Các tập đoàn viễn thông châu Âu đang yêu cầu các công ty như Google, Netflix, Meta... trả tiền để bảo trì đường truyền do chiếm dụng quá nhiều lưu lượng Internet.
Theo các tập đoàn viễn thông, các nhà chức trách châu Âu cần xem xét xây dựng khung pháp lý về việc các công ty công nghệ cần nộp một khoản phí khi gửi dữ liệu qua đường mạng của họ. Số tiền này sẽ được dùng cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng của họ.
Họ cho rằng, những nền tảng như Amazon và Netflix đang tiêu tốn một lượng dữ liệu khổng lồ nên phải chịu một phần chi phí để tăng dung lượng đường truyền.
Ông Paolo Pescatore, nhà phân tích từ PP Foresight cho biết: “Nói một cách đơn giản là các công ty viễn thông muốn được trả một khoản phí khi phải nhận về lưu lượng ngày càng lớn từ các nền tảng”.
Ý kiến này được các quốc gia như Pháp, Ý và Tây Ban Nha ủng hộ. Vì vậy, Ủy ban châu Âu (EU) đã chuẩn bị tổ chức một buổi tọa đàm để bàn bạc về đề xuất yêu cầu các công ty công nghệ trả phí đường truyền trong năm tới.
"Dùng mạng nhưng không trả tiền"
CNBC cho biết, đây không phải là một vấn đề mới. Trong ít nhất một thập kỷ gần đây, các công ty viễn thông đã tìm nhiều cách buộc các Big Tech phải chịu một phần chi phí cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Các nhà cung cấp dịch vụ từ lâu đã cảnh giác khi doanh thu giảm do sự tăng trưởng của các ứng dụng gọi điện miễn phí như WhatsApp hay Skype. Họ nói rằng những ứng dụng này “dùng mạng mà không trả tiền”.
Năm 2012, Hiệp hội các nhà mạng các nhà mạng viễn thông châu Âu đã kêu gọi giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã bác bỏ đề xuất và cho rằng điều này có thể “gây ra tác hại” đáng kể đối với hệ sinh thái Internet.
Phải đến sau đại dịch, các quan chức ở EU mới thực sự lo lắng việc hệ thống mạng có thể bị quá tải vì một lượng lớn người dùng Internet phải làm việc tại nhà, xem phim và giải trí. Đáp trả vấn đề này, Netflix và Disney+ cho biết họ đã tối ưu hóa việc sử dụng mạng bằng cách giảm chất lượng video.
Tháng 5/2022, bà Margrethe Vestager, Ủy viên Ủy ban Cạnh tranh Liên minh châu Âu chia sẻ rằng bà sẽ xem xét việc yêu cầu các Big Tech phải trả tiền cho việc sử dụng mạng. “Họ chiếm dụng quá nhiều lưu lượng cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng lại không có đóng góp gì cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng”, bà cho biết thêm.
Theo một báo cáo của ETNO, năm 2021, các ông lớn như Meta, Alphabet, Apple, Amazon, Microsoft chiếm hơn 56% tổng lưu lượng toàn cầu.
CNBC cho biết, các nhà mạng đang đầu tư khoảng 50 tỷ EUR (tương đương với 48,5 tỷ USD) mỗi năm vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ mạng 5G và thế hệ mạng tiếp theo. Các nhà mạng đều đồng ý rằng các “đại gia” công nghệ của Mỹ nên có một khoản “đóng góp công bằng khi sử dụng dịch vụ các nhà mạng châu Âu”.
Không chỉ ở châu Âu, tại Hàn Quốc, các công ty cũng đang buộc Youtube và Netflix phải trả tiền để truy cập mạng. SK Broadband thậm chí đã kiện Netflix về việc trả tiền truy cập mạng liên quan đến việc ra mắt “Squid Game”.
Các ông lớn như Meta, Alphabet, Apple, Amazon, Microsoft chiếm hơn 56% tổng lưu lượng toàn cầu. Ảnh: Getty Images
Theo nghiên cứu thị trường của Omdia, tổng doanh thu từ các dịch vụ di động và điện thoại cố định có thể tăng 14%, lên 1,2 nghìn tỷ EUR trong 5 năm tới. Tuy nhiên, doanh thu trung bình hàng tháng của các dịch vụ viễn thông trên mỗi người dùng được dự báo sẽ giảm 4%.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu của các công ty viễn thông ở châu Âu cũng giảm mạnh so với năm trước. Theo Eikon, cổ phiếu của công ty viễn thông Stoxx Europe 600 đã giảm hơn 30% trong 5 năm qua, trong khi đó, Nasdaq 100 đã tăng hơn 70%. Theo CNBC, đối mặt với tình trạng này, các nhà cung cấp dịch vụ Internet bắt đầu tìm cách để kiếm thêm lợi nhuận.
Ông Pescatore cho rằng dịch vụ các video có định dạng cao như 4K, 8K hay sự tăng trưởng mạnh mẽ của những ứng dụng video ngắn như TikTok là nguyên nhân gây ra tình trạng lưu lượng mạng tăng đột biến. Ông cho biết thêm: “Các công ty viễn thông không có thêm bất kỳ khoản doanh thu nào cho việc cung cấp khả năng truy cập, cho dù đó là 4G hay 5G”.
Trong khi đó, lĩnh vực thế giới ảo mới nổi lại càng cần một lượng dữ liệu khổng lồ để có thể vận hành cả một vũ trụ ảo rộng lớn. Nhà phân tích Dexter Thillien tin rằng lưu lượng Internet sẽ vượt qua những gì mọi người tưởng tượng nếu thị trường này được hình thành.
Big Tech nói gì?
Theo CNBC, các công ty công nghệ lại cho rằng họ không cần phải trả phí chỉ vì truyền dữ liệu đến người dùng. Google và Netflix nói rằng khách hàng của các hãng viễn thông đã phải trả cước gọi, tin nhắn và dữ liệu di động để đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, nhiều “gã khổng lồ” công nghệ cho rằng họ đã đầu tư tiền tỷ vào hạ tầng Internet tại châu Âu. Theo dữ liệu của Analysys Mason, từ năm 2011 - 2012, họ đã đầu tư 183 tỷ EUR vào cáp quang biển, mạng phân và trung tâm dữ liệu. Netflix cũng đã cung cấp cho các công ty viễn thông hàng nghìn máy chủ miễn phí để lưu trữ dữ liệu và giảm băng thông.
Đại diện Netflix chia sẻ: “Chúng tôi đã xây hơn 700 máy chủ ở châu Âu để phục vụ người dùng sử dụng dịch vụ của mình. Việc này làm giảm lưu lượng mạng, tiết kiệm chi phí và giúp người dùng có được trải nghiệm tốt nhất”.
Hiệp hội ngành Máy tính và Truyền thông lại cho rằng, việc đòi tiền như vậy là “dựa trên quan điểm sai lầm rằng sự thiếu hụt đầu tư là do các dịch vụ đang cần chất lượng mạng tốt hơn và tốc độ nhanh hơn”.
Hơn nữa, nếu các nền tảng bị thu phí vì sử dụng đường truyền mạng, rất có thể họ sẽ chuyển phần chi phí tăng thêm này vào người dùng. Ông Matt Brittin, Chủ tịch Google châu Âu cho biết: “Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khách hàng, đặc biệt là vào thời điểm lạm phát tăng cao như hiện nay”.
Theo các tập đoàn viễn thông, các nhà chức trách châu Âu cần xem xét xây dựng khung pháp lý về việc các công ty công nghệ cần nộp một khoản phí khi gửi dữ liệu qua đường mạng của họ. Số tiền này sẽ được dùng cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng của họ.
Họ cho rằng, những nền tảng như Amazon và Netflix đang tiêu tốn một lượng dữ liệu khổng lồ nên phải chịu một phần chi phí để tăng dung lượng đường truyền.
Ông Paolo Pescatore, nhà phân tích từ PP Foresight cho biết: “Nói một cách đơn giản là các công ty viễn thông muốn được trả một khoản phí khi phải nhận về lưu lượng ngày càng lớn từ các nền tảng”.
Ý kiến này được các quốc gia như Pháp, Ý và Tây Ban Nha ủng hộ. Vì vậy, Ủy ban châu Âu (EU) đã chuẩn bị tổ chức một buổi tọa đàm để bàn bạc về đề xuất yêu cầu các công ty công nghệ trả phí đường truyền trong năm tới.
"Dùng mạng nhưng không trả tiền"
CNBC cho biết, đây không phải là một vấn đề mới. Trong ít nhất một thập kỷ gần đây, các công ty viễn thông đã tìm nhiều cách buộc các Big Tech phải chịu một phần chi phí cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Các nhà cung cấp dịch vụ từ lâu đã cảnh giác khi doanh thu giảm do sự tăng trưởng của các ứng dụng gọi điện miễn phí như WhatsApp hay Skype. Họ nói rằng những ứng dụng này “dùng mạng mà không trả tiền”.
Năm 2012, Hiệp hội các nhà mạng các nhà mạng viễn thông châu Âu đã kêu gọi giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã bác bỏ đề xuất và cho rằng điều này có thể “gây ra tác hại” đáng kể đối với hệ sinh thái Internet.
Phải đến sau đại dịch, các quan chức ở EU mới thực sự lo lắng việc hệ thống mạng có thể bị quá tải vì một lượng lớn người dùng Internet phải làm việc tại nhà, xem phim và giải trí. Đáp trả vấn đề này, Netflix và Disney+ cho biết họ đã tối ưu hóa việc sử dụng mạng bằng cách giảm chất lượng video.
Tháng 5/2022, bà Margrethe Vestager, Ủy viên Ủy ban Cạnh tranh Liên minh châu Âu chia sẻ rằng bà sẽ xem xét việc yêu cầu các Big Tech phải trả tiền cho việc sử dụng mạng. “Họ chiếm dụng quá nhiều lưu lượng cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng lại không có đóng góp gì cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng”, bà cho biết thêm.
Theo một báo cáo của ETNO, năm 2021, các ông lớn như Meta, Alphabet, Apple, Amazon, Microsoft chiếm hơn 56% tổng lưu lượng toàn cầu.
CNBC cho biết, các nhà mạng đang đầu tư khoảng 50 tỷ EUR (tương đương với 48,5 tỷ USD) mỗi năm vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ mạng 5G và thế hệ mạng tiếp theo. Các nhà mạng đều đồng ý rằng các “đại gia” công nghệ của Mỹ nên có một khoản “đóng góp công bằng khi sử dụng dịch vụ các nhà mạng châu Âu”.
Không chỉ ở châu Âu, tại Hàn Quốc, các công ty cũng đang buộc Youtube và Netflix phải trả tiền để truy cập mạng. SK Broadband thậm chí đã kiện Netflix về việc trả tiền truy cập mạng liên quan đến việc ra mắt “Squid Game”.
Các ông lớn như Meta, Alphabet, Apple, Amazon, Microsoft chiếm hơn 56% tổng lưu lượng toàn cầu. Ảnh: Getty Images
Theo nghiên cứu thị trường của Omdia, tổng doanh thu từ các dịch vụ di động và điện thoại cố định có thể tăng 14%, lên 1,2 nghìn tỷ EUR trong 5 năm tới. Tuy nhiên, doanh thu trung bình hàng tháng của các dịch vụ viễn thông trên mỗi người dùng được dự báo sẽ giảm 4%.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu của các công ty viễn thông ở châu Âu cũng giảm mạnh so với năm trước. Theo Eikon, cổ phiếu của công ty viễn thông Stoxx Europe 600 đã giảm hơn 30% trong 5 năm qua, trong khi đó, Nasdaq 100 đã tăng hơn 70%. Theo CNBC, đối mặt với tình trạng này, các nhà cung cấp dịch vụ Internet bắt đầu tìm cách để kiếm thêm lợi nhuận.
Ông Pescatore cho rằng dịch vụ các video có định dạng cao như 4K, 8K hay sự tăng trưởng mạnh mẽ của những ứng dụng video ngắn như TikTok là nguyên nhân gây ra tình trạng lưu lượng mạng tăng đột biến. Ông cho biết thêm: “Các công ty viễn thông không có thêm bất kỳ khoản doanh thu nào cho việc cung cấp khả năng truy cập, cho dù đó là 4G hay 5G”.
Trong khi đó, lĩnh vực thế giới ảo mới nổi lại càng cần một lượng dữ liệu khổng lồ để có thể vận hành cả một vũ trụ ảo rộng lớn. Nhà phân tích Dexter Thillien tin rằng lưu lượng Internet sẽ vượt qua những gì mọi người tưởng tượng nếu thị trường này được hình thành.
Big Tech nói gì?
Theo CNBC, các công ty công nghệ lại cho rằng họ không cần phải trả phí chỉ vì truyền dữ liệu đến người dùng. Google và Netflix nói rằng khách hàng của các hãng viễn thông đã phải trả cước gọi, tin nhắn và dữ liệu di động để đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, nhiều “gã khổng lồ” công nghệ cho rằng họ đã đầu tư tiền tỷ vào hạ tầng Internet tại châu Âu. Theo dữ liệu của Analysys Mason, từ năm 2011 - 2012, họ đã đầu tư 183 tỷ EUR vào cáp quang biển, mạng phân và trung tâm dữ liệu. Netflix cũng đã cung cấp cho các công ty viễn thông hàng nghìn máy chủ miễn phí để lưu trữ dữ liệu và giảm băng thông.
Đại diện Netflix chia sẻ: “Chúng tôi đã xây hơn 700 máy chủ ở châu Âu để phục vụ người dùng sử dụng dịch vụ của mình. Việc này làm giảm lưu lượng mạng, tiết kiệm chi phí và giúp người dùng có được trải nghiệm tốt nhất”.
Hiệp hội ngành Máy tính và Truyền thông lại cho rằng, việc đòi tiền như vậy là “dựa trên quan điểm sai lầm rằng sự thiếu hụt đầu tư là do các dịch vụ đang cần chất lượng mạng tốt hơn và tốc độ nhanh hơn”.
Hơn nữa, nếu các nền tảng bị thu phí vì sử dụng đường truyền mạng, rất có thể họ sẽ chuyển phần chi phí tăng thêm này vào người dùng. Ông Matt Brittin, Chủ tịch Google châu Âu cho biết: “Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khách hàng, đặc biệt là vào thời điểm lạm phát tăng cao như hiện nay”.
Theo Genk