Kỳ lân biến thành “zombie”: Thực tế phũ phàng đang phủ bóng “kinh đô” công nghệ thế giới

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Sự sụp đổ của nhiều startup công nghệ tại thung lũng Silicon được các nhà đầu tư cho là chỉ mới bắt đầu.

startup-1702003552943-17020035533571292713445.png

WeWork đã kêu gọi được hơn 11 tỷ USD vốn đầu tư. Olive AI, một công ty khởi nghiệp về chăm sóc sức khỏe, đã huy động được 852 triệu USD. Công ty khởi nghiệp vận tải hàng hóa Convoy từng kêu gọi được 900 triệu USD. Và Veev, một công ty khởi nghiệp về xây dựng nhà ở, cũng đã huy động được 647 triệu USD.

Tuy nhiên, trong sáu tuần qua, tất cả các startup công nghệ này đều nộp đơn xin phá sản hoặc ngừng hoạt động, dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ của nhiều startup công nghệ mà các nhà đầu tư cho rằng chỉ mới bắt đầu.

Sau khi xoay sở vượt khó bằng cách cắt giảm chi phí trong hai năm qua, nhiều công ty công nghệ từng rất tiềm năng hiện đang kiệt sức cả về thời gian lẫn tiền bạc. Họ phải đối mặt với một thực tế phũ phàng: Nhà đầu tư không còn hứng thú với những lời hứa hẹn. Thay vào đó, các công ty đầu tư mạo hiểm đang quyết định xem nên cứu những doanh nghiệp nào và kêu gọi những công ty khác đóng cửa hoặc bán mình.

Điều này đã dẫn đến tình trạng đốt tiền đáng kinh ngạc. Vào tháng 8, Hopin, một công ty khởi nghiệp đã huy động được hơn 1,6 tỷ USD và từng được định giá 7,6 tỷ USD, bán mảng kinh doanh chính của mình với giá chỉ 15 triệu USD. Tháng trước, Zeus Living, một công ty khởi nghiệp bất động sản đã huy động được 150 triệu USD, thông báo sẽ đóng cửa. Plastiq, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính đã huy động được 226 triệu USD, phá sản vào tháng 5. Hay trong tháng 9, Bird, một công ty sản xuất xe trượt scooter từng huy động được 776 triệu USD, đã bị hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York.

Rất khó để hình dung được bức tranh toàn cảnh về các khoản lỗ. Sự u ám của ngành khởi nghiệp công nghệ cũng bị che lấp bởi sự bùng nổ của các công ty tập trung vào trí tuệ nhân tạo.

Khoảng 3.200 doanh nghiệp Mỹ được hậu thuẫn bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm đã phá sản trong năm nay, theo dữ liệu do PitchBook tổng hợp cho New York Times. Các công ty này đã huy động được tổng cộng 27,2 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm.

Carta, một công ty cung cấp dịch vụ tài chính cho nhiều công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, cho biết có đến 87 startup, thông qua nền tảng của Carta, huy động được ít nhất 10 triệu USD đã ngừng hoạt động tính đến tháng 10, gấp đôi con số của cả năm 2022.

Peter Walker, người đứng đầu bộ phận phân tích của Carta, viết trên LinkedIn rằng năm nay là “năm khó khăn nhất đối với các công ty khởi nghiệp trong ít nhất một thập kỷ”.

Từ năm 2012 đến 2022, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tư nhân ở Mỹ đã tăng gấp 8 lần lên 344 tỷ USD. Trong giai đoạn này, đầu tư mạo hiểm đã trở thành xu hướng, thậm chí 7-Eleven và “Sesame Street” cũng thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm. Số lượng các startup “kỳ lân” trị giá 1 tỷ USD trở lên đã bùng nổ từ vài chục lên đến hơn 1.000.

Giờ đây, lợi nhuận quảng cáo thu được từ Facebook và Google trở nên khó nắm bắt đối với làn sóng khởi nghiệp tiếp theo. Một số công ty đang chọn cách đóng cửa trước khi hết tiền hoặc trả lại số tiền còn lại cho nhà đầu tư. Số khác thì lay lắt như zombie.

Các nhà đầu tư mạo hiểm đã kêu gọi một số nhà sáng lập cân nhắc việc rời bỏ các công ty đang gặp khó khăn, thay vì lãng phí nhiều năm vào chúng. Elad Gil, một nhà đầu tư mạo hiểm, đã viết trong một bài đăng trên blog năm nay: “Có lẽ tốt hơn là nên chấp nhận thực tế và đầu hàng”.

Dori Yona, nhà sáng lập SimpleClosure – startup cung cấp các dịch vụ chuẩn bị thủ tục giấy tờ pháp lý và giải quyết các nghĩa vụ cho nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên, cho biết công ty hầu như không thể đáp ứng kịp nhu cầu từ các startup đăng ký dừng hoạt động. “Đây là một phần của vòng đời tại Thung lũng Silicon, và rất nhiều trong số họ đang bắt tay gây dựng công ty mới,” vị doanh nhân này nhận xét.

Theo Genk​
 
Bên trên