Ngày 27/6/2009 tại Hà Nội, hàng ngàn người đổ về Trung tâm Thương mại Ruby Plaza để mục sở thị báu vật quốc gia - khối sapphire Đại Lam Ngọc nặng 15 tấn. Tuy nhiên, theo Sở TN & MT Nghệ An, đó là loại đá ít có giá trị làm trang sức, chỉ có giá trị làm bột mài, đá mài, trang trí non bộ.
Chở về để làm hòn non bộ
Phát hiện chấn động
Với chiều cao 2,4m và chiều rộng 1,7m, khối sapphire được tập đoàn Doji đặt tên là Đại Lam Ngọc. Viên đá có độ cứng cao và chất lượng tuyệt hảo, được xem là lớn nhất từ trước đến nay, xứng đáng được đưa vào kỷ lục Guinness, trưng bày tại Trung tâm Thương mại Ruby Plaza- 44 Lê Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phát hiện chấn động khiến nhiều người đổ xô về tòa nhà Ruby Plaza Hà Nội để chiêm ngưỡng cho bằng được khối đá quý độc nhất vô nhị, “có kích thước khổng lồ với độ liền khối cao hiếm thấy vào loại bậc nhất Việt Nam từ trước tới nay”.
Tin cho hay khối đá quí được phát hiện tại một nơi thâm sơn cùng cốc thuộc huyện miền núi Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
Lúc mới phát hiện, thợ khai thác đá ở đây không hề biết đó là một khối đá sapphire quý hiếm nên vẫn dùng những loại công cụ thô sơ đào xới. Nhưng tất cả mọi dụng cụ khi chạm vào đá đều bị bật ra vì độ cứng của đá quá lớn. Thấy lạ, thợ báo về cho chủ cơ sở khai thác. Lập tức, các phương tiện như cần cẩu, khoan bê tông, máy cắt đá được điều động đến để lấy khối đá ra khỏi lòng đất, một tờ báo cho biết.
Cùng với sự trợ giúp của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm và huy động nhân công sở tại, phải mất đến hai ngày mới đưa được khối đá này ra khỏi khe suối. Cần cẩu, xe trọng tải lớn được huy động tới hiện trường, vận chuyển khối sapphire rời Nghệ An về Hà Nội. Phải mất hai tháng bóc tách các loại tạp chất, đất đá bao quanh khối đá, mài giũa để khối Đại Lam Ngọc lộ ra “sắc xanh huyền ảo”.
Đá xanh quý xếp ngổn ngang ở Châu Thành không ai mua
Hành trình về nơi phát hiện báu vật
Từ thành phố Vinh, PV Tiền Phong vượt qua 100km đến thị trấn Quỳ Hợp, thêm 30km đường rừng quanh co tới đường rẽ vào xã Châu Thành.
“Nếu mưa lớn kéo dài, chúng ta có thể bị cô lập ở trung tâm Châu Thành, vì đường giao thông ách tắc”, Hồ Ngọc, thanh niên bản địa dẫn đường, cảnh báo. Phía thượng nguồn sông Dinh, mây đen sầm sập kéo đến.
Chiếc Win rú ga, nhọc nhằn nhích từng mét trên cung đường lầy lội. Mưa lớn. Sểnh tay lái là rơi xuống vực. Ngọc chỉ đường, tôi cầm lái, vừa băng qua hai dốc đá mà mồ hôi ướt đầm vạt áo. Phía trước, con đường độc đạo dẫn vào bản Mới đỏ quạch, đất sền sệt, trơn trượt. Chiếc Win chầm chậm bò lên dốc núi, nửa đường bỗng khựng lại, bánh quay tít. Người và xe trôi về phía sau, tiến sát đến miệng vực.
Hai chiếc bánh không thể chinh phục nổi đoạn dốc sình lầy. Vừa nổ máy, chúng tôi vừa đẩy xe về phía Châu Thành. Đường đất đỏ bỗng tối sầm lại. Một dòng suối bất thần lao ra, réo ầm ầm. Vào bản Mới, nơi phát hiện khối Đại Lam Ngọc, phải qua nhiều khe suối, hai cây cầu khỉ. Người ta dựng rào, thu lộ phí ở hai đầu cầu.
Sau hơn một giờ đồng hồ đánh vật với đường trơn, chúng tôi đến trụ sở UBND Châu Thành. Cán bộ xã bận họp. Đợi gần tiếng đồng hồ, tôi mới gặp được ông Lô Minh Dương, Chủ tịch Xã. Tôi trình bày lý do, ông Dương khoát tay: “Tôi đang bận”. 17 giờ, nếu không tiếp cận bản Mới trước khi trời tối, sẽ không rút ra thị trấn được. Nước khe suối đang lên, dù trời đã tạnh.
PV phải tự dò đường vào nơi phát hiện khối Đại Lam Ngọc, cách trung tâm Châu Thành khoảng 1km. Xe đang bon bon, bất ngờ xuất hiện hai công an viên. Họ ra hiệu dừng xe. “Mời các anh về trụ sở xã làm việc”.
Tại UBND xã, ba nhân viên an ninh phục sẵn. Thiếu úy Hồ Cảnh Tiến, Công an huyện Quỳ Hợp phụ trách địa bàn Châu Thành, yêu cầu PV xuất trình thẻ nhà báo, CMND. “Các anh vào Châu Thành có việc gì? Vào lúc mấy giờ?”.
Tôi điện thoại cho Trưởng Công an huyện Quỳ Hợp, tình hình bớt căng thẳng. Cuộc họp xã vừa tan. Tôi đề nghị xã cử người dẫn đường vào bản Mới. Trưởng Công an Châu Thành, ông Vy Trung Thành điện hỏi ý kiến ông Chủ tịch xã Lô Minh Dương. Ông Dương gạt phắt: “Việc khai thác đá chưa cho phép đưa lên báo. Nhà báo không được vào bản Mới nếu không có giấy giới thiệu của huyện”.
Nơi phát hiện khối Đại Lam Ngọc. Ảnh: Quang Long
Đại Lam Ngọc được mua hơn 17 triệu đồng
Chúng tôi trở lại thị trấn, lang thang ở huyện lỵ một đêm, đợi sáng mai xin lệnh của huyện Quỳ Hợp. Vượt chặng đường xa ngái từ Vinh lên đại ngàn, bằng mọi cách, phải tiếp cận được địa điểm khai thác khối sapphire khổng lồ.
Hồ Ngọc rời Quỳ Hợp về Thanh Chương, tôi và Hồ Quang - PV báo Nông nghiệp Việt Nam gõ cửa phòng Phó Chủ tịch huyện Cao Thanh Long và làm việc với Văn phòng UBND huyện. Ông Long bực bội: “Xã làm thế là sai rồi”. Bèn điện trực tiếp cho ông Lô Minh Dương. Lần thứ hai, PV vào Châu Thành, chinh phục cung đường khổ ải từ Ngã ba Châu Thành vào bản Mới.
Trên đường đi, chúng tôi dừng lại ở bản Hăng. Ông Lô Văn Đậu hỏi: “Các chú đi tìm đá xanh phải không? Hôm qua, một chiếc xe Reo chạy qua đây, chở cục đá to đùng. Tuần rồi, có tất cả 10 chuyến xe chở đá xanh từ bản Mới ra”.
Dân bản Hăng cho biết, gần đây, ở xã Châu Thành rộ lên nạn khai thác đá xanh. “Đá nhỏ, mỗi kilôgam bán được 120.000 đồng”, chị chủ quán ở bản Hăng xởi lởi.
Dọc đường, đá xếp thành đống ngổn ngang. Hồ Quang nói đó là loại đá sắt, trong đá chứa quặng sắt, dân thu gom về bán cho các chủ đại lý. Đá sắt được tập hợp ở Châu Thành, chở đến Châu Hồng, theo các chuyến xe về xuôi.
Một chiếc xe Reo (xe vận tải có trang bị cần cẩu) đậu trước cổng UBND xã Châu Thành, chuẩn bị cho cuộc vượt rừng chở đá ra phố. Trên thùng xe xếp ngay ngắn hai khối đá nặng hơn 10 tấn vừa được cẩu lên từ khe suối, bề mặt lấm lem bùn đất.
“Không biết đó là loại đá chi mà rắn kinh khủng, búa tạ đập không vỡ. Lúc chúng tôi đưa lên xe, đá quệt vào thành sắt, khiến thành sắt bị lún, trong khi viên đá không hề bị sứt mẻ”, tài xế kể. Hỏi vận chuyển đá quí về đâu, chủ nhân là ai, người này bảo: “Một sếp ở thị trấn Quỳ Hợp đặt mua. Ở Châu Thành, loại đá này rẻ như bèo”.
Khe Loong, bản Mới nằm cách trung tâm xã chưa đầy 1km. Dân sở tại cho biết, gần đây, nhiều người nhặt được đá xanh đem bán cho tư thương. Đây cũng là địa điểm phát hiện khối Đại Lam Ngọc khổng lồ.
Chúng tôi có mặt tại khe Loong khi trời đã xế chiều. Một số người ở bản Mới đang mở rộng đường vào khe: “Còn mấy viên đá nặng chục tấn chưa lấy được, phải thông đường cho xe Reo vào”, một trung niên trần tình.
Theo lời kể của dân bản Mới, người phát hiện ra khối đá khổng lồ là anh Lương Văn Tịnh.
Một hôm, anh Tịnh cho trâu kéo khúc gỗ qua khe Loong, khúc gỗ lim va vào tảng đá gần khu vực vườn nhà mình, để lộ ra lớp màu xanh. Nhận ra khối đá xanh quen thuộc mà dân Châu Thành vẫn thường bán cho các nậu ngoài thị trấn, anh Tịnh mừng như bắt được vàng. Tháng sau, có người đến gạ mua với giá năm triệu đồng, Lương Văn Tịnh đồng ý bán ngay.
Chiếc xe vận tải có trang bị cần cẩu được điều đến khe Loong, cẩu khối Đại Lam Ngọc lên thùng xe. Phải vất vả lắm, đơn vị sở hữu mới đưa được nó rời Châu Thành ra thị trấn.
Một người đàn ông ở bản Mới chỉ vào khối đá khổng lồ nằm trên sườn dốc, nó được che chắn bằng mấy bụi xương rồng: “Đó là đá xanh, tảng đá này còn lớn hơn khối đá đã bán, nặng vài ba chục tấn. Trong khe Loong, còn có vài viên lớn cỡ này nữa. Ai mua, chúng tôi bán liền”.
Ông nói, giá hữu nghị là bảy triệu đồng. Chỗ con đường vừa mở, đống đá mấy chục viên xếp chồng lên nhau, nằm ngổn ngang trên lối đi. Loại nhỏ này, giá chỉ dăm trăm ngàn/viên.
Vậy giá trị đích thực của Đại Lam Ngọc đến đâu? Tại Công văn số 1840/TNMT-KS ngày 03/7/2009 của Phó GĐ Sở Tài nguyên & Môi trường Nghệ An Đặng Ngọc Long “Báo cáo về việc địa điểm phát hiện viên Đại Lam Ngọc 15 tấn”, khẳng định: “Loại đá này có tại xã Châu Thành, bản Cô, bản Mới, đồi Pu Pom Đan. Đặc điểm: Cấu tạo dạng hạt biến chất bám trên đá cát kết, đá phiến silic, màu lục nhạt, nâu, nâu đỏ... Công dụng: Hàm lượng Fe thấp nên không thể khai thác sắt, ít có giá trị làm trang sức, tranh đá quí do màu sắc không đạt, chỉ có giá trị làm đá mài, bột mài, trang trí non bộ”. Phó GĐ Sở TN&MT Nghệ An Đặng Ngọc Long nói thêm, khối đá có tên Đại Lam Ngọc chỉ dính một ít sapphire.
Trong Công văn số 265/PC15 ngày 14/7/2009 gửi UBND Tỉnh Nghệ An “Kết quả xác minh khối đá có tên Đại Lam Ngọc trưng bày tại Trung tâm Thương mại Ruby Plaza- 44 Lê Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, Hà Nội”, Phó GĐ Công an tỉnh Nghệ An, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, cho biết, Cty TNHH Trung Quảng Đại (huyện Nghĩa Đàn) bán một khối đá 2m3 cho Cty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Xuất Nhập khẩu Địa Kim Châu (phường Khương Trung, Hà Nội) với số tiền 7.480.000 đồng.
Cty Địa Kim Châu mua khối đá trên về Hà Nội có gia công đế gỗ để làm cảnh và bán cho một tập đoàn vàng bạc đá quý với số tiền bao gồm thuế GTGT là 17.270.000 đồng.
Làm việc với Công an Nghệ An, lãnh đạo tập đoàn DOJI nói Đại Lam Ngọc chỉ có giá trị trưng bày, quảng cáo, không có giá trị sử dụng chế tác đồ trang sức.
Quang Long (Tiền Phong)
Nguồn :
Chở về để làm hòn non bộ
Phát hiện chấn động
Với chiều cao 2,4m và chiều rộng 1,7m, khối sapphire được tập đoàn Doji đặt tên là Đại Lam Ngọc. Viên đá có độ cứng cao và chất lượng tuyệt hảo, được xem là lớn nhất từ trước đến nay, xứng đáng được đưa vào kỷ lục Guinness, trưng bày tại Trung tâm Thương mại Ruby Plaza- 44 Lê Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phát hiện chấn động khiến nhiều người đổ xô về tòa nhà Ruby Plaza Hà Nội để chiêm ngưỡng cho bằng được khối đá quý độc nhất vô nhị, “có kích thước khổng lồ với độ liền khối cao hiếm thấy vào loại bậc nhất Việt Nam từ trước tới nay”.
Tin cho hay khối đá quí được phát hiện tại một nơi thâm sơn cùng cốc thuộc huyện miền núi Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
Lúc mới phát hiện, thợ khai thác đá ở đây không hề biết đó là một khối đá sapphire quý hiếm nên vẫn dùng những loại công cụ thô sơ đào xới. Nhưng tất cả mọi dụng cụ khi chạm vào đá đều bị bật ra vì độ cứng của đá quá lớn. Thấy lạ, thợ báo về cho chủ cơ sở khai thác. Lập tức, các phương tiện như cần cẩu, khoan bê tông, máy cắt đá được điều động đến để lấy khối đá ra khỏi lòng đất, một tờ báo cho biết.
Cùng với sự trợ giúp của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm và huy động nhân công sở tại, phải mất đến hai ngày mới đưa được khối đá này ra khỏi khe suối. Cần cẩu, xe trọng tải lớn được huy động tới hiện trường, vận chuyển khối sapphire rời Nghệ An về Hà Nội. Phải mất hai tháng bóc tách các loại tạp chất, đất đá bao quanh khối đá, mài giũa để khối Đại Lam Ngọc lộ ra “sắc xanh huyền ảo”.
Đá xanh quý xếp ngổn ngang ở Châu Thành không ai mua
Hành trình về nơi phát hiện báu vật
Từ thành phố Vinh, PV Tiền Phong vượt qua 100km đến thị trấn Quỳ Hợp, thêm 30km đường rừng quanh co tới đường rẽ vào xã Châu Thành.
“Nếu mưa lớn kéo dài, chúng ta có thể bị cô lập ở trung tâm Châu Thành, vì đường giao thông ách tắc”, Hồ Ngọc, thanh niên bản địa dẫn đường, cảnh báo. Phía thượng nguồn sông Dinh, mây đen sầm sập kéo đến.
Chiếc Win rú ga, nhọc nhằn nhích từng mét trên cung đường lầy lội. Mưa lớn. Sểnh tay lái là rơi xuống vực. Ngọc chỉ đường, tôi cầm lái, vừa băng qua hai dốc đá mà mồ hôi ướt đầm vạt áo. Phía trước, con đường độc đạo dẫn vào bản Mới đỏ quạch, đất sền sệt, trơn trượt. Chiếc Win chầm chậm bò lên dốc núi, nửa đường bỗng khựng lại, bánh quay tít. Người và xe trôi về phía sau, tiến sát đến miệng vực.
Hai chiếc bánh không thể chinh phục nổi đoạn dốc sình lầy. Vừa nổ máy, chúng tôi vừa đẩy xe về phía Châu Thành. Đường đất đỏ bỗng tối sầm lại. Một dòng suối bất thần lao ra, réo ầm ầm. Vào bản Mới, nơi phát hiện khối Đại Lam Ngọc, phải qua nhiều khe suối, hai cây cầu khỉ. Người ta dựng rào, thu lộ phí ở hai đầu cầu.
Sau hơn một giờ đồng hồ đánh vật với đường trơn, chúng tôi đến trụ sở UBND Châu Thành. Cán bộ xã bận họp. Đợi gần tiếng đồng hồ, tôi mới gặp được ông Lô Minh Dương, Chủ tịch Xã. Tôi trình bày lý do, ông Dương khoát tay: “Tôi đang bận”. 17 giờ, nếu không tiếp cận bản Mới trước khi trời tối, sẽ không rút ra thị trấn được. Nước khe suối đang lên, dù trời đã tạnh.
PV phải tự dò đường vào nơi phát hiện khối Đại Lam Ngọc, cách trung tâm Châu Thành khoảng 1km. Xe đang bon bon, bất ngờ xuất hiện hai công an viên. Họ ra hiệu dừng xe. “Mời các anh về trụ sở xã làm việc”.
Tại UBND xã, ba nhân viên an ninh phục sẵn. Thiếu úy Hồ Cảnh Tiến, Công an huyện Quỳ Hợp phụ trách địa bàn Châu Thành, yêu cầu PV xuất trình thẻ nhà báo, CMND. “Các anh vào Châu Thành có việc gì? Vào lúc mấy giờ?”.
Tôi điện thoại cho Trưởng Công an huyện Quỳ Hợp, tình hình bớt căng thẳng. Cuộc họp xã vừa tan. Tôi đề nghị xã cử người dẫn đường vào bản Mới. Trưởng Công an Châu Thành, ông Vy Trung Thành điện hỏi ý kiến ông Chủ tịch xã Lô Minh Dương. Ông Dương gạt phắt: “Việc khai thác đá chưa cho phép đưa lên báo. Nhà báo không được vào bản Mới nếu không có giấy giới thiệu của huyện”.
Nơi phát hiện khối Đại Lam Ngọc. Ảnh: Quang Long
Đại Lam Ngọc được mua hơn 17 triệu đồng
Chúng tôi trở lại thị trấn, lang thang ở huyện lỵ một đêm, đợi sáng mai xin lệnh của huyện Quỳ Hợp. Vượt chặng đường xa ngái từ Vinh lên đại ngàn, bằng mọi cách, phải tiếp cận được địa điểm khai thác khối sapphire khổng lồ.
Hồ Ngọc rời Quỳ Hợp về Thanh Chương, tôi và Hồ Quang - PV báo Nông nghiệp Việt Nam gõ cửa phòng Phó Chủ tịch huyện Cao Thanh Long và làm việc với Văn phòng UBND huyện. Ông Long bực bội: “Xã làm thế là sai rồi”. Bèn điện trực tiếp cho ông Lô Minh Dương. Lần thứ hai, PV vào Châu Thành, chinh phục cung đường khổ ải từ Ngã ba Châu Thành vào bản Mới.
Trên đường đi, chúng tôi dừng lại ở bản Hăng. Ông Lô Văn Đậu hỏi: “Các chú đi tìm đá xanh phải không? Hôm qua, một chiếc xe Reo chạy qua đây, chở cục đá to đùng. Tuần rồi, có tất cả 10 chuyến xe chở đá xanh từ bản Mới ra”.
Dân bản Hăng cho biết, gần đây, ở xã Châu Thành rộ lên nạn khai thác đá xanh. “Đá nhỏ, mỗi kilôgam bán được 120.000 đồng”, chị chủ quán ở bản Hăng xởi lởi.
Dọc đường, đá xếp thành đống ngổn ngang. Hồ Quang nói đó là loại đá sắt, trong đá chứa quặng sắt, dân thu gom về bán cho các chủ đại lý. Đá sắt được tập hợp ở Châu Thành, chở đến Châu Hồng, theo các chuyến xe về xuôi.
Một chiếc xe Reo (xe vận tải có trang bị cần cẩu) đậu trước cổng UBND xã Châu Thành, chuẩn bị cho cuộc vượt rừng chở đá ra phố. Trên thùng xe xếp ngay ngắn hai khối đá nặng hơn 10 tấn vừa được cẩu lên từ khe suối, bề mặt lấm lem bùn đất.
“Không biết đó là loại đá chi mà rắn kinh khủng, búa tạ đập không vỡ. Lúc chúng tôi đưa lên xe, đá quệt vào thành sắt, khiến thành sắt bị lún, trong khi viên đá không hề bị sứt mẻ”, tài xế kể. Hỏi vận chuyển đá quí về đâu, chủ nhân là ai, người này bảo: “Một sếp ở thị trấn Quỳ Hợp đặt mua. Ở Châu Thành, loại đá này rẻ như bèo”.
