ICTnews - Lần đầu tiên một trung tâm kinh doanh game và truy cập Internet ở Việt Nam bị cơ quan chức năng thanh tra bản quyền.
Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra hơn 100 máy tính tại Cyzone và phát hiện số lượng lớn các phần mềm Microsoft Windows XP không có bản quyền được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh internet và chơi game.
Ông Vũ Thành Công, Giám đốc Công ty TNHH Máy tính và Giải trí Kỹ thuật số Việt Nam thừa nhận đã sao chép trái phép phần mềm Window XP vào máy chủ có liên thông với 160 máy trạm. Ông Công cũng cho biết công ty đang tiến hành các thủ tục để sớm mua các phần mềm có bản quyền để hợp thức hóa các phần mềm không có bản quyền này.
Đây là cửa hàng kinh doanh dịch vụ chơi game và truy cập Internet đầu tiên tại Việt Nam bị cơ quan chức năng tiến hành thanh tra việc sử dụng bản quyền phần mềm. Trước đó, các đối tượng bị thanh tra việc sử dụng bản quyền phần mềm chủ yếu là các doanh nghiệp (trong nước, liên doanh, và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) hoạt động những lĩnh vực khác.
“Các hoạt động thanh tra sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới, không chỉ nhắm vào các doanh nghiệp mà cả các cửa hàng kinh doanh Internet và game online”, ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nói. “Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thanh tra không chỉ các công ty lớn mà cả các công ty nhỏ thuộc các loại ngành nghề khác nhau trong thời gian tới”, ông cho biết thêm.
Vụ thanh tra này bản quyền là lời nhắc nhở các cửa hàng game online và Internet, còn được gọi phổ biến là tiệm Net. Đặc biệt, hoạt động này diễn ra sau khi hãng phần mềm Microsoft vừa đưa ra chương trình iCafe giảm giá tới 70% hệ điều hành Windows và phần mềm văn phòng Office cho các tiệm net ở Việt Nam. Hiện cả nước có hàng chục ngàn tiệm Net đang kinh doanh dịch vụ chơi game trực tuyến và truy cập Internet.
Duy An
Nguồn: http://www.ictnews.vn/Home/phan-mem...-quyen-tiem-Net/2009/10/2VCMS1621870/View.htm
Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội kiểm tra việc sử dụng bản quyền phần mềm tại trung tâm chơi game Cyzone. Ảnh N.Hoa
Hôm nay, ngày 23/10, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tiến hành kiểm tra việc sử dụng phần mềm máy tính tại Cyzone, trung tâm chơi game lớn ở Hà Nội thuộc sở hữu của Công ty TNHH Máy tính và Giải trí Kỹ thuật số Việt Nam.Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra hơn 100 máy tính tại Cyzone và phát hiện số lượng lớn các phần mềm Microsoft Windows XP không có bản quyền được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh internet và chơi game.
Ông Vũ Thành Công, Giám đốc Công ty TNHH Máy tính và Giải trí Kỹ thuật số Việt Nam thừa nhận đã sao chép trái phép phần mềm Window XP vào máy chủ có liên thông với 160 máy trạm. Ông Công cũng cho biết công ty đang tiến hành các thủ tục để sớm mua các phần mềm có bản quyền để hợp thức hóa các phần mềm không có bản quyền này.
Đây là cửa hàng kinh doanh dịch vụ chơi game và truy cập Internet đầu tiên tại Việt Nam bị cơ quan chức năng tiến hành thanh tra việc sử dụng bản quyền phần mềm. Trước đó, các đối tượng bị thanh tra việc sử dụng bản quyền phần mềm chủ yếu là các doanh nghiệp (trong nước, liên doanh, và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) hoạt động những lĩnh vực khác.
“Các hoạt động thanh tra sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới, không chỉ nhắm vào các doanh nghiệp mà cả các cửa hàng kinh doanh Internet và game online”, ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nói. “Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thanh tra không chỉ các công ty lớn mà cả các công ty nhỏ thuộc các loại ngành nghề khác nhau trong thời gian tới”, ông cho biết thêm.
Vụ thanh tra này bản quyền là lời nhắc nhở các cửa hàng game online và Internet, còn được gọi phổ biến là tiệm Net. Đặc biệt, hoạt động này diễn ra sau khi hãng phần mềm Microsoft vừa đưa ra chương trình iCafe giảm giá tới 70% hệ điều hành Windows và phần mềm văn phòng Office cho các tiệm net ở Việt Nam. Hiện cả nước có hàng chục ngàn tiệm Net đang kinh doanh dịch vụ chơi game trực tuyến và truy cập Internet.
Duy An
Nguồn: http://www.ictnews.vn/Home/phan-mem...-quyen-tiem-Net/2009/10/2VCMS1621870/View.htm