Kaspersky từng đề xuất giải pháp đánh giá mã nguồn độc lập để chứng minh sự ‘trong sạch’ trước lệnh cấm của chính phủ Mỹ.
Theo TechRadar, công ty an ninh mạng Kaspersky nổi tiếng của Nga đã đề xuất được đánh giá mã nguồn chương trình bởi một bên thứ ba độc lập trước khi bị cấm tại Mỹ. Đề xuất này nhằm mục đích chứng minh rằng phía Điện Kremlin không có quyền truy cập vào phần mềm của Kaspersky và xoa dịu những lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ.
Kaspersky đề xuất giải pháp đánh giá mã nguồn để được ở lại Mỹ
Theo Kaspersky, khuôn khổ đánh giá toàn diện này có thể giải quyết hầu hết các rủi ro chuỗi cung ứng liên quan đến phát triển và phân phối sản phẩm một cách hiệu quả và có thể kiểm chứng được. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Bộ Thương mại Mỹ từ chối.
Kaspersky vẫn hy vọng có thể chứng minh sự trong sạch của mình và tái gia nhập thị trường Mỹ, vốn chiếm gần 10% doanh thu toàn cầu của công ty vào năm 2023. Họ cũng đã đề nghị một khuôn khổ đánh giá tương tự cho Liên minh châu Âu (EU) như một minh chứng cho thiện chí và cam kết trung lập của mình.
Đề xuất của Kaspersky bao gồm việc kiểm tra xử lý dữ liệu cục bộ, đảm bảo dữ liệu được xử lý tại Mỹ sẽ chỉ được lưu trữ tại quốc gia này và không chứa thông tin cá nhân của khách hàng. Cơ sở dữ liệu mối đe dọa của Kaspersky cũng sẽ được giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn và không có bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào.
Mặc dù bị Mỹ từ chối, Kaspersky vẫn nỗ lực chứng minh tính minh bạch và đáng tin cậy của mình trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia hàng đầu thế giới.
Theo Thanh Niên
Theo TechRadar, công ty an ninh mạng Kaspersky nổi tiếng của Nga đã đề xuất được đánh giá mã nguồn chương trình bởi một bên thứ ba độc lập trước khi bị cấm tại Mỹ. Đề xuất này nhằm mục đích chứng minh rằng phía Điện Kremlin không có quyền truy cập vào phần mềm của Kaspersky và xoa dịu những lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ.
Kaspersky đề xuất giải pháp đánh giá mã nguồn để được ở lại Mỹ
Kaspersky vẫn hy vọng có thể chứng minh sự trong sạch của mình và tái gia nhập thị trường Mỹ, vốn chiếm gần 10% doanh thu toàn cầu của công ty vào năm 2023. Họ cũng đã đề nghị một khuôn khổ đánh giá tương tự cho Liên minh châu Âu (EU) như một minh chứng cho thiện chí và cam kết trung lập của mình.
Đề xuất của Kaspersky bao gồm việc kiểm tra xử lý dữ liệu cục bộ, đảm bảo dữ liệu được xử lý tại Mỹ sẽ chỉ được lưu trữ tại quốc gia này và không chứa thông tin cá nhân của khách hàng. Cơ sở dữ liệu mối đe dọa của Kaspersky cũng sẽ được giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn và không có bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào.
Mặc dù bị Mỹ từ chối, Kaspersky vẫn nỗ lực chứng minh tính minh bạch và đáng tin cậy của mình trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia hàng đầu thế giới.
Theo Thanh Niên