản nhạc giàu tính biểu cảm và cảm xúc đến từ bài hát sẽ không đến với người nghe ngay lần đầu tiên mà ngấm dần trong những mạch ngầm sâu kín của trải nghiệm, của những va vấp trong đời sống tình cảm.
Trong cái buồn khổ của một người đàn ông mất đi người mình yêu thương hết mực, vẻ đẹp của những hình ảnh ẩn dụ được tạo ra dẫn người nghe vào một thế giới châu Âu cổ kính, lãng mạn, giàu chất thơ, giàu nhạc điệu và rất buồn. Chính không khí ấy là một nét đặc sắc. Les Valses de Vienne chỉ là một bản pop ballad dựa trên giai điệu của một điệu nhảy đơn giản nhưng trong đó thấy được những bản nhạc cổ điển của Mozart, của Beethoven mà khi nghe, âm giai như vọng về từ đâu đó xa xôi, như một tiếng dội của quá khứ, của những lâu đài chìm khuất trong sương sớm.
Chỉnh sửa lần cuối: