Arceusium
Well-Known Member
Hiếm có bom tấn giải trí nào khiến các nhà báo quốc tế đưa ra đủ loại quan điểm khác nhau. Đây chắc chắn là một bộ phim tranh cãi, review của cá nhân rất dễ gây chiến tiêu cực, nên mình xin mạn phép copy bài tổng hợp review của nhiều trang báo lớn uy tín để đảm bảo tính khách quan và tôn trọng phim, ( sợ bị ném đá), không phải là mình viết, nếu có sai phạm quy định thì nhờ anh Bùi An xóa topic giùm , xin cảm ơn!
Việt Phương (tổng hợp), nguồn : Zing.vn
Bộ phim là một mớ hổ lốn:
Tờ The Guardian cho rằng Justice League gặp vấn đề ngay từ khâu sản xuất do Zack Snyder phải rút lui bởi bi kịch gia đình, và Joss Whedon trở thành người thay thế vào phút chót. Do đó, “tuy phần của Whedon chỉ chiếm 15-20%, nhưng tác phẩm thể hiện rõ sự thiếu sắc bén”. Trang Polygon cho rằng mạch phim rất “hỗn loạn và có lúc đây cảm giác như hai phim ghép thành một”. Luồng quan điểm nhận sự đồng tình từ cả tạp chí uy tín Empire. Nhưng nặng nề nhất là tờ The Telegraph khi viết: “Thành quả cuối cùng là một bộ phim đổ vỡ với các cảnh kỹ xảo nghèo nàn và hàng loạt trận chiến đáng quên”. Song, trang IGN lại nghĩ rằng: “Tuy còn lộn xộn và mắc phải nhiều lỗi, nhưng bộ phim vẫn mang đậm tính giải trí nhờ dàn nhân vật dễ mến”.
Phim hay hơn Batman v Superman: Dawn of Justice:
Quá dài dòng, quá đen tối, đôi lúc ngờ nghệch... là những lời chỉ trích mà bom tấn hồi đầu năm 2016 của DCEU từng phải hứng chịu. Sau thành công của Wonder Woman, rất nhiều fan cho rằng Justice League sẽ dễ dàng vượt qua “mức đáy” đáng buồn của Batman v Superman. Quả đúng như vậy, khi các tờ báo quốc tế đều ghi nhận sự tiến bộ của DCEU, dù nó không quá lớn. Tờ Variety có một chút mỉa mai khi viết: “Bộ phim được làm ra như để sửa chữa những lỗi lầm của Batman v Superman và giống như lời hối cải của cả một thương hiệu”. Riêng tạp chí Total Film lại nghĩ khác: “Tác phẩm chẳng có lấy khoảnh khắc hay pha hành động nào đáng nhớ so với dòng phim siêu anh hùng trong những năm gần đây. Bạn có thể nghĩ gì về Batman v Superman cũng được, nhưng đó là dự án sở hữu tham vọng và tầm nhìn nhất định”.
Ben Affleck rất tệ:
Từng là điểm sáng hiếm hoi của Batman v Superman trong mắt báo chí, nhưng siêu anh hùng Batman nay phải đối diện với chỉ trích. Tờ The Guardian cho rằng Ben Affleck rõ ràng “không thoải mái trong cả vai Batman lẫn Bruce Wayne… Anh thiếu cảm xúc, sự dữ dằn và độ thuyết phục của Christian Bale” và mỉa mai rằng có lẽ Warner Bros. nên gọi lại George Clooney. Tờ The Telegraph thêm một lần nữa cứng rắn khi viết Batman trong Batman v Superman nay không còn nữa, và EW thì nghĩ đây là một Người Dơi “miễn cưỡng bởi sự thiển cận trong diễn xuất của Affleck. Nó từng le lói trong Batman v Superman, nhưng đến nay mới thực sự lộ ra”. Cả trang Polygon cũng chỉ trích rằng đây là Batman “tẻ nhạt” và điều đó bộc lộ rõ khi anh phải đứng cạnh nhiều siêu anh hùng khác. Nhưng riêng tờ Forbes lại ca ngợi Người Dơi khi viết rằng nhân vật có công “thúc đẩy các siêu anh hùng khác trong phim và gợi nhiều suy nghĩ cho khán giả”.
