Khi mọi người cần tai nghe mới, họ thường sẽ chọn các thương hiệu nhỏ trên các trang thương mại điện tử, cửa hàng bán lẻ với mức giá cực rẻ hoặc thậm chí, nếu chịu chơi, họ lại vào Apple Store để chọn những sản phẩm tai nghe từ Apple.
Còn đối với những ai yêu thích âm thanh thường tham khảo các diễn đàn như Head-Fi, những người hiểu biết về driver Balanced Armature (BA) hay Dynamic hoặc muốn thử nghiệm thiết bị và tạo ra một biểu đồ phổ tần đo đạc, lại có nhiều lựa chọn hơn. Sự đa dạng đó đến từ một loạt các thương hiệu Trung Quốc vô danh, thường bán những chiếc tai nghe với giá 25 USD. Những người yêu thích sự mỹ miều từ âm thanh thay vì ngoại hình này mua những sản phẩm giá rẻ trên trang AliExpress (Taobao hay thậm chí là Shopee). Sau đó, họ đo đạc kỹ lưỡng chúng và đánh giá chúng trên blog của mình, diễn đàn Head-Fi hay thậm chí là YouTube. Tất nhiên, họ cũng đưa ra những ưu và nhược điểm của các chiếc tai nghe giá rẻ này.
Những liên quan đến điều này đều được gọi là "Chi-Fi". Đây là cụm từ kết hợp giữa "Chinese" (Trung Quốc) và "High-Fidelity". Nó thường được dùng để chỉ các thiết bị âm thanh di động - nhưng hầu như toàn là những chiếc tai nghe nằm ngoài ống tai như AirPods hay dạng tai nghe in-ear monitor (IEM) vốn có các mút tai (tips) nhỏ và nhét vào bên trong ống tai - xuất phát từ nhiều công ty vô danh tại Trung Quốc. Nó là một "chợ giời" ẩn dật kỳ lạ đến mức khi bạn tìm kiếm một thứ gì đó rất cơ bản trên Amazon (ví dụ như "iPhone case" hay "boxer briefs") thì nó lại xuất hiện những trang của các thương hiệu Trung Quốc mà chúng ta vốn chưa từng nghe đến. Tên các công ty này khá dễ nhớ, giá cả cực kỳ rẻ và danh sách sản phẩm rất đơn giản hoặc đôi khi gây nhầm lẫn. Tất nhiên, sẽ có lý do mà chúng ta tự mặc định rằng những thứ có mức giá rẻ hơn 6 USD (khoảng tầm 150.000 đồng tại Việt Nam) không thể đủ tốt khi sử dụng. Thế nhưng, thị trường Hi-Fi Trung Quốc lại cung cấp cho chúng ta những phiên bản có thể tốt nhất trên thế giới. Dù thương hiệu vô danh, giá thấp đến mức kỳ lạ nhưng sản phẩm lại thực sự tốt, vậy thì lý do gì để chúng ta từ chối chúng?
Các chiếc tai nghe earbuds có xuất xứ từ những thương hiệu vô danh tạiTrung Quốc
"Lần đầu tiên tôi nghe đến thuật ngữ Chi-Fi là cách đây khoảng 2-3 năm trước, nó giống như một loại meme", Lachlan Tsang – một YouTuber đồng thời cũng đang làm việc tại một cửa hàng âm thanh high-end cao cấp tại Sydney, Úc.
"Khoảng năm 2010, chúng chỉ xuất hiện trên Taobao – một loại Amazon hay eBay tại Trung Quốc", Alfred Lee, một anh chàng đến từ Hồng Kông đang cùng với một số người bạn điều hành một trang web tập trung vào các sản phẩm Trung Quốc có tên là Acccesible Audio.
Thuật ngữ này lần đầu xuất hiện trên Reddit vào cuối năm 2015, nhưng chúng đã có một vài năm trước đó. Những thương hiệu này có tên như Tin Audio, Yinyoo, Revonext hay viết tắt lại thành các chữ cái khác nhau (KZ, BQEYZ, QDC). Mức giá của chúng cũng khá đa dạng, nhưng đa phần lại rất rẻ, dao động từ 10 USD đến 50 USD. Tất nhiên, với mức giá như vậy, chất lượng bên ngoài sẽ khá kém hoặc không đồng đều, ít phụ kiện và không có dịch vụ hậu mãi nào.
Hầu hết các công ty âm thanh đều sản xuất sản phẩm của mình tại Trung Quốc, thế nên, cũng dễ hiểu khi các công ty trong nước chiếm được lợi thế về giá cả. Sự tập trung của thiết bị, chuyên môn và nguyên liệu thô đã tạo ra nhiều điểm sản xuất thiết bị điện tử bán-DIY, nổi tiếng nhất là tại Thâm Quyến. Đây là một trong số ít nơi trên Trái Đất, và chắc chắn là lớn nhất, để bạn có thể mua số lượng lớn các hàng hóa về âm thanh bao gồm vỏ tai nghe bằng nhựa, dây cáp, driver hay tất cả những bộ phận khác cấu tạo nên một chiếc tai nghe. Thâm Quyến và một số thành phố khác của Trung Quốc là nơi chào đời hoàn hảo cho những công ty này. Rõ ràng, câu chuyện nguồn gốc cho mỗi thương hiệu cá nhân là có khác nhau đôi chút. Một số bắt đầu từ nhà sản xuất thiết bị ban đầu hay OEM, nghĩa là họ thực sự tạo ra những thứ mà các thương hiệu Beats hay Shure hoặc các công ty khác đặt hàng. "Một vài trong số họ chỉ là các công ty thương mai, một số là những kỹ sư đã rời bỏ các nhà máy khác. Đó là những biến thể có thể xảy ra", Mike Kasco, một nhà tư vấn kỹ thuật âm thanh, người đã dành 35 năm để thám thính các nhà máy trên toàn Châu Á.
Các driver, dây kết nối bên trong những chiếc tai nghe vô danh từ Trung Quốc có giá cực kỳ rẻ
Điều này là hoàn toàn có thể bởi các thành phần liên quan, bao gồm dây cáp, vỏ bên ngoài, driver hay dây điện, đều có mức giá tương đối rẻ, thậm chí là có chất lượng tốt nhất. Mang loa nhỏ bên trong tai nghe có giá ít nhất 5 cent, hoặc 4 USD cho phiên bản có phủ kim cương. Và đối với tai nghe earbud cũng như IEM, chất lượng linh kiện sẽ được chuyển hóa trực tiếp đến chất lượng thành phẩm. Nếu sử dụng những driver và mạch chất lượng thuộc hàng top, sản phẩm chắc chắn sẽ có chất âm rất tốt, ngay cả khi chất lượng build sẽ khá tệ đôi chút. (Điều này khác hẳn với một đôi giàu, trong đó, chất liệu da và xốp tốt nhất không được chuyển hóa đến độ thoải mái khi mang).
Cách mọi người quan tâm đến các thiết bị âm thanh không giống với nhiều thiết bị điện tử khác được sản xuất tại Trung Quốc. Chẳng ai dành ra một tuần để nghiên cứu bộ sạc pin di động, sợi cáp USB hay thậm chí là bộ giá treo smartphone trên xe hơi tốt nhất. Những vật dùng này chỉ có 2 khả năng: hoạt động hoặc không. Còn với âm thanh lại khác. Phạm vi giữa tốt và tệ rộng hơn rất nhiều, từ thời trang, thiết kế, cho đến sử dụng với những trường hợp cũng như lựa chọn thương hiệu khác nhau. Một người yêu thích Bose sẽ khác hoàn toàn với một fan Grado. Và vì hầu hết khách hàng không có thời gian hay tiền bạc để thử nghiệm từng thương hiệu, hầu hết chúng ta đều dựa vào những thương hiệu nổi tiếng để "tin tưởng mù quáng" rằng chúng có thể mang lại trải nghiệm tốt.
Dĩ nhiên, thương hiệu cao cấp cũng đi kèm lợi nhuận khủng. "Best Buy có thể nhận được hoa hồng lên đến 50%", Klasco cho hay. Đối với các công ty âm thanh có tiếng, các chi phí đều được cộng dồn vào, bao gồm thử nghiệm rộng rãi, thiết kế, tiếp thị, chi phí nhân viên, đóng gói, vận chuyển và thậm chí là nhiều lần từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, cuối cùng là nhà bán lẻ.
Tin Audio T3
Các thương hiệu Trung Quốc cắt bỏ tất cả những thứ đó. Một số công ty lớn nhất và tham vọng lớn còn có trang web riêng của mình, còn nếu không, đa số họ đều tạo ra ít nhất một gian hàng trên AliExpress. Một số công ty mua lại driver, thực tế là loa nhỏ, từ các nhà máy sản xuất cho Sennheiser và Beats. Tin Audio sử dụng các driver Balanced Arnature (BA) từ hãng Knowles danh tiếng cho mẫu T3 của mình. Đó chính là điều quan trọng nhất bên trong sản phẩm này. Những driver tương tự, hoặc ít nhất chỉ có một số giống nhau, có thể được sử dụng trong các chiếc tai nghe IEM của Ultimate Ears vốn có giá hàng trăm hoặc hàng ngàn USD. Các nhà máy sản xuất driver không quan tâm họ bán cho ai, họ chỉ duy trì một mức chất lượng nhất định bởi khách hàng của họ bị phụ thuộc vào điều đó. Một khi bạn có nguồn hàng cho những bộ phận cần thiết, không quá khó để lắp ghép chúng lại với nhau. Quy trình này không quá tốn kém. "Nếu bạn có một chiếc xe loại lớn và một bình keo, bạn đã có thể kinh doanh", Klasco cho hay.
Những chiếc tai nghe cuối cùng có thể khiến bạn bất ngờ với những linh kiện cao cấp bên trong, đồng nghĩa rằng sẽ mang lại chất lượng âm thanh tuyệt vời, nhưng lại đến từ các công ty về cơ bản không có bất kỳ chi phí hoạt động nòa. Những công ty vẫn có thể kiếm được lợi nhuận vững chắc nếu mọi người có thể tìm thấy sản phẩm của họ.
Thật khó để xác nhận rằng có bao nhiệu vụ trộm cắp tài sản trí tuệ trong hỗn hợp này. Các sản phẩm giả mạo đã và đang tồn tại tại nhiều trung tâm công nghệ tương tự tại Trung Quốc. Và bạn thường có thể phát hiện rằng các thương hiệu Trung Quốc này chuyên làm giả những sản phẩm của phương Tây tại các chợ và hội nghị ở Trung Quốc (và cả trên AliExpress cũng như Amazon). Klasco cho hay, anh thường đề nghị các nhà cung cấp tham gia hội nghị cho mình tham quan cơ sở của họ. Nếu họ đưa ra một lý do nào đó không có anh đến thăm thì có lẽ, các công ty này đang làm điều gì đó đen tối – bán lại, làm giả hay thậm chí là tệ hơn.
Những chiếc tai nghe của Campfire bị sao chép thiết kế khá nhiều
Nhưng Klasco cũng bổ sung thêm, hầu hết các công ty đều rất vui vẻ đưa anh đến tham qua và anh thường thấy rằng họ cũng làm những điều tương tự như nhiều công ty lớn: mua các thành phần từ các nhà máy sản xuất linh kiện, lắp ráp chúng lại và bán ra sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, có một số hoài nghi về cảm hứng thiết kế ở đây. Gần đây đã nổi lên xu hướng sử dụng thiết kế vỏ cyberpunk chất liệu kim loại, và khả năng cao lấy cảm hứng từ Campfire Audio. Dù vậy, điều đó cũng xảy ra với những công ty lớn, thế nên, đó chẳng phải là một vụ "ăn cắp" thiết kế.
Đôi khi, các nhà sản xuất ẩn cần phải đáp ứng đủ các yếu tố sau để vượt qua các kênh bán lẻ thông thường: thuê nhân viên dịch vụ khách hàng, thiết kế trang web, nhân viên kiểm soát chất lượng và tất cả những thứ khác mà các công ty đã thành lập đều dó. Một ví dụ điển hình là Anker. Họ đã từng sản xuất pin thay thế cho laptop trước khi chuyển sang một công ty chuyên cung cấp các bộ sạc pin di động. Trong vài năm gần đây, họ đã trở thành một thương hiệu được công nhận trên toàn cầu.
Một vài công ty Hi-Fi Trung Quốc đều có điều này. Cả Lee và Tsang đều đề cập đến FiiO và HiFiMan. Hai công ty này đều có trang web riêng của mình để trưng bày các sản phẩm của họ. Klasco thực sự không đồng tình khi đưa HiFiMan vào danh sách các thương hiệu không tên tuổi này, dù rằng nó thực sự nó là một phiên bản lớn hơn, lâu đời hơn và thành công hơn so với những công ty khác. Khởi điểm của HiFiMan là một công ty Trung Quốc rất nhỏ nhưng bất ngờ tìm thấy sự thành công với một vài sản phẩm của mình và nhanh chóng tăng trưởng. "HiFiMan không phải là một thương hiệu không tên tuổi", Klasco cho hay. "Họ cũng sản xuất ra những thứ rất đắt tiền và phức tạp". FiiO cũng vậy. Công ty âm thanh đến từ Trung Quốc này đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ nhiều nguồn chính thống (trong đó có cả The Verge).
RE1000 - chiếc tai nghe in-ear cao cấp nhất của HiFiMan cung cấp dưới dạng Custom IEM (CIEM)
Nhưng đối với hầu hết người am hiểu về thế giới Hi-Fi Trung Quốc thì không phải bất kỳ sản phẩm vào cũng thành công. Họ thích sàng lọc "rác" và công bằng mà nói, chúng là một lượng rác khá lớn. Tất cả họ hi vọng tìm được viên ngọc trong bãi rác đó: một cặp IEM 25 USD màu đỏ sử dụng bỏ kim loại góc cạnh, lấy cảm hứng từ một số công ty lớn hơn, nhưng chất âm lại thật tuyệt vời, ngang ngửa với một cặp IEM 500 USD. "Các sản phẩm này xuất xứ từ những nhà máy ẩn danh này", Tsang cho hay. "Câu chuyện thương hiệu được thay thế bằng câu chuyện chung về sản xuất tại Trung Quốc và bạn sẽ có cảm giác rằng đang nhận được một điều bí mật gì đó".
Vẫn có những trang đánh giá chuyên sâu tập trung vào các thương hiệu Hi-Fi đến từ Trung Quốc, ví dụ như AudioBudget. Trong khi đó, chủ đề dài nhất trên diễn đàn âm thanh Head-Fi lại liên quan đến thế giới Hi-Fi Trung Quốc với hơn 48.000 bài đăng. Dĩ nhiên, đó không thực sự là một số liệu khách quan bởi cũng có những chủ đề riêng biệt khác về cùng một thương hiệu lên đến 100.000 câu trả lời khác hoặc nhiều hơn. Cồng đồng này rất sôi động với những phe phái và chủ đề tranh luận khác nhau như tần số đáp ứng V-shaped hay U-shaped (nôm na là hình dạng của phổ tần đáp ứng của tai giống hình chữ V hoặc chữ U) hay các lỗ thông hơi nhỏ nhất định làm cho âm trầm trên tai nghe IEM tốt hơn như thế nào, hoặc thậm chí là những bộ tips silicon nào tốt nhất để sử dụng với chúng. Cộng đồng audiophile (những người đam mê âm nhạc) luôn thích tranh luận. Có rất nhiều "cuộc chiến tranh luận" về những dữ liệu chủ quan lẫn khách quan và cố gắng đưa ra để giải thích cho chiến tuyến còn lại. Cuối cùng nó lại chỉ là một mớ hỗn độn vô tận không thể trung hòa. Đó không phải là một lời chỉ trích, sự lộn xộn đó mới là niềm vui của audiophile.
Biểu đồ đo tần số đáp ứng của Tin Audio T3
Và với nguồn cung vô tận cho các sản phẩm giá cả phải chăng, những thương hiệu Hi-Fi Trung Quốc đã cung cấp thêm một thứ gì đó thật mới lạ để tranh luận. Đối với nhiều người trên diễn đàn này, các thiết bị audiophile cổ điện là vô vọng và nằm ngoài tầm với của họ. Các chiếc tai nghe audiophile hàng đầu của CNET có giá khoảng 2.400 USD, không đến nỗi tệ. Những bộ loa cao cấp thường có giá trên 10.000 USD. Hầu hết mọi người không thể với tới những loại thiết bị đó, ngay cả những người rất thích thưởng thức chất lượng âm thanh. Sự bùng nổ từ thế giới Hi-Fi Trung Quốc đã giúp họ có thể mua sắm, so sánh và phân tích các thiết bị âm thanh dựa trên tiêu chuẩn của họ - một điều mà trước đây chưa từng xảy ra.
Một thiết bị đo tần số giá rẻ từ MiniDSP
Ngay cả các thiết bị đo đạc biểu đồ tần số cũng dần có mức giá phải chăng hơn. MiniDSP đã tạo ra một sản phẩm có giá khoảng 200 USD – về cơ bản đây là một bộ tai nhân tạo có micro bên trong – để người dùng thông thường có thể thực hiện những bài đánh giá đo đạc phù hợp. Đó là một loại thiết bị thường luôn có mức giá lên đến hàng chục ngàn USD. Tất nhiên, giá cao hơn cũng đồng nghĩa rằng nó tốt hơn. Nhưng giống như "cơn lũ" tai nghe cao cấp giá rẻ, MiniDSP thực sự có năng lực và mang giá cả phải chăng đến với phần phía dưới của thế giới âm thanh.
Với tất cả những đồ chơi âm thanh giá rẻ này, việc yêu thích và đam mê với chúng là một điều dễ hiểu. Một chủ sở hữu của trang web liên quan đến Hi-Fi Trung Quốc từ chối trả lời một buổi phỏng vấn vì lý do rằng "anh cần tạm dừng sở thích này để dành thời gian cho gia đình".
"Khá dễ dàng để gia nhập vào thế giới này, và có lẽ bạn sẽ muốn thử nhiều hơn nữa", Lee cho hay. "Với Chi-Fi, nó giống như kiểu ‘Ồ, chúng chỉ có 20 USD, tại sao không thử'".
Còn đối với những ai yêu thích âm thanh thường tham khảo các diễn đàn như Head-Fi, những người hiểu biết về driver Balanced Armature (BA) hay Dynamic hoặc muốn thử nghiệm thiết bị và tạo ra một biểu đồ phổ tần đo đạc, lại có nhiều lựa chọn hơn. Sự đa dạng đó đến từ một loạt các thương hiệu Trung Quốc vô danh, thường bán những chiếc tai nghe với giá 25 USD. Những người yêu thích sự mỹ miều từ âm thanh thay vì ngoại hình này mua những sản phẩm giá rẻ trên trang AliExpress (Taobao hay thậm chí là Shopee). Sau đó, họ đo đạc kỹ lưỡng chúng và đánh giá chúng trên blog của mình, diễn đàn Head-Fi hay thậm chí là YouTube. Tất nhiên, họ cũng đưa ra những ưu và nhược điểm của các chiếc tai nghe giá rẻ này.
Những liên quan đến điều này đều được gọi là "Chi-Fi". Đây là cụm từ kết hợp giữa "Chinese" (Trung Quốc) và "High-Fidelity". Nó thường được dùng để chỉ các thiết bị âm thanh di động - nhưng hầu như toàn là những chiếc tai nghe nằm ngoài ống tai như AirPods hay dạng tai nghe in-ear monitor (IEM) vốn có các mút tai (tips) nhỏ và nhét vào bên trong ống tai - xuất phát từ nhiều công ty vô danh tại Trung Quốc. Nó là một "chợ giời" ẩn dật kỳ lạ đến mức khi bạn tìm kiếm một thứ gì đó rất cơ bản trên Amazon (ví dụ như "iPhone case" hay "boxer briefs") thì nó lại xuất hiện những trang của các thương hiệu Trung Quốc mà chúng ta vốn chưa từng nghe đến. Tên các công ty này khá dễ nhớ, giá cả cực kỳ rẻ và danh sách sản phẩm rất đơn giản hoặc đôi khi gây nhầm lẫn. Tất nhiên, sẽ có lý do mà chúng ta tự mặc định rằng những thứ có mức giá rẻ hơn 6 USD (khoảng tầm 150.000 đồng tại Việt Nam) không thể đủ tốt khi sử dụng. Thế nhưng, thị trường Hi-Fi Trung Quốc lại cung cấp cho chúng ta những phiên bản có thể tốt nhất trên thế giới. Dù thương hiệu vô danh, giá thấp đến mức kỳ lạ nhưng sản phẩm lại thực sự tốt, vậy thì lý do gì để chúng ta từ chối chúng?
Các chiếc tai nghe earbuds có xuất xứ từ những thương hiệu vô danh tạiTrung Quốc
"Lần đầu tiên tôi nghe đến thuật ngữ Chi-Fi là cách đây khoảng 2-3 năm trước, nó giống như một loại meme", Lachlan Tsang – một YouTuber đồng thời cũng đang làm việc tại một cửa hàng âm thanh high-end cao cấp tại Sydney, Úc.
"Khoảng năm 2010, chúng chỉ xuất hiện trên Taobao – một loại Amazon hay eBay tại Trung Quốc", Alfred Lee, một anh chàng đến từ Hồng Kông đang cùng với một số người bạn điều hành một trang web tập trung vào các sản phẩm Trung Quốc có tên là Acccesible Audio.
Thuật ngữ này lần đầu xuất hiện trên Reddit vào cuối năm 2015, nhưng chúng đã có một vài năm trước đó. Những thương hiệu này có tên như Tin Audio, Yinyoo, Revonext hay viết tắt lại thành các chữ cái khác nhau (KZ, BQEYZ, QDC). Mức giá của chúng cũng khá đa dạng, nhưng đa phần lại rất rẻ, dao động từ 10 USD đến 50 USD. Tất nhiên, với mức giá như vậy, chất lượng bên ngoài sẽ khá kém hoặc không đồng đều, ít phụ kiện và không có dịch vụ hậu mãi nào.
Hầu hết các công ty âm thanh đều sản xuất sản phẩm của mình tại Trung Quốc, thế nên, cũng dễ hiểu khi các công ty trong nước chiếm được lợi thế về giá cả. Sự tập trung của thiết bị, chuyên môn và nguyên liệu thô đã tạo ra nhiều điểm sản xuất thiết bị điện tử bán-DIY, nổi tiếng nhất là tại Thâm Quyến. Đây là một trong số ít nơi trên Trái Đất, và chắc chắn là lớn nhất, để bạn có thể mua số lượng lớn các hàng hóa về âm thanh bao gồm vỏ tai nghe bằng nhựa, dây cáp, driver hay tất cả những bộ phận khác cấu tạo nên một chiếc tai nghe. Thâm Quyến và một số thành phố khác của Trung Quốc là nơi chào đời hoàn hảo cho những công ty này. Rõ ràng, câu chuyện nguồn gốc cho mỗi thương hiệu cá nhân là có khác nhau đôi chút. Một số bắt đầu từ nhà sản xuất thiết bị ban đầu hay OEM, nghĩa là họ thực sự tạo ra những thứ mà các thương hiệu Beats hay Shure hoặc các công ty khác đặt hàng. "Một vài trong số họ chỉ là các công ty thương mai, một số là những kỹ sư đã rời bỏ các nhà máy khác. Đó là những biến thể có thể xảy ra", Mike Kasco, một nhà tư vấn kỹ thuật âm thanh, người đã dành 35 năm để thám thính các nhà máy trên toàn Châu Á.
Các driver, dây kết nối bên trong những chiếc tai nghe vô danh từ Trung Quốc có giá cực kỳ rẻ
Điều này là hoàn toàn có thể bởi các thành phần liên quan, bao gồm dây cáp, vỏ bên ngoài, driver hay dây điện, đều có mức giá tương đối rẻ, thậm chí là có chất lượng tốt nhất. Mang loa nhỏ bên trong tai nghe có giá ít nhất 5 cent, hoặc 4 USD cho phiên bản có phủ kim cương. Và đối với tai nghe earbud cũng như IEM, chất lượng linh kiện sẽ được chuyển hóa trực tiếp đến chất lượng thành phẩm. Nếu sử dụng những driver và mạch chất lượng thuộc hàng top, sản phẩm chắc chắn sẽ có chất âm rất tốt, ngay cả khi chất lượng build sẽ khá tệ đôi chút. (Điều này khác hẳn với một đôi giàu, trong đó, chất liệu da và xốp tốt nhất không được chuyển hóa đến độ thoải mái khi mang).
Cách mọi người quan tâm đến các thiết bị âm thanh không giống với nhiều thiết bị điện tử khác được sản xuất tại Trung Quốc. Chẳng ai dành ra một tuần để nghiên cứu bộ sạc pin di động, sợi cáp USB hay thậm chí là bộ giá treo smartphone trên xe hơi tốt nhất. Những vật dùng này chỉ có 2 khả năng: hoạt động hoặc không. Còn với âm thanh lại khác. Phạm vi giữa tốt và tệ rộng hơn rất nhiều, từ thời trang, thiết kế, cho đến sử dụng với những trường hợp cũng như lựa chọn thương hiệu khác nhau. Một người yêu thích Bose sẽ khác hoàn toàn với một fan Grado. Và vì hầu hết khách hàng không có thời gian hay tiền bạc để thử nghiệm từng thương hiệu, hầu hết chúng ta đều dựa vào những thương hiệu nổi tiếng để "tin tưởng mù quáng" rằng chúng có thể mang lại trải nghiệm tốt.
Dĩ nhiên, thương hiệu cao cấp cũng đi kèm lợi nhuận khủng. "Best Buy có thể nhận được hoa hồng lên đến 50%", Klasco cho hay. Đối với các công ty âm thanh có tiếng, các chi phí đều được cộng dồn vào, bao gồm thử nghiệm rộng rãi, thiết kế, tiếp thị, chi phí nhân viên, đóng gói, vận chuyển và thậm chí là nhiều lần từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, cuối cùng là nhà bán lẻ.
Tin Audio T3
Các thương hiệu Trung Quốc cắt bỏ tất cả những thứ đó. Một số công ty lớn nhất và tham vọng lớn còn có trang web riêng của mình, còn nếu không, đa số họ đều tạo ra ít nhất một gian hàng trên AliExpress. Một số công ty mua lại driver, thực tế là loa nhỏ, từ các nhà máy sản xuất cho Sennheiser và Beats. Tin Audio sử dụng các driver Balanced Arnature (BA) từ hãng Knowles danh tiếng cho mẫu T3 của mình. Đó chính là điều quan trọng nhất bên trong sản phẩm này. Những driver tương tự, hoặc ít nhất chỉ có một số giống nhau, có thể được sử dụng trong các chiếc tai nghe IEM của Ultimate Ears vốn có giá hàng trăm hoặc hàng ngàn USD. Các nhà máy sản xuất driver không quan tâm họ bán cho ai, họ chỉ duy trì một mức chất lượng nhất định bởi khách hàng của họ bị phụ thuộc vào điều đó. Một khi bạn có nguồn hàng cho những bộ phận cần thiết, không quá khó để lắp ghép chúng lại với nhau. Quy trình này không quá tốn kém. "Nếu bạn có một chiếc xe loại lớn và một bình keo, bạn đã có thể kinh doanh", Klasco cho hay.
Những chiếc tai nghe cuối cùng có thể khiến bạn bất ngờ với những linh kiện cao cấp bên trong, đồng nghĩa rằng sẽ mang lại chất lượng âm thanh tuyệt vời, nhưng lại đến từ các công ty về cơ bản không có bất kỳ chi phí hoạt động nòa. Những công ty vẫn có thể kiếm được lợi nhuận vững chắc nếu mọi người có thể tìm thấy sản phẩm của họ.
Thật khó để xác nhận rằng có bao nhiệu vụ trộm cắp tài sản trí tuệ trong hỗn hợp này. Các sản phẩm giả mạo đã và đang tồn tại tại nhiều trung tâm công nghệ tương tự tại Trung Quốc. Và bạn thường có thể phát hiện rằng các thương hiệu Trung Quốc này chuyên làm giả những sản phẩm của phương Tây tại các chợ và hội nghị ở Trung Quốc (và cả trên AliExpress cũng như Amazon). Klasco cho hay, anh thường đề nghị các nhà cung cấp tham gia hội nghị cho mình tham quan cơ sở của họ. Nếu họ đưa ra một lý do nào đó không có anh đến thăm thì có lẽ, các công ty này đang làm điều gì đó đen tối – bán lại, làm giả hay thậm chí là tệ hơn.
Những chiếc tai nghe của Campfire bị sao chép thiết kế khá nhiều
Nhưng Klasco cũng bổ sung thêm, hầu hết các công ty đều rất vui vẻ đưa anh đến tham qua và anh thường thấy rằng họ cũng làm những điều tương tự như nhiều công ty lớn: mua các thành phần từ các nhà máy sản xuất linh kiện, lắp ráp chúng lại và bán ra sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, có một số hoài nghi về cảm hứng thiết kế ở đây. Gần đây đã nổi lên xu hướng sử dụng thiết kế vỏ cyberpunk chất liệu kim loại, và khả năng cao lấy cảm hứng từ Campfire Audio. Dù vậy, điều đó cũng xảy ra với những công ty lớn, thế nên, đó chẳng phải là một vụ "ăn cắp" thiết kế.
Đôi khi, các nhà sản xuất ẩn cần phải đáp ứng đủ các yếu tố sau để vượt qua các kênh bán lẻ thông thường: thuê nhân viên dịch vụ khách hàng, thiết kế trang web, nhân viên kiểm soát chất lượng và tất cả những thứ khác mà các công ty đã thành lập đều dó. Một ví dụ điển hình là Anker. Họ đã từng sản xuất pin thay thế cho laptop trước khi chuyển sang một công ty chuyên cung cấp các bộ sạc pin di động. Trong vài năm gần đây, họ đã trở thành một thương hiệu được công nhận trên toàn cầu.
Một vài công ty Hi-Fi Trung Quốc đều có điều này. Cả Lee và Tsang đều đề cập đến FiiO và HiFiMan. Hai công ty này đều có trang web riêng của mình để trưng bày các sản phẩm của họ. Klasco thực sự không đồng tình khi đưa HiFiMan vào danh sách các thương hiệu không tên tuổi này, dù rằng nó thực sự nó là một phiên bản lớn hơn, lâu đời hơn và thành công hơn so với những công ty khác. Khởi điểm của HiFiMan là một công ty Trung Quốc rất nhỏ nhưng bất ngờ tìm thấy sự thành công với một vài sản phẩm của mình và nhanh chóng tăng trưởng. "HiFiMan không phải là một thương hiệu không tên tuổi", Klasco cho hay. "Họ cũng sản xuất ra những thứ rất đắt tiền và phức tạp". FiiO cũng vậy. Công ty âm thanh đến từ Trung Quốc này đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ nhiều nguồn chính thống (trong đó có cả The Verge).
RE1000 - chiếc tai nghe in-ear cao cấp nhất của HiFiMan cung cấp dưới dạng Custom IEM (CIEM)
Nhưng đối với hầu hết người am hiểu về thế giới Hi-Fi Trung Quốc thì không phải bất kỳ sản phẩm vào cũng thành công. Họ thích sàng lọc "rác" và công bằng mà nói, chúng là một lượng rác khá lớn. Tất cả họ hi vọng tìm được viên ngọc trong bãi rác đó: một cặp IEM 25 USD màu đỏ sử dụng bỏ kim loại góc cạnh, lấy cảm hứng từ một số công ty lớn hơn, nhưng chất âm lại thật tuyệt vời, ngang ngửa với một cặp IEM 500 USD. "Các sản phẩm này xuất xứ từ những nhà máy ẩn danh này", Tsang cho hay. "Câu chuyện thương hiệu được thay thế bằng câu chuyện chung về sản xuất tại Trung Quốc và bạn sẽ có cảm giác rằng đang nhận được một điều bí mật gì đó".
Vẫn có những trang đánh giá chuyên sâu tập trung vào các thương hiệu Hi-Fi đến từ Trung Quốc, ví dụ như AudioBudget. Trong khi đó, chủ đề dài nhất trên diễn đàn âm thanh Head-Fi lại liên quan đến thế giới Hi-Fi Trung Quốc với hơn 48.000 bài đăng. Dĩ nhiên, đó không thực sự là một số liệu khách quan bởi cũng có những chủ đề riêng biệt khác về cùng một thương hiệu lên đến 100.000 câu trả lời khác hoặc nhiều hơn. Cồng đồng này rất sôi động với những phe phái và chủ đề tranh luận khác nhau như tần số đáp ứng V-shaped hay U-shaped (nôm na là hình dạng của phổ tần đáp ứng của tai giống hình chữ V hoặc chữ U) hay các lỗ thông hơi nhỏ nhất định làm cho âm trầm trên tai nghe IEM tốt hơn như thế nào, hoặc thậm chí là những bộ tips silicon nào tốt nhất để sử dụng với chúng. Cộng đồng audiophile (những người đam mê âm nhạc) luôn thích tranh luận. Có rất nhiều "cuộc chiến tranh luận" về những dữ liệu chủ quan lẫn khách quan và cố gắng đưa ra để giải thích cho chiến tuyến còn lại. Cuối cùng nó lại chỉ là một mớ hỗn độn vô tận không thể trung hòa. Đó không phải là một lời chỉ trích, sự lộn xộn đó mới là niềm vui của audiophile.
Biểu đồ đo tần số đáp ứng của Tin Audio T3
Và với nguồn cung vô tận cho các sản phẩm giá cả phải chăng, những thương hiệu Hi-Fi Trung Quốc đã cung cấp thêm một thứ gì đó thật mới lạ để tranh luận. Đối với nhiều người trên diễn đàn này, các thiết bị audiophile cổ điện là vô vọng và nằm ngoài tầm với của họ. Các chiếc tai nghe audiophile hàng đầu của CNET có giá khoảng 2.400 USD, không đến nỗi tệ. Những bộ loa cao cấp thường có giá trên 10.000 USD. Hầu hết mọi người không thể với tới những loại thiết bị đó, ngay cả những người rất thích thưởng thức chất lượng âm thanh. Sự bùng nổ từ thế giới Hi-Fi Trung Quốc đã giúp họ có thể mua sắm, so sánh và phân tích các thiết bị âm thanh dựa trên tiêu chuẩn của họ - một điều mà trước đây chưa từng xảy ra.
Một thiết bị đo tần số giá rẻ từ MiniDSP
Ngay cả các thiết bị đo đạc biểu đồ tần số cũng dần có mức giá phải chăng hơn. MiniDSP đã tạo ra một sản phẩm có giá khoảng 200 USD – về cơ bản đây là một bộ tai nhân tạo có micro bên trong – để người dùng thông thường có thể thực hiện những bài đánh giá đo đạc phù hợp. Đó là một loại thiết bị thường luôn có mức giá lên đến hàng chục ngàn USD. Tất nhiên, giá cao hơn cũng đồng nghĩa rằng nó tốt hơn. Nhưng giống như "cơn lũ" tai nghe cao cấp giá rẻ, MiniDSP thực sự có năng lực và mang giá cả phải chăng đến với phần phía dưới của thế giới âm thanh.
Với tất cả những đồ chơi âm thanh giá rẻ này, việc yêu thích và đam mê với chúng là một điều dễ hiểu. Một chủ sở hữu của trang web liên quan đến Hi-Fi Trung Quốc từ chối trả lời một buổi phỏng vấn vì lý do rằng "anh cần tạm dừng sở thích này để dành thời gian cho gia đình".
"Khá dễ dàng để gia nhập vào thế giới này, và có lẽ bạn sẽ muốn thử nhiều hơn nữa", Lee cho hay. "Với Chi-Fi, nó giống như kiểu ‘Ồ, chúng chỉ có 20 USD, tại sao không thử'".
Theo Vn review