torune
Film critic
BAD TIMES AT THE EL ROYALE (Phút kinh hoàng tại El Royale) bất ngờ "hay" hơn cả mong đợi, gợi rất nhiều liên tưởng đến tựa 'phim thiêng' trước đó - THE CABIN IN THE WOODS. Dù còn một vài điểm không ưng nhưng từ lúc hết mùa phim siêu anh hùng đến giờ, Bad Times at the El Royale là phim chịu 'phá cách' nhất, theo hướng tích cực, và đủ khả năng trở thành tựa phim góp mặt trong những bộ sưu tập được ưa thích sau này.
Hình ảnh
Âm thanh
Nhân vật
Cốt truyện / Biểu tượng
Lời kết
BAD TIMES AT THE EL ROYALE là một phim góc cạnh tiếp theo của Drew Goddard. Vẫn còn có một vài motif kiểu cũ nhưng nhà làm phim biết làm mới trong ranh giới an toàn của riêng anh. Dĩ nhiên, những phim tâm lý tội phạm tụ về một chốn không mới trong điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc... Nhưng nhà làm phim đã kéo hết cả thảy vào một show diễn không quá gai góc như các đồng nghiệp nước ngoài, thay vào đó, anh giới thiệu nhiều cá tính người Mỹ cùng những lời giải thích dễ hiểu hơn cho phần đông khán giả.
BÀI REVIEW CÓ SPOILER! HÃY CÂN NHẮC TRƯỚC KHI ĐỌC!
Trong bài, torune sẽ nói về phim ở các khía cạnh: Hình ảnh, Âm thanh, Nhân vật và Cốt ruyện / Biểu tượng (có khá nhiều điểm tương đồng với The Cabin in the Woods).
Hình ảnh
Cách các nhà thiết kế làm poster, hiệu ứng trong trailer, teaser... dễ gây liên tưởng đến phim gần đây nhất là Murder in the Oriental Express. Nhưng khi vô truyện rồi thì hai phim khác biệt hoàn toàn. Điểm giống ở cả hai phim là lấy ánh sáng lúc tỏ lúc mờ làm điểm nhấn, ỡm ờ cho những bí mật lập lòe trong bóng tối.
Thêm nữa, bối cảnh phim diễn ra ở một khách sạn chịu ảnh hưởng nhiều của phong cách Art Deco, làm nên một sự giao thoa giữa cũ lẫn mới. Cách bố trí nền nhân vật hơi rập khuôn, ưa nhìn nhưng dễ nhận ra. Ngoài ra thì, cách giới thiệu nhân vật rất cũ: từng người một xuất hiện, đúng thời điểm, đúng vị trí của họ trong khung hình. Cũng đúng thôi vì phim đây quay qua quay lại có 7 người (và một vài gương mặt phụ khác).
Thêm nữa, bối cảnh phim diễn ra ở một khách sạn chịu ảnh hưởng nhiều của phong cách Art Deco, làm nên một sự giao thoa giữa cũ lẫn mới. Cách bố trí nền nhân vật hơi rập khuôn, ưa nhìn nhưng dễ nhận ra. Ngoài ra thì, cách giới thiệu nhân vật rất cũ: từng người một xuất hiện, đúng thời điểm, đúng vị trí của họ trong khung hình. Cũng đúng thôi vì phim đây quay qua quay lại có 7 người (và một vài gương mặt phụ khác).
Âm thanh
Phim sử dụng nhiều nhạc phẩm ghi âm theo phong cách Motown. Cá nhân mình thấy, đây là một lựa chọn an toàn. Nhạc Motown cũ, chậm rãi, dễ nghe, dễ hiểu, dễ cảm và dễ lắc lư theo. Dĩ nhiên, ekip làm nhạc vẫn có thể kết hợp nhạc Motown với nhạc hiện đại để giúp phim hòa nhập hơn với thế hệ mới nhưng có lẽ họ muốn nhất quán từ phần nghe đến phần nhìn.
Hiệu ứng âm thanh không nhiều nổi bật, đủ để khán giả cảm nhận được những tình tiết có biến cố dồn dập, ẩu đả, kính vỡ, lửa cháy... Giá như người biên tập hiệu ứng đầu tư hơn nữa, mạnh tay tạo tiếng trống dồn, tiếng súng nổ... thì ấn tượng sẽ lớn hơn (nhiều pha thót tim hơn). Về phía torune, mình vẫn chưa thỏa mãn với những phát súng bắn kết liễu, gì mà nghe cứ như xịt nước chấm, phọt ra một phát =,.= thế là hết.
Hiệu ứng âm thanh không nhiều nổi bật, đủ để khán giả cảm nhận được những tình tiết có biến cố dồn dập, ẩu đả, kính vỡ, lửa cháy... Giá như người biên tập hiệu ứng đầu tư hơn nữa, mạnh tay tạo tiếng trống dồn, tiếng súng nổ... thì ấn tượng sẽ lớn hơn (nhiều pha thót tim hơn). Về phía torune, mình vẫn chưa thỏa mãn với những phát súng bắn kết liễu, gì mà nghe cứ như xịt nước chấm, phọt ra một phát =,.= thế là hết.
Nhân vật
Có nhiều chuyện để nói với 7 diễn viên / nhân vật được chú ý nhất phim.
- Jeff Bridges (Cha Daniel Flynn / Dock O'Kelly): diễn viên này già gân, nên diễn nuột, tuy nhiên, ít tạo điểm nhấn và 'một màu'. Cũng có thể do biên kịch không cố gắng 'làm màu' cho nhân vật này thêm chút đỉnh.
- Cynthia Erivo (Darlene Sweet): một gương mặt lạ, cô cho cảm giác diễn xuất của cổ trưởng thành và chín muồi, từ đầu truyện đến cuối truyện. Nhân vật của cô cũng được làm tròn trịa, đủ nét nhấn nhá, có tiết chế đôi chỗ để không bị 'rập khuôn' theo kiểu người da màu.
- Dakota Johnson (Emily Summerspring): 'cô trợ lý thích đòn roi của giám đốc Grey' làm mình rất bất ngờ. Từ 50 sắc thái sang khách sanj Royale là một bước tiến, chưa lớn nhưng đáng kể. Vai diễn của cô vừa vặn và nữ diễn viên dùng hết thực lực để diễn.
- Jon Hamm (Laramie Seymour Sullivan / Dwight Broadbeck): thêm một ví dụ nữa cho khái niệm 'một màu' ở diễn xuất, tạo hình và diễn biến tâm lý nhân vật. Nên đổ thừa cho nhà viết truyện, chứ không phải diễn viên.
- Chris Hemsworth (Billy Lee): "cú lừa" của cả phim. Anh Chris chiếm chỗ to nhất trên poster và xuất hiện nhiều nhất trên trailer. Toàn bộ ấn phẩm quảng cáo đều đưa anh vô trung tâm. Nhưng khi vô phim, nhân vật Billy Lee xuất hiện rất ít. Có cảm giác, nhà viết kịch cố xây dựng hình tượng Billy Lee nửa điên, nửa tỉnh, nói điêu mà lại logic... nhưng diễn xuất của Chris Hemsworth chưa tới, biến nhân vật thành một gã kệch cỡm, làm chùn đi một khoảng thời lượng đáng kể của phim. Hẳn anh Chris được lên poster là để kéo fan vô rạp. Anh hiện lên như một vị thần. Đáng tiếc, nếu muốn xem ngực bự, ti đen, cơ bụng tám múi và đường hông chữ V của những anh trai muscle, em chọn ở nhà coi porno chứ không ra rạp làm gì!
- Cailee Spaeny (Rose Summerspring): nhân vật nhỏ tuổi cho cảm giác thiếu chiều sâu nhưng gợi nhiều nỗi buồn, thương và giận từ khán giả người lớn.
- Lewis Pullman (Miles Miller): đây là một nhân vật khá thú vị, có thể mô tả bằng khái niệm 'low-key', âm thầm mà thể hiện. Biểu cảm không quá lên gân, nhưng nam diễn viên truyền tải được cảm xúc của chính nhân vật. Thêm nữa, cũng với vị trí low-key, cậu này xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối phim.
Cốt truyện / Biểu tượng
Cá nhân mình chia BAD TIMES AT THE EL ROYALE thành ba hồi: 1-Gây tội; 2-Ngày phán xét và 3-Cuộc đời mới. Cách chia này ngay lập tức làm liên tưởng đến CABIN IN THE WOOD (một cult classic của Drew Goddard). Để ý thêm ở hình ảnh là khách sạn Royale cũng có điểm chung với cabin trong trừng ở cái đường hầm quan sát.
Trong chương 1, quá khứ của các nhân vật được hé lộ chậm rãi, đều đều... nên có thể gây chán cho khán giả xem phim. Chia phim làm 6 khúc, thì thời lượng cho chương 1 là 3 phần; chương 2 là 2 phần và chương 3 là 1 phần.
Chương 2 mở màn với sự xuất hiện của Chris Hemsworth (Billy Lee) đồng thời là pha 'lật mặt' đầu tiên của khách sạn El Royale trươc khán thính giả. Cách lật mặt rất giống với cabin trong rừng. Tiếp tục giống với cabin, khách sạn biến thành bình địa, tác giả truyện bắt đầu 'f*ck' mọi thứ cả lên, trước khi 'lật mặt khán giả' thêm một lần cuối.
El Royale có những hình ảnh mang tính biểu tượng. Đầu tiên là cái hành lang bí mật, đại diện ở sự biến thái của nơi này. Thứ hai là biên giới hai ban Nevada và California. Trong các phim tâm lý tội phạm, ranh giới là một thứ mơ hồ để cho người xem tha hồ mà cắt nghĩa.
Biểu tượng tiếp theo ở màn xưng tội / xám hối / nhận phán xét. Đứa trẻ gây tội nằm ngay chính giữa đường biên, một bên là gia xứ (mạo danh), nam, da trắng. Một bên là người nữ, gốc Phi (tạm trượng trưng cho 'mẹ' vì trước đó cô có lời thoại cảm thông cho đứa trẻ như Billy Lee; thêm nữa là cô này ngày đầu hát trong ca đoàn ca ngợi chúa trời). Đứa con tội lỗi xin được vị cha giả mạo tha thứ và người mẹ 'da màu' an ủi trong những phút giây hấp hối. Bao quanh họ là biển lửa. Cậu bé ra đi âu cũng là bắt đầu một cuộc sống mới. Cuối phim, cả 'bố' và 'mẹ' ôm tiền phắn khỏi khách sạn!
Những hình ảnh/biểu tượng và diễn biến cực kỳ tương phản, tát bôm bốp vào mặt người xem!
Nhắc về nhân vật Miles Miller (cậu bé gây tội) và Rose Summerspring, có những cảm xúc rất buồn khi nói về đời tư của những người này. Những cuộc sống, thân thể, tâm hồn... đã bị hủy hoại, mục rữa và vô phương cứu chữa từ thời thơ ấu. Dù nghe rất khó chịu nhưng ta không thể tìm lời lẽ nào khác để mô tả...
Trong chương 1, quá khứ của các nhân vật được hé lộ chậm rãi, đều đều... nên có thể gây chán cho khán giả xem phim. Chia phim làm 6 khúc, thì thời lượng cho chương 1 là 3 phần; chương 2 là 2 phần và chương 3 là 1 phần.
Chương 2 mở màn với sự xuất hiện của Chris Hemsworth (Billy Lee) đồng thời là pha 'lật mặt' đầu tiên của khách sạn El Royale trươc khán thính giả. Cách lật mặt rất giống với cabin trong rừng. Tiếp tục giống với cabin, khách sạn biến thành bình địa, tác giả truyện bắt đầu 'f*ck' mọi thứ cả lên, trước khi 'lật mặt khán giả' thêm một lần cuối.
El Royale có những hình ảnh mang tính biểu tượng. Đầu tiên là cái hành lang bí mật, đại diện ở sự biến thái của nơi này. Thứ hai là biên giới hai ban Nevada và California. Trong các phim tâm lý tội phạm, ranh giới là một thứ mơ hồ để cho người xem tha hồ mà cắt nghĩa.
Biểu tượng tiếp theo ở màn xưng tội / xám hối / nhận phán xét. Đứa trẻ gây tội nằm ngay chính giữa đường biên, một bên là gia xứ (mạo danh), nam, da trắng. Một bên là người nữ, gốc Phi (tạm trượng trưng cho 'mẹ' vì trước đó cô có lời thoại cảm thông cho đứa trẻ như Billy Lee; thêm nữa là cô này ngày đầu hát trong ca đoàn ca ngợi chúa trời). Đứa con tội lỗi xin được vị cha giả mạo tha thứ và người mẹ 'da màu' an ủi trong những phút giây hấp hối. Bao quanh họ là biển lửa. Cậu bé ra đi âu cũng là bắt đầu một cuộc sống mới. Cuối phim, cả 'bố' và 'mẹ' ôm tiền phắn khỏi khách sạn!
Những hình ảnh/biểu tượng và diễn biến cực kỳ tương phản, tát bôm bốp vào mặt người xem!
Nhắc về nhân vật Miles Miller (cậu bé gây tội) và Rose Summerspring, có những cảm xúc rất buồn khi nói về đời tư của những người này. Những cuộc sống, thân thể, tâm hồn... đã bị hủy hoại, mục rữa và vô phương cứu chữa từ thời thơ ấu. Dù nghe rất khó chịu nhưng ta không thể tìm lời lẽ nào khác để mô tả...
Lời kết
BAD TIMES AT THE EL ROYALE là một phim góc cạnh tiếp theo của Drew Goddard. Vẫn còn có một vài motif kiểu cũ nhưng nhà làm phim biết làm mới trong ranh giới an toàn của riêng anh. Dĩ nhiên, những phim tâm lý tội phạm tụ về một chốn không mới trong điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc... Nhưng nhà làm phim đã kéo hết cả thảy vào một show diễn không quá gai góc như các đồng nghiệp nước ngoài, thay vào đó, anh giới thiệu nhiều cá tính người Mỹ cùng những lời giải thích dễ hiểu hơn cho phần đông khán giả.
torune@hdvietnam
Chỉnh sửa lần cuối: