‘Cáo lửa’ Firefox từng là trình duyệt web được kỳ vọng chấm dứt sự độc quyền của Internet Explorer-Microsoft. Thế nhưng dự án này hiện nay lại chỉ sống lay lắt được nhờ tiền trợ cấp từ đối thủ Chrome-Google.
Theo hãng tin Bloomberg, nhà phát triển Mozilla của trình duyệt lướt web Firefox đã nhận của Google gần nửa tỷ USD mỗi năm, chiếm hơn 80% doanh thu của hãng chỉ để treo công cụ tìm kiếm này làm mặc định. Điều trớ trêu là Google cũng có trình duyệt riêng của mình mang tên Chrome và cả 2 đều là đối thủ của nhau trên thị trường trình duyệt web.
Vậy tại sao Google lại bỏ nhiều tiền để nuôi đối thủ đến vậy? Phải chăng họ quá giàu không biết tiêu như thế nào?
Lay lắt
Mozilla là một tổ chức phi lợi nhuận phát triển Firfox (biệt danh cáo lửa), ra mắt trình duyệt web này lần đầu vào năm 2004 khi Google phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Cả Google và Mozilla khi đó đều muốn hạ bệ gã khổng lồ Internet Explorer-Microsoft. Vì thế mà Google đã hỗ trợ nhà cáo lửa lập trình nên Fifefox, qua đó giúp trình duyệt web này chiếm đến 30% thị phần khi đó. Đáp trả, Mozilla đồng ý để công cụ tìm kiếm của Google làm mặc định.
Thế nhưng hiện nay, Google vẫn là ông trùm mảng công cụ tìm kiếm, nhưng tập đoàn này cũng chiếm luôn thị phần trình duyệt web khi Chrome có đến 2/3 tổng thị phần. Lúc này Firefox chỉ có chưa đến 3% thị phần và nếu chỉ tính trình duyệt trên điện thoại thì còn thấp hơn nữa.
Rất rõ ràng, Firefox đang lâm vào khủng hoảng khi Mozilla đã cố gắng phát triển hàng loạt dự án để tìm nguồn thu nhưng chẳng cái nào thực sự thành công.
Tuy nhiên doanh nghiệp này còn lâu mới phá sản bởi theo báo cáo tài chính mới nhất, họ có đến hơn 1 tỷ USD tiền mặt dự trữ và phần lớn trong số đó đến từ Google. Nói chính xác hơn, đây là số tiền Alphabet (Google) trả để Firefox đặt công cụ tìm kiếm của họ làm mặc định.
Số tiền này được thanh toán kể từ năm 2005 và đã tăng đến 50% trong 10 năm, đạt hơn 450 triệu USD hiện nay, bất chấp thị phần của Firefox teo nhỏ trước Chrome.
Năm 2021, số tiền của Google chiếm đến 83% doanh thu của Mozilla.
Độc quyền
Theo Bloomberg, việc Google thanh toán tiền để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định chẳng có gì lạ khi tập đoàn này cũng trả khoản tài chính tương tự cho Apple để xuất hiện trên hệ điều hành iOS.
Thế nhưng việc Mozilla với hệ điều hành đối thủ chỉ chiếm chưa đến 3% thị phần và sống lay lắt nhờ tiền cứu trợ của Google lại khiến nhiều chuyên gia nghi vấn. Về mặt kinh tế, động thái này không hề logic chút nào.
Trong thời điểm trí thông minh nhân tạo (AI) đang được phát triển mạnh bởi Microsoft với công cụ tìm kiếm Bing, việc Google đốt tiền lãng phí là điều bất hợp lý. Thậm chí rủi ro Apple tự phát triển công cụ tìm kiếm của riêng mình, biến Google thành đồ cổ cũng cần được tập đoàn này tính đến.
Hãng tin Bloomberg nhận định nước đi bất hợp lý về kinh tế này của Google có lẽ mang hơi hướng bảo hộ độc quyền trước con mắt của chính phủ nhiều hơn là tìm kiếm lợi nhuận.
“Thật là quá tiện lợi khi Google tài trợ cho một đối thủ yếu, duy trì nó sống sót để đỡ mang tiếng độc quyền”, nhà thiết kế Chris Messina của Firefox nói.
Rất rõ ràng, đạo luật chống độc quyền và sự lo lắng của chính phủ Mỹ khi Google kìm hãm đà phát triển công nghệ của những doanh nghiệp khác sẽ biến tập đoàn này thành đích ngắm cho các buổi điều trần, kiện tụng và quy định tiêu cực.
Bởi vậy, duy trì cho một đối thủ không có cơ hội lật bàn là điều tất yếu, nhằm giữ thị trường trong tình trạng có vẻ như công bằng, dù Google và Chrome hiện đang thống trị cả mảng công cụ tìm kiếm lẫn trình duyệt web.
Bù nhìn
Năm 2020, Bộ tư pháo Mỹ đã từng kiện Google vì cho rằng tập đoàn này có hành vi xâm phạm quyền cạnh tranh bình đẳng trên thị trường công cụ tìm kiếm.
“Một Google đầy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo đã biến mất rồi. Giờ đây Google chỉ còn là một gã khổng lồ độc quyền thích đứng canh cửa Internet”, biên bản cáo buộc của Bộ tư pháp Mỹ mỉa mai.
Về phía Mozilla, động thái của hãng chẳng khác gì một “bù nhìn”.
Trước đây khi Microsoft bị cáo buộc độc quyền, Mozilla đã dồn hết nguồn lực để cạnh tranh, giành thị phần và hô hào một cuộc cải cách. Thế nhưng khi Google bị tố cáo điều tương tự thì nhà Cáo lửa lại khá mềm mỏng.
Trong vụ kiện năm 2020, Mozilla tuyên bố việc chống lại Google có thể tạo ra những tổn thất tài sản không mong muốn cho các doanh nghiệp như chính bản thân họ, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường và người tiêu dùng.
“Tất cả chúng tôi đều biết, từ ban giám đốc cho đến nhân viên, rằng công ty sẽ không đời nào chỉ trích công khai Google. Đây là quan điểm cực kỳ rõ ràng”, một cựu giám đốc xin giấu tên của Mozilla nói với Bloomberg.
Theo Bloomberg, việc Mozilla “ngậm tiền” của Google khiến hãng đương nhiên phải làm theo lệnh. Trên thực tế ban đầu mối quan hệ này cũng chỉ bình thường là một trình duyệt web muốn phá vỡ độc quyền của Microsoft, còn một công ty muốn duy trì công cụ tìm kiếm của mình.
Tuy nhiên theo thời gian, khi Chrome đã đánh bại Internet Explorer-Microsoft thì Mozilla dần trở thành một công cụ để “trưng bày” cho chính phủ xem hơn là đối thủ xứng tầm.
Sự phụ thuộc này lớn đến mức vào năm 2006, giám đốc kỹ thuật Mike Schroepfer của Mozilla đã phải thanh minh rằng họ “không phải công ty con của Google”. Đồng thời ông Schroepfer cũng tuyên bố không có chuyện Google sẽ cạnh tranh với Mozilla khi phát triển Chrome bằng một nhóm các kỹ sư vốn là cựu nhân viên của nhà Cáo lửa.
Thế rồi thực tế đã “vả mặt” Mozilla khi Chrome bùng nổ. Chỉ vài năm sau đó, Firefox từ bỏ Google để lấy Yahoo làm công cụ tìm kiếm mặc định, qua đó cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa 2 nhà.
Thế nhưng khi Verizon mua lại Yahoo vào năm 2017, nhà Cáo lửa lại trở về với trình duyệt mặc định Google, chấp nhận lấy tiền để sóng sót.
Vô dụng
Khi Firefox thất bại trước Chrome và những dự đoán của các giám đốc Mozilla đều sai bét, nhà Cáo lửa đã cố gắng tìm kiếm đường sống bằng hàng loạt dự án nhưng chẳng cái nào thành công.
Hệ điều hành Firefox OS được tung ra để cạnh tranh với Android trên điện thoại nhưng thất bại. Dòng Samrtphone Firefox được trình làng nhưng dự án chết yểu chỉ trong 1 năm.
Doanh nghiệp này cũng đã phát triển các dự án về vũ trụ số theo gót Meta (Facebook) của Mark Zuckerberg nhưng rõ ràng đây là con đường cụt. Thế rồi Mozilla.ai cũng được ra đời theo trào lưu AI, nhưng hầu như chẳng ai biết đến những sản phẩm này.
Với nguồn tiền của Google, Mozilla vẫn có thể phát triển các dự án khác nhằm tìm lối ra, nhưng có vẻ chẳng cái nào nên hồn và hãng vẫn chỉ có thể là “bù nhìn” cho ông lớn Alphabet.
Báo cáo tài chính mới nhất cho thấy Mozilla chi tiêu đến 340 triệu USD năm 2021 và 240 triệu USD trong số đó là dùng để trả lương thưởng. Bất chấp tình hoạt động kinh doanh “bù nhìn”, CEO Mitchell Baker vẫn nhận 5,6 triệu USD thu nhập trong khi Mozilla cũng phải sa thải hàng loạt nhân viên trong làn sóng đuổi việc ngành công nghệ.
Hiện vô số cựu nhân viên và chuyên gia đang chỉ trích các lãnh đạo Mozilla chẳng làm được gì nên hồn ngoài ngồi nhận tiền của Google. Hiện công ty không có một phương hướng phát triển rõ ràng nào và cũng chẳng có sản phẩm gì nổi trội.
Thậm chí nhiều nguồn tin còn cho biết Mozilla trả lương cao cho nhiều nhân viên chỉ để thu hút nhân tài khỏi đối thủ, ngăn không cho công ty khác tuyển dụng mà chẳng có việc làm hay dự án gì giao cho mọi người làm.
Hiện chưa rõ việc Google chậm chân trong mảng AI trước Microsoft có khiến công ty thay đổi chính sách với Mozilla hay không. Tuy nhiên rõ ràng thực trạng khó khăn của ngành công nghệ đang khiến nhiều nhà đầu tư kêu gọi Google xem xét lại những quyết định bất hợp lý về kinh tế như với Mozilla.
Vậy tại sao Google lại bỏ nhiều tiền để nuôi đối thủ đến vậy? Phải chăng họ quá giàu không biết tiêu như thế nào?
Lay lắt
Mozilla là một tổ chức phi lợi nhuận phát triển Firfox (biệt danh cáo lửa), ra mắt trình duyệt web này lần đầu vào năm 2004 khi Google phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Cả Google và Mozilla khi đó đều muốn hạ bệ gã khổng lồ Internet Explorer-Microsoft. Vì thế mà Google đã hỗ trợ nhà cáo lửa lập trình nên Fifefox, qua đó giúp trình duyệt web này chiếm đến 30% thị phần khi đó. Đáp trả, Mozilla đồng ý để công cụ tìm kiếm của Google làm mặc định.
Thế nhưng hiện nay, Google vẫn là ông trùm mảng công cụ tìm kiếm, nhưng tập đoàn này cũng chiếm luôn thị phần trình duyệt web khi Chrome có đến 2/3 tổng thị phần. Lúc này Firefox chỉ có chưa đến 3% thị phần và nếu chỉ tính trình duyệt trên điện thoại thì còn thấp hơn nữa.
Rất rõ ràng, Firefox đang lâm vào khủng hoảng khi Mozilla đã cố gắng phát triển hàng loạt dự án để tìm nguồn thu nhưng chẳng cái nào thực sự thành công.
Tuy nhiên doanh nghiệp này còn lâu mới phá sản bởi theo báo cáo tài chính mới nhất, họ có đến hơn 1 tỷ USD tiền mặt dự trữ và phần lớn trong số đó đến từ Google. Nói chính xác hơn, đây là số tiền Alphabet (Google) trả để Firefox đặt công cụ tìm kiếm của họ làm mặc định.
Số tiền này được thanh toán kể từ năm 2005 và đã tăng đến 50% trong 10 năm, đạt hơn 450 triệu USD hiện nay, bất chấp thị phần của Firefox teo nhỏ trước Chrome.
Năm 2021, số tiền của Google chiếm đến 83% doanh thu của Mozilla.
Độc quyền
Theo Bloomberg, việc Google thanh toán tiền để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định chẳng có gì lạ khi tập đoàn này cũng trả khoản tài chính tương tự cho Apple để xuất hiện trên hệ điều hành iOS.
Thế nhưng việc Mozilla với hệ điều hành đối thủ chỉ chiếm chưa đến 3% thị phần và sống lay lắt nhờ tiền cứu trợ của Google lại khiến nhiều chuyên gia nghi vấn. Về mặt kinh tế, động thái này không hề logic chút nào.
Trong thời điểm trí thông minh nhân tạo (AI) đang được phát triển mạnh bởi Microsoft với công cụ tìm kiếm Bing, việc Google đốt tiền lãng phí là điều bất hợp lý. Thậm chí rủi ro Apple tự phát triển công cụ tìm kiếm của riêng mình, biến Google thành đồ cổ cũng cần được tập đoàn này tính đến.
Hãng tin Bloomberg nhận định nước đi bất hợp lý về kinh tế này của Google có lẽ mang hơi hướng bảo hộ độc quyền trước con mắt của chính phủ nhiều hơn là tìm kiếm lợi nhuận.
“Thật là quá tiện lợi khi Google tài trợ cho một đối thủ yếu, duy trì nó sống sót để đỡ mang tiếng độc quyền”, nhà thiết kế Chris Messina của Firefox nói.
Rất rõ ràng, đạo luật chống độc quyền và sự lo lắng của chính phủ Mỹ khi Google kìm hãm đà phát triển công nghệ của những doanh nghiệp khác sẽ biến tập đoàn này thành đích ngắm cho các buổi điều trần, kiện tụng và quy định tiêu cực.
Bởi vậy, duy trì cho một đối thủ không có cơ hội lật bàn là điều tất yếu, nhằm giữ thị trường trong tình trạng có vẻ như công bằng, dù Google và Chrome hiện đang thống trị cả mảng công cụ tìm kiếm lẫn trình duyệt web.
Bù nhìn
Năm 2020, Bộ tư pháo Mỹ đã từng kiện Google vì cho rằng tập đoàn này có hành vi xâm phạm quyền cạnh tranh bình đẳng trên thị trường công cụ tìm kiếm.
“Một Google đầy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo đã biến mất rồi. Giờ đây Google chỉ còn là một gã khổng lồ độc quyền thích đứng canh cửa Internet”, biên bản cáo buộc của Bộ tư pháp Mỹ mỉa mai.
Về phía Mozilla, động thái của hãng chẳng khác gì một “bù nhìn”.
Trước đây khi Microsoft bị cáo buộc độc quyền, Mozilla đã dồn hết nguồn lực để cạnh tranh, giành thị phần và hô hào một cuộc cải cách. Thế nhưng khi Google bị tố cáo điều tương tự thì nhà Cáo lửa lại khá mềm mỏng.
Trong vụ kiện năm 2020, Mozilla tuyên bố việc chống lại Google có thể tạo ra những tổn thất tài sản không mong muốn cho các doanh nghiệp như chính bản thân họ, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường và người tiêu dùng.
“Tất cả chúng tôi đều biết, từ ban giám đốc cho đến nhân viên, rằng công ty sẽ không đời nào chỉ trích công khai Google. Đây là quan điểm cực kỳ rõ ràng”, một cựu giám đốc xin giấu tên của Mozilla nói với Bloomberg.
Theo Bloomberg, việc Mozilla “ngậm tiền” của Google khiến hãng đương nhiên phải làm theo lệnh. Trên thực tế ban đầu mối quan hệ này cũng chỉ bình thường là một trình duyệt web muốn phá vỡ độc quyền của Microsoft, còn một công ty muốn duy trì công cụ tìm kiếm của mình.
Tuy nhiên theo thời gian, khi Chrome đã đánh bại Internet Explorer-Microsoft thì Mozilla dần trở thành một công cụ để “trưng bày” cho chính phủ xem hơn là đối thủ xứng tầm.
Sự phụ thuộc này lớn đến mức vào năm 2006, giám đốc kỹ thuật Mike Schroepfer của Mozilla đã phải thanh minh rằng họ “không phải công ty con của Google”. Đồng thời ông Schroepfer cũng tuyên bố không có chuyện Google sẽ cạnh tranh với Mozilla khi phát triển Chrome bằng một nhóm các kỹ sư vốn là cựu nhân viên của nhà Cáo lửa.
Thế rồi thực tế đã “vả mặt” Mozilla khi Chrome bùng nổ. Chỉ vài năm sau đó, Firefox từ bỏ Google để lấy Yahoo làm công cụ tìm kiếm mặc định, qua đó cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa 2 nhà.
Thế nhưng khi Verizon mua lại Yahoo vào năm 2017, nhà Cáo lửa lại trở về với trình duyệt mặc định Google, chấp nhận lấy tiền để sóng sót.
Vô dụng
Khi Firefox thất bại trước Chrome và những dự đoán của các giám đốc Mozilla đều sai bét, nhà Cáo lửa đã cố gắng tìm kiếm đường sống bằng hàng loạt dự án nhưng chẳng cái nào thành công.
Hệ điều hành Firefox OS được tung ra để cạnh tranh với Android trên điện thoại nhưng thất bại. Dòng Samrtphone Firefox được trình làng nhưng dự án chết yểu chỉ trong 1 năm.
Doanh nghiệp này cũng đã phát triển các dự án về vũ trụ số theo gót Meta (Facebook) của Mark Zuckerberg nhưng rõ ràng đây là con đường cụt. Thế rồi Mozilla.ai cũng được ra đời theo trào lưu AI, nhưng hầu như chẳng ai biết đến những sản phẩm này.
Với nguồn tiền của Google, Mozilla vẫn có thể phát triển các dự án khác nhằm tìm lối ra, nhưng có vẻ chẳng cái nào nên hồn và hãng vẫn chỉ có thể là “bù nhìn” cho ông lớn Alphabet.
Báo cáo tài chính mới nhất cho thấy Mozilla chi tiêu đến 340 triệu USD năm 2021 và 240 triệu USD trong số đó là dùng để trả lương thưởng. Bất chấp tình hoạt động kinh doanh “bù nhìn”, CEO Mitchell Baker vẫn nhận 5,6 triệu USD thu nhập trong khi Mozilla cũng phải sa thải hàng loạt nhân viên trong làn sóng đuổi việc ngành công nghệ.
Hiện vô số cựu nhân viên và chuyên gia đang chỉ trích các lãnh đạo Mozilla chẳng làm được gì nên hồn ngoài ngồi nhận tiền của Google. Hiện công ty không có một phương hướng phát triển rõ ràng nào và cũng chẳng có sản phẩm gì nổi trội.
Thậm chí nhiều nguồn tin còn cho biết Mozilla trả lương cao cho nhiều nhân viên chỉ để thu hút nhân tài khỏi đối thủ, ngăn không cho công ty khác tuyển dụng mà chẳng có việc làm hay dự án gì giao cho mọi người làm.
Hiện chưa rõ việc Google chậm chân trong mảng AI trước Microsoft có khiến công ty thay đổi chính sách với Mozilla hay không. Tuy nhiên rõ ràng thực trạng khó khăn của ngành công nghệ đang khiến nhiều nhà đầu tư kêu gọi Google xem xét lại những quyết định bất hợp lý về kinh tế như với Mozilla.
Theo Genk