Ngày 7 tháng Tám vừa qua, AMD đã giới thiệu dòng CPU Epyc 7nm mới dành cho máy chủ và trung tâm dữ liệu. Các CPU mới này không chỉ cải thiện một mặt nào đó so với Intel mà còn mang đến một bước tiến tổng thể trên mọi mặt. Mức giá trên mỗi nhân CPU thấp hơn, gia tăng IPC, và hứa hẹn mang đến nhiều nhân CPU hơn so với socket tương đương của Intel.
Trong quá khứ chỉ có một lần AMD từng tiến gần đến mức đánh bại Intel như vậy – đó là khi họ ra mắt bộ xử lý lõi kép Opteron và Athlon 64 X2 năm 2005. Nhưng lần ra mắt dòng Epyc lần này còn vượt trội hơn thế, khi sản phẩm của AMD không chỉ hơn hẳn về số nhân, mà còn có hiệu năng cao hơn và mức giá thấp hơn. Đây còn là đòn đánh mạnh nhất vào dòng chip Xeon cao cấp của Intel, vốn đang thống trị thị trường máy chủ màu mỡ hiện nay.
Các nhà phân tích đã dự đoán rằng thị phần trên sân chơi máy chủ của AMD có thể tăng gấp đôi trong 12 tháng tới, đạt mức 10% vào Quý 2 năm 2020. Có được thị phần lớn hơn trên thị trường trung tâm dữ liệu là một mục tiêu quan trọng với AMD. Thị phần cao hơn đối với thị trường doanh nghiệp và trung tâm dữ liệu không chỉ giúp tăng doanh thu cho AMD mà còn ổn định tình hình tài chính của công ty.
Một trong những điểm yếu của AMD là trong hai thập kỷ gần đây, họ thường dựa vào doanh số các PC cấp thấp và kênh bán lẻ, tuy nhiên hai thị trường này đều có biên lợi nhuận thấp và đang trên đà sụt giảm khi tổng thể thị trường PC đã đi xuống từ nhiều năm nay. Trong khi đó thị trường doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái này, và vì vậy, phân khúc này sẽ mang lại nguồn thu ổn định hơn cho công ty trong thời gian tới.
Epyc ROME là mối đe dọa lớn như thế nào với Intel
Một cặp AMD EPYC 7742 – CPU có cấu hình mạnh nhất của dòng Epyc Rome ra mắt lần này – có giá 13.900 USD. Trong khi đó, một cặp Intel Xeon 8280 cũng đã có giá đến 20.000 USD, cao hơn 30% so với sản phẩm của AMD. Nhiều lựa chọn khác của Intel cũng không mang lại kết quả tốt hơn, khi một bộ bốn CPU Xeon Platinum 8260 – thiết lập để có điểm số cao nhất – cũng có giá đến 18.800 USD. Bốn CPU E7-8890v4 thậm chí còn ngốn đến gần 30.000 USD trên bảng giá.
Khả năng biên dịch trên mỗi giờ của mỗi hệ thống CPU.
Không chỉ mức giá tuyệt đối, ngay cả mức giá trên hiệu năng (price/performance) của AMD cũng trội hơn Intel. Ví dụ, bộ ba Xeon 8276, 8276M và 8276L của Intel có thông số gần như giống hệt nhau, chỉ khác nhau về khả năng hỗ trợ RAM tối đa là 1TB, 2TB và 4,5TB, nhưng lại có mức giá chênh lệch nhau khá xa, với khởi điểm từ 8.719 USD.
Để có được các CPU hỗ trợ 4,5TB RAM, khách hàng phải trả đến hơn 16.000 USD cho Xeon Platinum 8276L.
Trong khi đó toàn bộ dòng Epyc Rome 7nm ra mắt lần này của AMD đều hỗ trợ tới 4TB RAM. Nghĩa là các CPU của AMD không chỉ có giá rẻ hơn mà còn hỗ trợ bộ nhớ với dung lượng vượt trội hơn hẳn.
Nhưng đó chưa phải yếu điểm duy nhất của Intel bị AMD nhắm đến trong lần ra mắt CPU này. Khách hàng cần nhiều làn PCIe hơn? AMD có. Khách hàng muốn PCIe 4.0? AMD. Nếu tải công việc của bạn tối ưu cho nhiều nhân CPU hơn, không ai có nhân CPU giá rẻ hơn AMD.
Không chỉ tốt hơn về giá, các bộ xử lý AMD EPYC
Việc chuyển sang tiến trình 7nm cũng cho AMD lợi thế về tiêu thụ năng lượng, đặc biệt đối với các máy chủ. Báo cáo từ STH (serverthehome.com) cho biết điện năng tiêu thụ đối với Intel Xeon Platinum 8180 xấp xỉ 430W, trong khi của AMD Epyc 7742 chỉ vào khoảng 340W.
Không những thế, số nhân nhiều hơn trên các CPU của AMD sẽ cho phép một hệ thống dùng Epyc Rome sử dụng ít hơn từ 6 đến 8 socket so với các hệ thống dùng Intel Xeon (tương đương 50 đến 80 nhân CPU). Do vậy, mức năng lượng tiết kiệm từ việc giải phóng tới 3 đến 4 dual-socket trên server sẽ còn lớn hơn nhiều con số 90W ở trên.
Intel cũng có một số lợi thế nhất định so với AMD, một trong các ưu điểm này là bộ nhớ unified cache L3 lớn hơn nhiều so với đối thủ (38,5MB dùng chung cho các nhân CPU trong khi mỗi nhân CPU của AMD Epyc ROME có 4MB cache L3). Tuy nhiên, ưu điểm này chỉ giới hạn trong một số ứng dụng nhất định cần có bộ nhớ cache L3 lớn. Ngoài ra, các tính năng như DL Boost cũng giúp Intel có lợi thế về hiệu năng trên các tác vụ về AI và máy học, nhưng lợi thế này có lẽ chỉ giúp Intel nỗ lực bám đuổi AMD chứ khó có thể đánh bại họ.
Giá thực của CPU Intel là bao nhiêu
Tuy nhiên mức giá của các CPU Xeon nói trên chỉ là mức giá được Intel công bố dành cho các đơn hàng 1.000 đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên mức giá này thường rất kém chính xác, và chúng ta khó có thể biết được những hãng như HPE (HP Enterprise), Dell và các hãng khác thực sự phải trả cho Intel bao nhiêu, nhưng rõ ràng nó sẽ thấp hơn nhiều so với mức giá bán lẻ mà Intel công bố ở trên.
Bộ xử lý EPYC Rome 7nm mới của AMD dành cho máy chủ và các trung tâm dữ liệu.
Mức chênh lệch giá này có thể lý giải cho việc tại sao các CPU Threadripper của AMD lại kém phổ biến trên thị trường như vậy, dù có số nhân và hiệu năng trên mỗi USD cao hơn Intel. Không những thế, doanh số yếu kém của cả dòng Threadripper và Skylake-X diễn ra ngay cả khi Intel không có ý định giảm giá dòng Core X.
Điều đó cho thấy Intel không gặp vấn đề gì khi bán các CPU 10 lõi cho các đối tác OEM của mình, bất chấp sự chênh lệch về giá/hiệu năng so với các CPU dành cho máy trạm của AMD. Nhưng giờ với khác biệt rõ rệt về giá/hiệu năng giữa các CPU Xeon so với Epyc Rome, bức tường thành do Intel dựng lên quanh thị trường máy chủ đang có nguy cơ sụp đổ.
AMD vẫn còn nhiều việc phải làm
Còn nhớ vào triều đại vàng đầu tiên của AMD vào năm 2005, khi họ ra mắt bộ xử lý Opteron lõi kép cho doanh nghiệp và dòng Athlon 64 X2 cho PC, những tưởng như thời kỳ thống trị của họ cuối cùng đã đến.
Tuy nhiên chỉ một năm sau, Intel đã ra mắt Core 2 Duo và sau đó AMD đã trở nên lạc lõng với thị trường trong suốt 11 năm sau đó. Sau cùng các lãnh đạo công ty thừa nhận rằng họ đã bị phân tâm với thương vụ thâu tóm ATI. Một chuỗi các vấn đề khác cũng xuất hiện liền sau đó.
Có thể bức tường do Intel dựng lên đang bắt đầu xuất hiện những vết nứt nhưng để phá hủy nó là một điều khó khăn hơn nhiều. AMD đang có cơ hội mà họ mong muốn bao lâu nay để giành lấy thị phần trên sân chơi doanh nghiệp với các CPU Epyc ROME 7nm, nhưng việc có được thị trường máy chủ là một quá trình lâu dài và cẩn trọng. Nếu AMD muốn giữ được những gì mình đang có, họ cần những con bài khác so với thời kỳ 2005-2006.
Trong quá khứ chỉ có một lần AMD từng tiến gần đến mức đánh bại Intel như vậy – đó là khi họ ra mắt bộ xử lý lõi kép Opteron và Athlon 64 X2 năm 2005. Nhưng lần ra mắt dòng Epyc lần này còn vượt trội hơn thế, khi sản phẩm của AMD không chỉ hơn hẳn về số nhân, mà còn có hiệu năng cao hơn và mức giá thấp hơn. Đây còn là đòn đánh mạnh nhất vào dòng chip Xeon cao cấp của Intel, vốn đang thống trị thị trường máy chủ màu mỡ hiện nay.
Các nhà phân tích đã dự đoán rằng thị phần trên sân chơi máy chủ của AMD có thể tăng gấp đôi trong 12 tháng tới, đạt mức 10% vào Quý 2 năm 2020. Có được thị phần lớn hơn trên thị trường trung tâm dữ liệu là một mục tiêu quan trọng với AMD. Thị phần cao hơn đối với thị trường doanh nghiệp và trung tâm dữ liệu không chỉ giúp tăng doanh thu cho AMD mà còn ổn định tình hình tài chính của công ty.
Một trong những điểm yếu của AMD là trong hai thập kỷ gần đây, họ thường dựa vào doanh số các PC cấp thấp và kênh bán lẻ, tuy nhiên hai thị trường này đều có biên lợi nhuận thấp và đang trên đà sụt giảm khi tổng thể thị trường PC đã đi xuống từ nhiều năm nay. Trong khi đó thị trường doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái này, và vì vậy, phân khúc này sẽ mang lại nguồn thu ổn định hơn cho công ty trong thời gian tới.
Epyc ROME là mối đe dọa lớn như thế nào với Intel
Một cặp AMD EPYC 7742 – CPU có cấu hình mạnh nhất của dòng Epyc Rome ra mắt lần này – có giá 13.900 USD. Trong khi đó, một cặp Intel Xeon 8280 cũng đã có giá đến 20.000 USD, cao hơn 30% so với sản phẩm của AMD. Nhiều lựa chọn khác của Intel cũng không mang lại kết quả tốt hơn, khi một bộ bốn CPU Xeon Platinum 8260 – thiết lập để có điểm số cao nhất – cũng có giá đến 18.800 USD. Bốn CPU E7-8890v4 thậm chí còn ngốn đến gần 30.000 USD trên bảng giá.
Khả năng biên dịch trên mỗi giờ của mỗi hệ thống CPU.
Không chỉ mức giá tuyệt đối, ngay cả mức giá trên hiệu năng (price/performance) của AMD cũng trội hơn Intel. Ví dụ, bộ ba Xeon 8276, 8276M và 8276L của Intel có thông số gần như giống hệt nhau, chỉ khác nhau về khả năng hỗ trợ RAM tối đa là 1TB, 2TB và 4,5TB, nhưng lại có mức giá chênh lệch nhau khá xa, với khởi điểm từ 8.719 USD.
Để có được các CPU hỗ trợ 4,5TB RAM, khách hàng phải trả đến hơn 16.000 USD cho Xeon Platinum 8276L.
Trong khi đó toàn bộ dòng Epyc Rome 7nm ra mắt lần này của AMD đều hỗ trợ tới 4TB RAM. Nghĩa là các CPU của AMD không chỉ có giá rẻ hơn mà còn hỗ trợ bộ nhớ với dung lượng vượt trội hơn hẳn.
Nhưng đó chưa phải yếu điểm duy nhất của Intel bị AMD nhắm đến trong lần ra mắt CPU này. Khách hàng cần nhiều làn PCIe hơn? AMD có. Khách hàng muốn PCIe 4.0? AMD. Nếu tải công việc của bạn tối ưu cho nhiều nhân CPU hơn, không ai có nhân CPU giá rẻ hơn AMD.
Không chỉ tốt hơn về giá, các bộ xử lý AMD EPYC
Việc chuyển sang tiến trình 7nm cũng cho AMD lợi thế về tiêu thụ năng lượng, đặc biệt đối với các máy chủ. Báo cáo từ STH (serverthehome.com) cho biết điện năng tiêu thụ đối với Intel Xeon Platinum 8180 xấp xỉ 430W, trong khi của AMD Epyc 7742 chỉ vào khoảng 340W.
Không những thế, số nhân nhiều hơn trên các CPU của AMD sẽ cho phép một hệ thống dùng Epyc Rome sử dụng ít hơn từ 6 đến 8 socket so với các hệ thống dùng Intel Xeon (tương đương 50 đến 80 nhân CPU). Do vậy, mức năng lượng tiết kiệm từ việc giải phóng tới 3 đến 4 dual-socket trên server sẽ còn lớn hơn nhiều con số 90W ở trên.
Intel cũng có một số lợi thế nhất định so với AMD, một trong các ưu điểm này là bộ nhớ unified cache L3 lớn hơn nhiều so với đối thủ (38,5MB dùng chung cho các nhân CPU trong khi mỗi nhân CPU của AMD Epyc ROME có 4MB cache L3). Tuy nhiên, ưu điểm này chỉ giới hạn trong một số ứng dụng nhất định cần có bộ nhớ cache L3 lớn. Ngoài ra, các tính năng như DL Boost cũng giúp Intel có lợi thế về hiệu năng trên các tác vụ về AI và máy học, nhưng lợi thế này có lẽ chỉ giúp Intel nỗ lực bám đuổi AMD chứ khó có thể đánh bại họ.
Giá thực của CPU Intel là bao nhiêu
Tuy nhiên mức giá của các CPU Xeon nói trên chỉ là mức giá được Intel công bố dành cho các đơn hàng 1.000 đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên mức giá này thường rất kém chính xác, và chúng ta khó có thể biết được những hãng như HPE (HP Enterprise), Dell và các hãng khác thực sự phải trả cho Intel bao nhiêu, nhưng rõ ràng nó sẽ thấp hơn nhiều so với mức giá bán lẻ mà Intel công bố ở trên.
Bộ xử lý EPYC Rome 7nm mới của AMD dành cho máy chủ và các trung tâm dữ liệu.
Mức chênh lệch giá này có thể lý giải cho việc tại sao các CPU Threadripper của AMD lại kém phổ biến trên thị trường như vậy, dù có số nhân và hiệu năng trên mỗi USD cao hơn Intel. Không những thế, doanh số yếu kém của cả dòng Threadripper và Skylake-X diễn ra ngay cả khi Intel không có ý định giảm giá dòng Core X.
Điều đó cho thấy Intel không gặp vấn đề gì khi bán các CPU 10 lõi cho các đối tác OEM của mình, bất chấp sự chênh lệch về giá/hiệu năng so với các CPU dành cho máy trạm của AMD. Nhưng giờ với khác biệt rõ rệt về giá/hiệu năng giữa các CPU Xeon so với Epyc Rome, bức tường thành do Intel dựng lên quanh thị trường máy chủ đang có nguy cơ sụp đổ.
AMD vẫn còn nhiều việc phải làm
Còn nhớ vào triều đại vàng đầu tiên của AMD vào năm 2005, khi họ ra mắt bộ xử lý Opteron lõi kép cho doanh nghiệp và dòng Athlon 64 X2 cho PC, những tưởng như thời kỳ thống trị của họ cuối cùng đã đến.
Tuy nhiên chỉ một năm sau, Intel đã ra mắt Core 2 Duo và sau đó AMD đã trở nên lạc lõng với thị trường trong suốt 11 năm sau đó. Sau cùng các lãnh đạo công ty thừa nhận rằng họ đã bị phân tâm với thương vụ thâu tóm ATI. Một chuỗi các vấn đề khác cũng xuất hiện liền sau đó.
Có thể bức tường do Intel dựng lên đang bắt đầu xuất hiện những vết nứt nhưng để phá hủy nó là một điều khó khăn hơn nhiều. AMD đang có cơ hội mà họ mong muốn bao lâu nay để giành lấy thị phần trên sân chơi doanh nghiệp với các CPU Epyc ROME 7nm, nhưng việc có được thị trường máy chủ là một quá trình lâu dài và cẩn trọng. Nếu AMD muốn giữ được những gì mình đang có, họ cần những con bài khác so với thời kỳ 2005-2006.
Theo Genk