Khe Loong, bản Mới nằm cách trung tâm xã chưa đầy 1km. Dân sở tại cho biết, gần đây, nhiều người nhặt được đá xanh đem bán cho tư thương. Đây cũng là địa điểm phát hiện khối Đại Lam Ngọc khổng lồ.
Chúng tôi có mặt tại khe Loong khi trời đã xế chiều. Một số người ở bản Mới đang mở rộng đường vào khe: “Còn mấy viên đá nặng chục tấn chưa lấy được, phải thông đường cho xe Reo vào”, một trung niên trần tình.
Theo lời kể của dân bản Mới, người phát hiện ra khối đá khổng lồ là anh Lương Văn Tịnh.
Một hôm, anh Tịnh cho trâu kéo khúc gỗ qua khe Loong, khúc gỗ lim va vào tảng đá gần khu vực vườn nhà mình, để lộ ra lớp màu xanh. Nhận ra khối đá xanh quen thuộc mà dân Châu Thành vẫn thường bán cho các nậu ngoài thị trấn, anh Tịnh mừng như bắt được vàng. Tháng sau, có người đến gạ mua với giá năm triệu đồng, Lương Văn Tịnh đồng ý bán ngay.
Chiếc xe vận tải có trang bị cần cẩu được điều đến khe Loong, cẩu khối Đại Lam Ngọc lên thùng xe. Phải vất vả lắm, đơn vị sở hữu mới đưa được nó rời Châu Thành ra thị trấn.
Một người đàn ông ở bản Mới chỉ vào khối đá khổng lồ nằm trên sườn dốc, nó được che chắn bằng mấy bụi xương rồng: “Đó là đá xanh, tảng đá này còn lớn hơn khối đá đã bán, nặng vài ba chục tấn. Trong khe Loong, còn có vài viên lớn cỡ này nữa. Ai mua, chúng tôi bán liền”.
Ông nói, giá hữu nghị là bảy triệu đồng. Chỗ con đường vừa mở, đống đá mấy chục viên xếp chồng lên nhau, nằm ngổn ngang trên lối đi. Loại nhỏ này, giá chỉ dăm trăm ngàn/viên.
Vậy giá trị đích thực của Đại Lam Ngọc đến đâu? Tại Công văn số 1840/TNMT-KS ngày 03/7/2009 của Phó GĐ Sở Tài nguyên & Môi trường Nghệ An Đặng Ngọc Long “Báo cáo về việc địa điểm phát hiện viên Đại Lam Ngọc 15 tấn”, khẳng định: “Loại đá này có tại xã Châu Thành, bản Cô, bản Mới, đồi Pu Pom Đan. Đặc điểm: Cấu tạo dạng hạt biến chất bám trên đá cát kết, đá phiến silic, màu lục nhạt, nâu, nâu đỏ... Công dụng: Hàm lượng Fe thấp nên không thể khai thác sắt, ít có giá trị làm trang sức, tranh đá quí do màu sắc không đạt, chỉ có giá trị làm đá mài, bột mài, trang trí non bộ”. Phó GĐ Sở TN&MT Nghệ An Đặng Ngọc Long nói thêm, khối đá có tên Đại Lam Ngọc chỉ dính một ít sapphire.
Trong Công văn số 265/PC15 ngày 14/7/2009 gửi UBND Tỉnh Nghệ An “Kết quả xác minh khối đá có tên Đại Lam Ngọc trưng bày tại Trung tâm Thương mại Ruby Plaza- 44 Lê Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, Hà Nội”, Phó GĐ Công an tỉnh Nghệ An, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, cho biết, Cty TNHH Trung Quảng Đại (huyện Nghĩa Đàn) bán một khối đá 2m3 cho Cty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Xuất Nhập khẩu Địa Kim Châu (phường Khương Trung, Hà Nội) với số tiền 7.480.000 đồng.
Cty Địa Kim Châu mua khối đá trên về Hà Nội có gia công đế gỗ để làm cảnh và bán cho một tập đoàn vàng bạc đá quý với số tiền bao gồm thuế GTGT là 17.270.000 đồng.
Làm việc với Công an Nghệ An, lãnh đạo tập đoàn DOJI nói Đại Lam Ngọc chỉ có giá trị trưng bày, quảng cáo, không có giá trị sử dụng chế tác đồ trang sức.
Quang Long (Tiền Phong)
Nguồn :
Mã:
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200934/20090823112302.aspx