vkc
Well-Known Member
LCD tốc độ đáp ứng 120 Hz có thật sự hữu ích?
TV có tốc độ đáp ứng cao sẽ hạn chế được hiệu ứng bóng mờ, tình trạng giật hình cũng được cải thiện, do tốc độ khung hình tiêu chuẩn của phim được giữ nguyên theo tỷ lệ.
Tốc độ đáp ứng ở TV là số lần màn hình được quét trong một giây. Ảnh: HDTV.
Tốc độ đáp ứng (Refresh Rate) ở TV hay màn hình được hiểu là số lần màn hình được quét trong một giây. Đi song song với nó là tốc độ khung hình (Frame Rate). số bức ảnh tĩnh xuất hiện trong một giây. Thông thường, video trên TV chế độ NTSC có tốc độ 30 khung hình mỗi giây, chế độ PAL hay SECAM là 25 khung hình/giây. Phim nhựa quay ở tốc độ 24 khung hình/giây.
Như vậy, video phát triển TV và phim nhựa bị "vênh" nhau về tốc độ quét hình. Do đó, nếu phát phim nhựa lên TV sẽ gặp vấn đề về tính tương thích khung hình khi hai định dạng chênh lệch nhau tới gần 5 đơn vị. Để giải quyết vấn đề này, người ta nghĩ ra một giải thuật phát bù tỷ lệ 3:2 (3:2 pull down), bù thêm một số khung hình khi phát phim trên TV để lấp chỗ trống. Chẳng hạn, khi phim có 4 khung hình là ABCD, thì khi chuyển sang phát trên TV, người ta thêm một khung hình thành ABBCD. Nhưng chính việc bù khung hình này sẽ tạo nên cái gọi là hiệu ứng giật hình (judder).
Hiệu ứng giật hình (judder) sinh ra khi chuyển đổi phim sang video để phát. Nó tương tự như việc người cầm camera quay giật cục thay vì phải quay từ từ.
Màn hình ViewSonic VX2265wm có tốc độ quét hình 120 Hz. Ảnh: IT Technews.
Có thể thấy ngay lợi thế của việc xem phim nhựa trên những màn hình có tốc độ đáp ứng 120 Hz. Hầu hết LCD thông thường thường có tốc độ đáp ứng 60 Hz. 60 không chia hết cho 24, chính vì thế mà khi chiếu phim nhựa (chẳng hạn phim Hollywood trên HBO, Cinemax…) lên TV 60Hz, buộc phải áp dụng giải thuật bù hình 3:2 để giải quyết vấn đề tương thích tốc độ khung hình. Và nhược điểm của giải thuật này, như đã thấy, là giật hình.
Nhưng ở các màn hình có tốc độ đáp ứng 120 Hz thì khác. Do 120 là bội số của 24 nên phim trình chiếu trên các màn hình này được thể hiện nguyên ở tốc độ khung hình tiêu chuẩn theo tỷ lệ ban đầu, không gây ra hiệu ứng giật hình như đối với TV 60 Hz.
Như đã biết, các LCD thông thường đều có tốc độ đáp ứng chỉ 60 Hz. Mặc dù là thông số tiêu chuẩn trên hầu hết các TV LCD hay màn hình máy tính, nhưng rõ ràng tốc độ này cũng có những bất cập của riêng mình.
Ngoài vấn đề hiệu ứng giật hình đối với phim nhựa thì đối với những hình ảnh chuyển động nhanh, tốc độ đáp ứng thấp sẽ phát sinh ra sự nhòe hình. Ở tình trạng này, vệt mờ nhỏ sẽ xuất hiện do tốc độ chuyển đổi tỷ lệ khung hình trên LCD không theo kịp với tốc độ phim ảnh, như phim hành động hay các chương trình thể thao chẳng hạn.
Các nhà sản xuất vì thế đã đau đầu trong việc giảm thiểu tác động của những hiệu ứng này. Một trong các nỗ lực là việc đẩy tốc độ đáp ứng lên 120 Hz, biến tốc độ đáp ứng này thành tính năng tiêu chuẩn trong các dòng LCD cao cấp.
TV Samsung LN52A650 có tốc độ đáp ứng 120 Hz. Ảnh: Bestlcdtv.
Tốc độ đáp ứng ngoài việc giải quyết bài toán giật hình hiệu quả, hiệu ứng bóng mờ dù có được giảm thiểu nhưng cũng để lại những hậu quả không mong muốn nhất định. Tốc độ đáp ứng nhanh dẫn tới thông tin nền cho việc hiển thị hình ảnh được cung cấp nhiều hơn, dẫn tới khả năng xuất hiện nhiễu nhiều hơn. Để giải quyết vấn đề này, công nghệ làm phim hậu kỳ áp dụng một số thủ thuật làm mịn (tương tự như việc làm mịn da mặt trên Photoshop). Và thủ thuật làm mịn đôi lúc đã khiến cho hình ảnh thiếu chiều sâu, chưa kể hình ảnh trở nên nhẵn bóng một cách giả tạo (hiệu ứng plastic).
Vì vậy, hiện thời tốc độ đáp ứng 120 Hz chỉ phát huy hết tác dụng đối với các chương trình thiên tốc độ như phim hành động, thể thao hay chơi game… Còn đối với một số trường hợp, tốc độ "rùa" 60 Hz nhiều khi lại cho hình ảnh thật và đẹp hơn "thỏ" 120 Hz. Thật may mắn, hiện rất nhiều nhà sản xuất LCD (như Samsung) đã cho phép người dùng có thể kích hoạt hay tắt tính năng 120 Hz, hoặc chuyển đổi qua lại giữa hai tốc độ một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, không vì thế mà các nhà sản xuất ngập ngừng trong cuộc đua tốc độ đáp ứng. Gần đây, tại triển lãm CES 2009, một số nhà sản xuất bắt đầu giới thiệu màn hình LED với tốc độ lên tới 240 Hz. Không cần biết liệu tốc độ này có thực sự cải thiện chất lượng hình ảnh được hay không, nhưng họ đã biết đánh trúng tâm lý ưa đổi mới công nghệ của khách hàng. Trước cuộc cạnh tranh gay gắt thị phần LCD chỉ bằng thông số kỹ thuật, chắc chắn lời quảng cáo "giã từ nhòe hình với tốc độ đáp ứng siêu tốc 240 Hz" sẽ tác động không nhỏ đến quyết định mua hàng.
Nguyễn Hà
www.sohoa.net
TV có tốc độ đáp ứng cao sẽ hạn chế được hiệu ứng bóng mờ, tình trạng giật hình cũng được cải thiện, do tốc độ khung hình tiêu chuẩn của phim được giữ nguyên theo tỷ lệ.
Tốc độ đáp ứng ở TV là số lần màn hình được quét trong một giây. Ảnh: HDTV.
Tốc độ đáp ứng (Refresh Rate) ở TV hay màn hình được hiểu là số lần màn hình được quét trong một giây. Đi song song với nó là tốc độ khung hình (Frame Rate). số bức ảnh tĩnh xuất hiện trong một giây. Thông thường, video trên TV chế độ NTSC có tốc độ 30 khung hình mỗi giây, chế độ PAL hay SECAM là 25 khung hình/giây. Phim nhựa quay ở tốc độ 24 khung hình/giây.
Như vậy, video phát triển TV và phim nhựa bị "vênh" nhau về tốc độ quét hình. Do đó, nếu phát phim nhựa lên TV sẽ gặp vấn đề về tính tương thích khung hình khi hai định dạng chênh lệch nhau tới gần 5 đơn vị. Để giải quyết vấn đề này, người ta nghĩ ra một giải thuật phát bù tỷ lệ 3:2 (3:2 pull down), bù thêm một số khung hình khi phát phim trên TV để lấp chỗ trống. Chẳng hạn, khi phim có 4 khung hình là ABCD, thì khi chuyển sang phát trên TV, người ta thêm một khung hình thành ABBCD. Nhưng chính việc bù khung hình này sẽ tạo nên cái gọi là hiệu ứng giật hình (judder).
Hiệu ứng giật hình (judder) sinh ra khi chuyển đổi phim sang video để phát. Nó tương tự như việc người cầm camera quay giật cục thay vì phải quay từ từ.
Màn hình ViewSonic VX2265wm có tốc độ quét hình 120 Hz. Ảnh: IT Technews.
Có thể thấy ngay lợi thế của việc xem phim nhựa trên những màn hình có tốc độ đáp ứng 120 Hz. Hầu hết LCD thông thường thường có tốc độ đáp ứng 60 Hz. 60 không chia hết cho 24, chính vì thế mà khi chiếu phim nhựa (chẳng hạn phim Hollywood trên HBO, Cinemax…) lên TV 60Hz, buộc phải áp dụng giải thuật bù hình 3:2 để giải quyết vấn đề tương thích tốc độ khung hình. Và nhược điểm của giải thuật này, như đã thấy, là giật hình.
Nhưng ở các màn hình có tốc độ đáp ứng 120 Hz thì khác. Do 120 là bội số của 24 nên phim trình chiếu trên các màn hình này được thể hiện nguyên ở tốc độ khung hình tiêu chuẩn theo tỷ lệ ban đầu, không gây ra hiệu ứng giật hình như đối với TV 60 Hz.
Như đã biết, các LCD thông thường đều có tốc độ đáp ứng chỉ 60 Hz. Mặc dù là thông số tiêu chuẩn trên hầu hết các TV LCD hay màn hình máy tính, nhưng rõ ràng tốc độ này cũng có những bất cập của riêng mình.
Ngoài vấn đề hiệu ứng giật hình đối với phim nhựa thì đối với những hình ảnh chuyển động nhanh, tốc độ đáp ứng thấp sẽ phát sinh ra sự nhòe hình. Ở tình trạng này, vệt mờ nhỏ sẽ xuất hiện do tốc độ chuyển đổi tỷ lệ khung hình trên LCD không theo kịp với tốc độ phim ảnh, như phim hành động hay các chương trình thể thao chẳng hạn.
Các nhà sản xuất vì thế đã đau đầu trong việc giảm thiểu tác động của những hiệu ứng này. Một trong các nỗ lực là việc đẩy tốc độ đáp ứng lên 120 Hz, biến tốc độ đáp ứng này thành tính năng tiêu chuẩn trong các dòng LCD cao cấp.
TV Samsung LN52A650 có tốc độ đáp ứng 120 Hz. Ảnh: Bestlcdtv.
Tốc độ đáp ứng ngoài việc giải quyết bài toán giật hình hiệu quả, hiệu ứng bóng mờ dù có được giảm thiểu nhưng cũng để lại những hậu quả không mong muốn nhất định. Tốc độ đáp ứng nhanh dẫn tới thông tin nền cho việc hiển thị hình ảnh được cung cấp nhiều hơn, dẫn tới khả năng xuất hiện nhiễu nhiều hơn. Để giải quyết vấn đề này, công nghệ làm phim hậu kỳ áp dụng một số thủ thuật làm mịn (tương tự như việc làm mịn da mặt trên Photoshop). Và thủ thuật làm mịn đôi lúc đã khiến cho hình ảnh thiếu chiều sâu, chưa kể hình ảnh trở nên nhẵn bóng một cách giả tạo (hiệu ứng plastic).
Vì vậy, hiện thời tốc độ đáp ứng 120 Hz chỉ phát huy hết tác dụng đối với các chương trình thiên tốc độ như phim hành động, thể thao hay chơi game… Còn đối với một số trường hợp, tốc độ "rùa" 60 Hz nhiều khi lại cho hình ảnh thật và đẹp hơn "thỏ" 120 Hz. Thật may mắn, hiện rất nhiều nhà sản xuất LCD (như Samsung) đã cho phép người dùng có thể kích hoạt hay tắt tính năng 120 Hz, hoặc chuyển đổi qua lại giữa hai tốc độ một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, không vì thế mà các nhà sản xuất ngập ngừng trong cuộc đua tốc độ đáp ứng. Gần đây, tại triển lãm CES 2009, một số nhà sản xuất bắt đầu giới thiệu màn hình LED với tốc độ lên tới 240 Hz. Không cần biết liệu tốc độ này có thực sự cải thiện chất lượng hình ảnh được hay không, nhưng họ đã biết đánh trúng tâm lý ưa đổi mới công nghệ của khách hàng. Trước cuộc cạnh tranh gay gắt thị phần LCD chỉ bằng thông số kỹ thuật, chắc chắn lời quảng cáo "giã từ nhòe hình với tốc độ đáp ứng siêu tốc 240 Hz" sẽ tác động không nhỏ đến quyết định mua hàng.
Nguyễn Hà
www.sohoa.net