K+ đồng ý cho HTVC tiếp sóng giải Ngoại hạng Anh

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

khatonhuy

Member
Cuối cùng K+ cũng đã chịu nhượng bộ trước sức ép từ dư luận, khi thông báo đồng ý để HTVC - Trung tâm truyền hình cáp TP.HCM tiếp sóng các trận đấu của Giải ngoại hạng Anh diễn ra vào ngày Chủ nhật.
Thông tin trên được chính ông Cao Văn Liết - Tổng giám đốc Công ty VSTV (K+) khẳng định vào chiều qua. Như vậy, HTVC là đơn vị đầu tiên đạt được thỏa thuật với K+ để tiếp sóng các trận đấu ngày Chủ nhật của giải bóng đá ngoại hạng Anh.

Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc sóng của HTVC đến với khách hàng sẽ không thể là sóng sạch mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự khai thác về thương mại của K+. Bên cạnh đó, cho đến lúc này để theo dõi các trận đấu ở Champions League, Europa League, La Liga hay Serie A…, người hâm mộ vẫn phải mua đầu K+ do chỉ mình đơn vị này nắm bản quyền.
nguồn:tinthethao.com.vn
 

bobi9803

Member
Ðề: K+ đồng ý cho HTVC tiếp sóng giải Ngoại hạng Anh

@Mấy bác thông cảm, K+ biết sai rùi...để cho em nó sửa lổi từ từ ....đang giao cho BP Tài chánh tính toán lại Lời to -> lời khủng khi share bản quyền cho mấy Đài khác ...nói nhỏ bực chết tụi nó đi đc....ko mua thì thôi lại đi ăn vạ khóc lóc với ông bà (Bộ VH - TT) thui để mấy ông Tây tính cách khác (Tư bổn kinh doanh trước VN hơn 200 năm thiếu gì cách)...hehehe
 

quaxoai89

Active Member
Ðề: K+ đồng ý cho HTVC tiếp sóng giải Ngoại hạng Anh

"Hàng triệu NTD gánh hậu quả từ 1 hợp đồng của K+"

Trong nhiều ngày qua việc độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh đang là chủ đề nóng gây xôn xao dư luận. Với tư cách một khán giả mà cũng là một luật sư, xin được đưa ra một vài nhận định pháp lý về vụ việc này.
Theo thông tin từ Tổng GĐ của VSTV, ông Cao Văn Liết đăng trên báo Tuổi Trẻ số 203/2010 thì hợp đồng mua bản quyền phát sóng ký kết giữa K+ và MP&Silva không cho phép K+ bán lại hay cho không bản quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh cho bất kỳ đơn vị nào khác. Đồng thời, cũng theo các thông tin báo chí ngày 30/7 thì Đài TH Hà Nội sẽ phát sóng miễn phí các trận bóng đá giải Ngoại hạng Anh vào các ngày thứ 7 và thứ 2. Cho đến nay, đã có ít nhất 3 đơn vị đã ký hợp đồng mua bản quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh của nhà cung cấp nước ngoài.

Như vậy, người ta có thể thấy rằng đối tác nước ngoài MP&Silva - đơn vị phân phối Giải ngoại hạng Anh đã lợi dụng triệt để việc các nhà cung cấp của Việt Nam không đồng thuận trong việc đàm phán hợp đồng để đưa ra phương thức đàm phán thương lượng với từng đơn vị riêng lẻ, và tạo ra một thị trường “cạnh tranh ảo” giữa các đơn vị này để đẩy giá mua bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh lên rất cao. Theo đó, tổng số tiền mà các đơn vị trong nước và K+ phải bỏ ra để mua bản quyền phát sóng có thể cao hơn rất nhiều so với những gì mà báo chí đã đưa tin trong những ngày qua.

Một câu hỏi được đặt ra là các nhà đài lấy ngân sách ở đâu để mua bản quyền với giá cao như vậy?. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng tất cả các đơn vị này đều là doanh nghiệp có vốn Nhà nước mà nguồn vốn đó được hình thành từ tiền đóng thuế của nhân dân. Có thể nói rằng do việc K+ ký hợp đồng phát sóng độc quyền giải Ngoại hạng Anh vào ngày Chủ nhật dẫn đến tất cả các đơn vị khác buộc lòng phải ký hợp đồng để nhằm mục đích phục vụ khán giả, bất chấp giá cả quá cao so với những mùa giải trước đây gây lãng phí ngân sách nhà nước mà hàng triệu người tiêu dùng là đối tượng phải gánh chịu mọi hậu quả.

Như vậy, sự lơi lỏng trong công tác quản lý truyền hình trả tiền cộng với sự thiếu thống nhất giữa các nhà đài của Việt Nam đã ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng của người dân, lợi ích quốc gia và chỉ đem lại lợi ích lớn nhất cho nhà phân phối bản quyền nước ngoài cũng như một nhóm lợi ích trong xã hội.

Một câu hỏi cần đặt ra là nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ đâu? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần làm rõ một số nội dung liên quan tới hợp đồng độc quyền phát sóng ký kết giữa K+ và MP&Silva cũng như việc thực hiện hợp đồng của K+ dưới góc độ pháp luật.

Đầu tiên là việc MP&Silva và K+ đã ký kết hợp đồng mua bản quyền trong đó quy định độc quyền phát sóng dẫn đến K+ không được quyền chia sẻ hoặc chuyển nhượng quyền này cho bất kỳ nhà đài nào khác, đồng thời áp đặt giá cung cấp dịch vụ bất hợp lý đối với các thuê bao muốn xem giải Ngoại hạng Anh. Mức chi phí người tiêu dùng phải chịu gồm phí thuê bao 250.000 đồng/tháng và tiền mua đầu thu 1.500.000 đồng. Mức chi phí này cao hơn rất nhiều so với mức chi phí trước đây mà người tiêu dùng phải trả. Đồng thời buộc người tiêu dùng chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải mua dịch vụ của K+ với mức phí ấn định không có mặc cả hay đàm phán. Vậy, K+ đã lợi dụng vị trí độc quyền để áp đặt giá cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền lên mức bất hợp lý vi phạm Khoản 2 Điều 13 và Điều 14 Luật cạnh tranh về các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm trong đó có quy định hành vi “Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng”.

Thêm vào đó, nếu một thuê bao đang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác giờ họ muốn xem giải Ngoại hạng Anh thì không còn lựa chọn nào khác là phải từ bỏ dịch vụ đã sử dụng và chuyển sang sử dụng dịch vụ của K+. Vậy, K+ đã lợi dụng vị trí độc quyền để áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng vi phạm Khoản 2 Điều 14 Luật cạnh tranh quy định các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm trong đó có hành vi “Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng”.

Chỉ có thể phát sóng trên truyền hình số vệ tinh (DTS) nhưng K+ lại mua bản quyền phát sóng ở tất cả các hạ tầng kỹ thuật khác như DTH, analog, cáp. Mặc dù, ông Cao Văn Liết, Tổng GĐ VSTV đã đưa ra giải thích về mục tiêu thực hiện việc phát sóng trên tất cả các hạ tầng trong tương lai. Tuy nhiên, hành vi này chỉ có thể được hiểu là nhằm mục đích bao thầu toàn bộ gói phát sóng không để cho các nhà cung cấp khác được tham gia. Như thế, K+ đã ký kết một hợp đồng nhằm mục đích giành vị trí độc quyền để ngăn cản sự tham gia thị trường của các nhà cung cấp khác vi phạm Khoản 6 Điều 13 và Điều 14 Luật cạnh tranh quy định các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm trong đó có hành vi “Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh…”.

Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy K+ vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh đã ký hợp đồng mua bản quyền với MP&Silva nhằm áp đặt giá cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền lên mức bất hợp lý, tạo ra các điều kiện bất lợi cho khách hàng và ngăn cản sự tham gia thị trường của các nhà cung cấp khác. Hành vi này của K+ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh vi phạm Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh “…gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng như hiện nay và hàng triệu người tiêu dùng phải gánh chịu hậu quả từ một hợp đồng vi phạm pháp luật.

Do vậy, hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam cần lên tiếng yêu cầu Hội tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam làm đơn khiếu nại gửi lên Cục Quản lý cạnh tranh & Hội đồng cạnh tranh, Bộ Công thương để tự bảo vệ mình.

Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trước trọng trách là cơ quan đại diện cho quyền lợi chính đáng của người dân Việt Nam.
 

rjshkkj

New Member
Ðề: K+ đồng ý cho HTVC tiếp sóng giải Ngoại hạng Anh

Thay vì họp các nhà đài lại với nhau cùng thống nhất mua bản quyền giải bóng đá để ép giá xuống mức thấp nhất rồi chia nhau cùng khai thác để được anh được ả được cả hai bên thì đấu đá nhau bỏ thầu thật cao để hại nhau. Mua đắt thì phải bán đắt, bán đắt dân nó tẩy chay không dùng mà bán rẻ thì lỗ. Nhìn sang các nước tư bản khác như Mỹ họ cạnh tranh nhau rất quyết liệt nhưng họ cũng rất thực dụng. Họ sẵn sàng bắt tay nhau để đạt mục đích chung rồi lại đấu đá nhau cạnh tranh tiếp.
 

minhdt49

New Member
Ðề: K+ đồng ý cho HTVC tiếp sóng giải Ngoại hạng Anh

Mịa kiev, chiến hữu quả xoài kia trích bài từ đâu thì phải ghi tên nguồn và tác giả chứ, đâu đc phép viết khơi khơi như thể mình là tác giả vậy? Ko tôn trọng bản quyền à?

Phản biện lại bài viết trên, tui có thể nói một cách ngắn gọn như sau:
Thách mọi người kiện K+ vì cạnh tranh ko lành mạnh.
Vì khi kiện, mọi người sẽ phải chứng minh là nó làm giá để thu lợi một cách bất hợp lý. Để chứng minh điều đó các đài phải đưa giá tham chiếu của mình ra.
Liệu các đài có giám đưa thông tin đó ra ko, khi mà có khi chính giá của các đài có khi trở thành bất hợp lý, mà giá K+ trở thành hợp lý.
Nếu các thông tin giá cả trở nên um sùm, liệu các đơn vị bán bản quyền nước ngoài sẽ tham gia ko, và liệu họ sẽ xử trí với các đài khác thế nào? Nó có trở thành chuyện mấy thằng ăn cắp tố cáo nhau cờ gian bạc lận với công an ko?

Liệu người tiêu dùng sẽ được lợi gì trong chuyện này? Nếu chuyện giá cả được minh bạch hóa, nó sẽ gắn liền với minh bạch hóa tiền bán bản quyền. Lúc đó liệu khán giả còn được xem TH với tiền bản quyền tối thiểu hay ko?

Những dấu hiệu cấu thành hành vi cạnh tranh ko lành mạnh trên lý thuyết của một luật sư random nào đó đưa ra, nghe thì ok, nhưng để chứng minh thực sự thì sẽ phải đưa số liệu cụ thể. Liệu có ai đủ can đảm đứng ra minh bạch số liệu của mình cùng K+ trong vòng kiện tụng này ko?

nguồn từ vtc news chứ đâu, cái thằng nói xấu người khác , xúi giục nhân dân để làm lợi cho nó. Dù không thích k+ nhưng vtc chơi chiêu này bỉ ổi quá.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên