Các mảng kinh doanh AI và dịch vụ đám mây của Huawei đã bị dừng hoạt động và sáp nhập vào các bộ phận khác.
Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei lại phải dừng hoạt động thêm một số bộ phận kinh doanh của công ty mình. Lần này là các bộ phận trí tuệ nhân tạo và đám mây cốt lõi mới được thành lập từ 14 tháng trước. Điều này lại càng cho thấy công ty đang phải đối mặt với các khó khăn lớn thế nào khi chuyển mình từ nhà sản xuất thiết bị sang kinh doanh dịch vụ.
Trong thông báo nội bộ của mình vào ngày 2 tháng Tư, Huawei cho biết, các bộ phận này sẽ được tách thành 2 đơn vị. Các hoạt động máy chủ và phần cứng lưu trữ sẽ do bộ phận phát triển giải pháp và sản phẩm internet của Huawei, vốn chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đảm nhiệm.
Ông Zhang Pingan đã được chỉ định làm chủ tịch mảng kinh doanh đám mây, thay thế cho ông Richard Yu, người đã trở thành chủ tịch của cả mảng đám mây và AI cũng như mảng kinh doanh đám mây từ tháng Một năm nay.
Thay đổi này cho thấy khó khăn của Huawei trong việc chuyển đổi từ một nhà cung cấp thiết bị phần cứng thành nhà cung cấp dịch vụ. Công ty được xây dựng quanh một số mảng kinh doanh cốt lõi bao gồm: mảng thiết bị mạng viễn thông, mảng kinh doanh doanh nghiệp và mảng kinh doanh tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong báo cáo nội bộ tuần trước, không nói đến việc ông Zhang Pingan sẽ báo cáo cho ai trong vị trí mới. Ông đã chịu trách nhiệm về các dịch vụ đám mây cho mảng kinh doanh tiêu dùng và trước đó làm việc dưới quyền ông Yu.
Bộ phận điện toán đám mây của Huawei bắt đầu được lập nên từ năm 2010. Và đến năm 2017, nó mới thành một đơn vị kinh doanh để tiến vào thị trường dịch vụ đám mây đang mở rộng.
Huawei Cloud nhanh chóng trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn thứ hai Trung Quốc vào Quý 4 năm 2020, chiếm 17,4% thị phần Trung Quốc – theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường Canalys. Trong khi một năm trước đó, vào Quý 4 năm 2019, bộ phận này còn chưa đứng trong top 3 thị trường. Hiện tại Alibaba vẫn đang là người chiếm đầu top đầu với 40,3% thị phần.
Trong ngày 31 tháng Ba vừa qua, ông Ken Hu, chủ tịch luân phiên của Huawei, từng cho rằng đại dịch đang mang lại thời cơ thuận lợi để các doanh nghiệp áp dụng điện toán đám mây và doanh thu mà Huawei Cloud mang lại sẽ tăng trưởng 168% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, chính nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi trong một cuộc họp nội bộ cũng cho rằng, dịch vụ đám mây của công ty mới chỉ ở tầm trung và vẫn chưa đạt đến mức cao cấp như kỳ vọng. Nguồn tin của trang Caixin cũng cho biết, hiện dịch vụ đám mây của Huawei vẫn đang đi sau các đối thủ khi chậm chân tham gia thị trường.
Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei lại phải dừng hoạt động thêm một số bộ phận kinh doanh của công ty mình. Lần này là các bộ phận trí tuệ nhân tạo và đám mây cốt lõi mới được thành lập từ 14 tháng trước. Điều này lại càng cho thấy công ty đang phải đối mặt với các khó khăn lớn thế nào khi chuyển mình từ nhà sản xuất thiết bị sang kinh doanh dịch vụ.
Trong thông báo nội bộ của mình vào ngày 2 tháng Tư, Huawei cho biết, các bộ phận này sẽ được tách thành 2 đơn vị. Các hoạt động máy chủ và phần cứng lưu trữ sẽ do bộ phận phát triển giải pháp và sản phẩm internet của Huawei, vốn chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đảm nhiệm.
Ông Zhang Pingan đã được chỉ định làm chủ tịch mảng kinh doanh đám mây, thay thế cho ông Richard Yu, người đã trở thành chủ tịch của cả mảng đám mây và AI cũng như mảng kinh doanh đám mây từ tháng Một năm nay.
Thay đổi này cho thấy khó khăn của Huawei trong việc chuyển đổi từ một nhà cung cấp thiết bị phần cứng thành nhà cung cấp dịch vụ. Công ty được xây dựng quanh một số mảng kinh doanh cốt lõi bao gồm: mảng thiết bị mạng viễn thông, mảng kinh doanh doanh nghiệp và mảng kinh doanh tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong báo cáo nội bộ tuần trước, không nói đến việc ông Zhang Pingan sẽ báo cáo cho ai trong vị trí mới. Ông đã chịu trách nhiệm về các dịch vụ đám mây cho mảng kinh doanh tiêu dùng và trước đó làm việc dưới quyền ông Yu.
Bộ phận điện toán đám mây của Huawei bắt đầu được lập nên từ năm 2010. Và đến năm 2017, nó mới thành một đơn vị kinh doanh để tiến vào thị trường dịch vụ đám mây đang mở rộng.
Huawei Cloud nhanh chóng trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn thứ hai Trung Quốc vào Quý 4 năm 2020, chiếm 17,4% thị phần Trung Quốc – theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường Canalys. Trong khi một năm trước đó, vào Quý 4 năm 2019, bộ phận này còn chưa đứng trong top 3 thị trường. Hiện tại Alibaba vẫn đang là người chiếm đầu top đầu với 40,3% thị phần.
Trong ngày 31 tháng Ba vừa qua, ông Ken Hu, chủ tịch luân phiên của Huawei, từng cho rằng đại dịch đang mang lại thời cơ thuận lợi để các doanh nghiệp áp dụng điện toán đám mây và doanh thu mà Huawei Cloud mang lại sẽ tăng trưởng 168% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, chính nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi trong một cuộc họp nội bộ cũng cho rằng, dịch vụ đám mây của công ty mới chỉ ở tầm trung và vẫn chưa đạt đến mức cao cấp như kỳ vọng. Nguồn tin của trang Caixin cũng cho biết, hiện dịch vụ đám mây của Huawei vẫn đang đi sau các đối thủ khi chậm chân tham gia thị trường.
Theo Genk