Khủng hoảng chip toàn cầu hiện nay đổ dồn mọi sự chú ý vào vai trò ‘ngoại cỡ’ của Đài Loan, mà tiêu biểu là TSMC, trong sản xuất bán dẫn.
Vai trò của Đài Loan trở nên đáng chú ý trong bối cảnh thế giới khan chip trầm trọng. Các nước như Mỹ, Đức phải tìm đến Đài Loan nhờ giải quyết nút thắt cổ chai trong sản xuất chip. Tình hình này là kết quả của nhu cầu thiết bị điện tử tăng đột biến trong dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung từ thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thị phần các công ty gia công chip thế giới. (Ảnh: CNBC)
Đài Loan đang thống trị thị trường gia công bán dẫn (foundry). Theo hãng nghiên cứu TrendForce, các nhà máy trong nước chiếm hơn 60% tổng doanh thu foundry toàn cầu năm 2020. Trong đó, cái tên nổi bật nhất chính là TSMC, công ty foundry lớn nhất thế giới, chuyên cung ứng cho Apple, Qualcomm, Nvidia. 54% tổng doanh thu foundry toàn cầu thuộc về TSMC.
Bán dẫn là linh kiện quan trọng trong hàng loạt thiết bị, từ máy tính, smartphone đến xe hơi. Sản xuất chip đòi hỏi mạng lưới doanh nghiệp dày đặc, từ thiết kế, sản xuất đến cung ứng công nghệ, nguyên vật liệu, máy móc. TSMC chỉ tập trung sản xuất và chế tạo nhiều con chip hiện đại nhất thế giới. Do đó, theo nhà phân tích Dan Wang, tầm quan trọng của TSMC chỉ nhìn vào thị phần là chưa đủ.
Doanh thu các công ty gia công chip hàng đầu thế giới. (Ảnh: CNBC)
Các nhà thiết kế và sản xuất bán dẫn đua nhau sản xuất chip nhỏ hơn và tốt hơn. Hiện nay, chỉ có TSMC và Samsung là đủ năng lực làm ra chip 5nm tiên tiến. TSMC được cho là chuẩn bị sản xuất chip 3nm vào năm 2022.
Một vài nước, bao gồm Trung Quốc, đang lên kế hoạch củng cố sản xuất bán dẫn nội địa. Tuy nhiên, cuộc chiến công nghệ giữa Trung Quốc với Mỹ đã kìm hãm nhà sản xuất chip lớn nhất nước - SMIC. Năm ngoái, chính quyền Trump đưa SMIC vào danh sách đen, hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ và máy móc cần thiết.
SMIC là công ty foundry lớn thứ 5 toàn cầu, tính theo doanh thu, trong năm 2020. Hãng đứng sau TSMC và UMC của Đài Loan, Samsung của Hàn Quốc và GlobalFoundries của Mỹ. Mục tiêu hiện nay của hãng là có thể cạnh tranh công nghệ mới nhất với TSMC, Samsung, Intel. Song vấn đề của SMIC chính là có tên trong danh sách đen của Mỹ và do đó, ít nhất vào lúc này, không thể mua được thiết bị thực sự tiên tiến từ ASML, một công ty Hà Lan.
ASML sản xuất thiết bị in thạch bản cực tím, được TSMC và Samsung dùng để sản xuất chip hiện đại nhất. Theo Reuters, chính quyền Trump gây áp lực khiến Hà Lan không được bán máy móc cho SMIC. Ngay cả khi có thể tiếp cận được thiết bị của ASML, SMIC cũng phải mất vài năm để bắt đầu sản xuất chip cao cấp số lượng lớn.
Cho tới lúc ấy, TSMC dường như vẫn duy trì được vị trí hàng đầu. Theo ông Wang, TSMC thống trị tới mức không thực sự có nhiều cạnh tranh trên mặt trận cao cấp.
Vai trò của Đài Loan trở nên đáng chú ý trong bối cảnh thế giới khan chip trầm trọng. Các nước như Mỹ, Đức phải tìm đến Đài Loan nhờ giải quyết nút thắt cổ chai trong sản xuất chip. Tình hình này là kết quả của nhu cầu thiết bị điện tử tăng đột biến trong dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung từ thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thị phần các công ty gia công chip thế giới. (Ảnh: CNBC)
Đài Loan đang thống trị thị trường gia công bán dẫn (foundry). Theo hãng nghiên cứu TrendForce, các nhà máy trong nước chiếm hơn 60% tổng doanh thu foundry toàn cầu năm 2020. Trong đó, cái tên nổi bật nhất chính là TSMC, công ty foundry lớn nhất thế giới, chuyên cung ứng cho Apple, Qualcomm, Nvidia. 54% tổng doanh thu foundry toàn cầu thuộc về TSMC.
Bán dẫn là linh kiện quan trọng trong hàng loạt thiết bị, từ máy tính, smartphone đến xe hơi. Sản xuất chip đòi hỏi mạng lưới doanh nghiệp dày đặc, từ thiết kế, sản xuất đến cung ứng công nghệ, nguyên vật liệu, máy móc. TSMC chỉ tập trung sản xuất và chế tạo nhiều con chip hiện đại nhất thế giới. Do đó, theo nhà phân tích Dan Wang, tầm quan trọng của TSMC chỉ nhìn vào thị phần là chưa đủ.
Doanh thu các công ty gia công chip hàng đầu thế giới. (Ảnh: CNBC)
Các nhà thiết kế và sản xuất bán dẫn đua nhau sản xuất chip nhỏ hơn và tốt hơn. Hiện nay, chỉ có TSMC và Samsung là đủ năng lực làm ra chip 5nm tiên tiến. TSMC được cho là chuẩn bị sản xuất chip 3nm vào năm 2022.
Một vài nước, bao gồm Trung Quốc, đang lên kế hoạch củng cố sản xuất bán dẫn nội địa. Tuy nhiên, cuộc chiến công nghệ giữa Trung Quốc với Mỹ đã kìm hãm nhà sản xuất chip lớn nhất nước - SMIC. Năm ngoái, chính quyền Trump đưa SMIC vào danh sách đen, hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ và máy móc cần thiết.
SMIC là công ty foundry lớn thứ 5 toàn cầu, tính theo doanh thu, trong năm 2020. Hãng đứng sau TSMC và UMC của Đài Loan, Samsung của Hàn Quốc và GlobalFoundries của Mỹ. Mục tiêu hiện nay của hãng là có thể cạnh tranh công nghệ mới nhất với TSMC, Samsung, Intel. Song vấn đề của SMIC chính là có tên trong danh sách đen của Mỹ và do đó, ít nhất vào lúc này, không thể mua được thiết bị thực sự tiên tiến từ ASML, một công ty Hà Lan.
ASML sản xuất thiết bị in thạch bản cực tím, được TSMC và Samsung dùng để sản xuất chip hiện đại nhất. Theo Reuters, chính quyền Trump gây áp lực khiến Hà Lan không được bán máy móc cho SMIC. Ngay cả khi có thể tiếp cận được thiết bị của ASML, SMIC cũng phải mất vài năm để bắt đầu sản xuất chip cao cấp số lượng lớn.
Cho tới lúc ấy, TSMC dường như vẫn duy trì được vị trí hàng đầu. Theo ông Wang, TSMC thống trị tới mức không thực sự có nhiều cạnh tranh trên mặt trận cao cấp.
Theo: ICTNews
Chỉnh sửa lần cuối: