Lại một bê bối rúng động ngành chip nhớ Trung Quốc: Sản phẩm ‘cây nhà lá vườn’ bị nghi là công ty Mỹ ngụy trang

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Sự kiện có nguy cơ trở thành bê bối mới nhất làm lu mờ danh tiếng chip nội địa Trung.

tim-hieu-ve-chip-intel-uu-nhuoc-diem-cua-chip-intel-760x367-1685591597329-16855915984421699006262.jpeg

Theo báo cáo được trang tin công nghệ trực tuyến Tom's Hardware trích dẫn, một con chip “cây nhà lá vườn” của nhà sản xuất phần cứng máy tính Trung Quốc bị nghi là sản phẩm ngụy trang của Intel.

Cụ thể, các thông số chính của CPU Powerstar P3-01105 của công ty Powerleader có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) giống hệt CPU Core i3-10105 Comet Lake của Intel. Báo cáo được thực hiện bởi Geekbench, sau đó trích dẫn lại bởi Tom’s Hardware và SCMP. Hiện SCMP chưa thể xác minh chính xác liệu chip Powerleader có thực sự là một vi mạch Intel ngụy trang hay không.

Powerleader có trụ sở tại Thâm Quyến, vốn không có thành tích nào trong việc phát triển chất bán dẫn, hiện vẫn giữ im lặng. Các cuộc gọi đến trụ sở chính của nó tại Thâm Quyến đều không nhận được hồi âm.

Theo SCMP, phát hiện của Geekbench đã được rất nhiều các phương tiện truyền thông Trung Quốc và nước ngoài trích dẫn. Nếu đúng là như vậy, sự kiện này sẽ trở thành bê bối mới nhất làm lu mờ danh tiếng chip nội địa Trung.

Trước đó, vụ chip Hanxin khét tiếng hồi năm 2006 cũng dấy lên nhiều lo ngại xoay quanh nguồn gốc thực sự của chất bán dẫn Trung Quốc. Điều tra chính phủ cho thấy nhà phát triển loạt chip Hanxin, Chen Jin của Đại học Giao thông danh tiếng Thượng Hải, đã phạm tội giả mạo và lừa đảo nghiêm trọng.

Hanxin, một con chip của Trung Quốc, ban đầu được ca ngợi là dự án đưa Thượng Hải trở thành một trong những trung tâm sản xuất chip hàng đầu thế giới. Dự án được tài trợ bởi một chương trình đặc biệt nhằm nuôi dưỡng các cơ sở khoa học và công nghệ lớn.

Chen Jin, “cha đẻ của chip Trung Quốc” đã sử dụng sản phẩm của một hãng nước ngoài để thắng bằng được gói thầu béo bở năm 2003, sau đó rầm rộ quảng bá loại “hàng rởm” như là niềm tự hào dân tộc. Theo các nhà khoa học và nghiên cứu Trung Quốc lúc bấy giờ, vụ việc của Chen chỉ là một trong vô số các vấn nạn cướp ý tưởng, đạo văn và hối lộ.

Gần 120 nhà khoa học Trung Quốc sống ở Mỹ sau đó đã viết một bức thư ngỏ gửi tới Bộ Khoa học, than phiền rằng các chuẩn mực trong nghiên cứu Trung Quốc đang thấp kỷ lục và gây ảnh hưởng đến danh tiếng quốc gia về mặt khoa học.

“Thực tế có thể còn tệ hơn thế, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội”, Fang Zhouzi, một nhà nghiên cứu sinh học làm việc tại Bắc Kinh nói.

Lại một bê bối rúng động ngành chip nhớ Trung Quốc: Sản phẩm ‘cây nhà lá vườn’ bị nghi là công ty Mỹ ngụy trang, thành tựu suốt nhiều năm có nguy cơ sụp đổ - Ảnh 2.
Một con chip “cây nhà lá vườn” của nhà sản xuất phần cứng máy tính Trung Quốc bị nghi là sản phẩm ngụy trang của Intel.​

Quay trở lại với câu chuyện của Powerleader. Công ty sản xuất máy chủ và máy tính cá nhân cho người dùng công nghiệp từ năm 1997 này trước đó đã thông báo trong một cuộc họp báo vào ngày 7 tháng 5 về việc phát hành CPU Powerstar thế hệ đầu tiên. Công nghệ này được phát triển dựa trên x86 sao cho tương thích với các ứng dụng của “chính phủ, giáo dục, năng lượng, công nghiệp, tài chính, chăm sóc sức khỏe, trò chơi và bán lẻ”.

Phía Powerleader cũng ra mắt máy tính cá nhân để bàn được trang bị chip Powerstar. Chúng được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau ở tỉnh Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Hà Bắc, Quảng Tây, Thiểm Tây, Giang Tô và Bắc Kinh.

x86 của Intel là một họ các kiến trúc máy tính phức tạp. Hầu hết máy tính để bàn và máy tính xách tay trên thị trường đều dựa trên các phiên bản khác nhau của x86. Trước khi công bố sáng kiến phát triển Powerstar, Powerleader cũng sử dụng chip Intel trên các sản phẩm của mình.

Theo SCMP, Trung Quốc đã cố gắng trong nhiều năm để phát triển IC của riêng mình, song luôn bị hạn chế bởi một số rào cản, chẳng hạn như thiếu tài sản trí tuệ (IP) và kiến trúc tập lệnh. Kết quả, kiến trúc x86 của Intel thống trị thị trường máy tính, trong khi kiến trúc của công ty thiết kế chip Arm của Anh dẫn đầu lĩnh vực thiết bị di động.

Trong một số trường hợp, các công ty Trung Quốc phải mua thiết kế chip từ các công ty nước ngoài. Vào năm 2016, nhà sản xuất chip Advanced Micro Devices đã nhận được sự chấp thuận của Washington để cấp phép thiết kế bộ xử lý Zen x86 thế hệ đầu tiên cho nhà thiết kế chip Trung Quốc Haiguang. Kết quả là hệ thống trên chip có tên Hygon Dhyana.

Được biết, công ty bán dẫn Fabless Zhaoxin, được thành lập vào năm 2013 dưới hình thức liên doanh giữa VIA Technologies và chính quyền thành phố Thượng Hải, sản xuất CPU máy tính để bàn và máy tính xách tay tương thích với x86 cho thị trường nội địa. Trong khi đó, CPU Jintide của Montage Technology cũng được phát triển dựa trên IP x86 độc quyền của Intel. Một số điều chỉnh đã được thực hiện để đảm bảo an toàn cho quá trình xử lý dữ liệu.

Dẫu vậy, không thể phủ nhận rằng các công ty công nghệ Trung Quốc đã rất nỗ lực trong việc thay thế chip phương Tây và một số thành phần liên quan. Ví dụ, tập đoàn ô tô Quảng Châu, một nhà sản xuất xe điện thuộc sở hữu nhà nước, cho biết hồi tháng 2 rằng họ muốn mua khoảng 1.000 con chip từ các nhà cung cấp Trung Quốc dù hiện đang mua tới 90% từ nước ngoài.

“Mục tiêu hiện nay ở Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực là phi Mỹ hóa chuỗi cung ứng”, Paul Triolo, phó Chủ tịch cấp cao về Trung Quốc tại Albright Stonebridge Group, một công ty chiến lược, cho biết.

Theo The New York Times, hàng chục công ty chip Trung Quốc đang hoàn thiện kế hoạch huy động vốn thông qua IPO trong năm nay. Nhà sản xuất chip lớn thứ hai của Trung Quốc, Hua Hong Semiconductor, nằm trong danh sách này.

Phía Bắc Kinh cũng kích hoạt một quỹ nhà nước chuyên rót tiền vào các nhà cung cấp vật liệu và thiết bị chip. Khoản trợ cấp mới nhằm mục đích loại bỏ dần các linh kiện phương Tây ra khỏi chuỗi cung ứng. Ngoài ra, thành phố phía nam Quảng Châu cũng dành hơn 21 tỷ USD cho các dự án bán dẫn và công nghệ. Lượng đơn đặt hàng thiết bị do Trung Quốc sản xuất đã tăng đột biến trong những tháng gần đây, theo The New York Times.

Theo Genk​
 
Bên trên