Wonder Woman vẫn rất tuyệt:
Ngay sau Wonder Woman, khán giả tiếp tục có cơ hội gặp lại người đẹp Gal Gadot trong Justice League. Điều may mắn dành cho fan của DCEU là cô lại tỏa sáng trong lần thứ ba hóa thân thành nữ hùng của tộc Amazon. Tờ Variety cho rằng Gal Gadot đã mang tới “màn trình diễn đẳng cấp và giúp Diana Prince tỏa sáng trên màn ảnh hơn bao giờ hết”. The Telegraph dành nhiều lời chê bai cho Justice League, nhưng vẫn ngợi khen màn diễn xuất của nữ diễn viên người Israel. Song, tạp chí Vanity Fair lại đưa quan điểm đi xa hơn: “Thương hiệu Justice League gặp trắc trở ngay từ đầu, và Wonder Woman giống như tia hy vọng le lói dành cho khán giả. Cô ấy rất ổn trong bộ phim mới, nhưng hình như trông có vẻ buồn khi phải tham gia một dự án như thế này. Đó có lẽ là điều thiếu công bằng dành cho Gal Gadot, nhất là sau những gì cô ấy mới làm hồi mùa hè”. Còn tờ The Independent thì châm biếm không biết cái nhếch mép và câu thoại “Tôi đang phải cộng tác với trẻ con” ở cuối phim của Wonder Woman có phải là dành cho đạo diễn Zack Snyder và chính bộ phim hay không.
Nhân vật phản diện quá xoàng:
Trên thực tế, chuyện các nhân vật phản diện yếu kém, một chiều đang là vấn đề chung của dòng phim siêu anh hùng, ngay cả đối với Marvel Studios. Nên chuyện Steppenwolf trong Justice League gây thất vọng cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Trang Polygon gọi đây là “ác nhân kém cỏi nhất kể từ sau Victor Von Doom trong dự án thảm họa Fantastic Four (2015) của Fox” . Chưa kể, phần kỹ xảo dành cho Steppenwolf cũng khá tệ, và bị tờ EW so sánh với Apocalypse của X-Men: Apocalypse (2016). “Gã trông giống như được lai giữa một người Viking và một con dê đực”, họ viết. Ngay cả tờ Forbes - nơi hiếm hoi đánh giá cao tổng thể Justice League - cũng phải thừa nhận Steppenwolf là điểm yếu của bộ phim, và lẽ ra các nhà làm phim nên để Ciarán Hinds diễn xuất với công nghệ motion capture (bắt chuyển động).
Hài hước hiệu quả:
Khi Batman v Superman bị chê là quá đen tối, Warner Bros. và DC đã hứa sẽ mang đến các tác phẩm tươi sáng hơn và Justice League đã cụ thể hóa điều đó. Trang VillageVoice ghi nhận sự tiến bộ ấy và đánh giá cao một số tình tiết của The Flash, Aquaman (khi ngồi nhầm lên Dây thừng Sự thật), và thậm chí là cả Batman. Forbes nghĩ rằng tính hài hước gia tăng sẽ giúp Justice League “dễ tiếp cận khán giả đại chúng hơn” nếu so với Batman v Superman trước đó một năm. Nhưng cũng có những người không mặn mà với sự thay đổi của DCEU. Như trang EW đã viết: “The Flash chiếm lượng lớn các phân cảnh hài hước, nhưng chúng dần trở nên mệt mỏi, sáo mòn. Về sau, tôi ước họ cắt đi một nửa số câu thoại đùa cợt của anh ấy để đổi lại một phân cảnh có chất lượng chỉ cần bằng một nửa màn thi triển đáng nhớ của Quicksilver trong X-Men: Days of Future Past (2014)”.
Những gương mặt mới:
Aquaman, Cyborg và The Flash chưa có phim riêng trước Justice League và đó là thách thức lớn dành cho Zack Snyder cùng ê-kíp. The Guardian thích Aquaman và The Flash bởi sự hài hước mà họ đem lại, và siêu anh hùng tốc độ của Ezra Miller cũng nhận lời khen từ tờ EW khi anh thổi đến cho DCEU luồng gió mới giống như Spider-Man của Tom Holland. Chỉ có The Cyborg là lại gây chia rẽ giới phê bình. Mashable viết rằng đây là “câu trả lời về mặt hình ảnh dành cho Iron Man của MCU. Nhưng Cyborg chưa phải là nhân vật hoàn chỉnh và là sự lãng phí của bộ phim”. Nhưng tạp chí Forbes lại nghĩ siêu anh hùng nửa người - nửa máy là “trái tim không chính thức của cả đội bởi sự biến chuyển trong tâm lý về việc có nên đứng lên chống lại cái ác hay không”. Tính phối hợp giữa năm thành viên của Liên minh Công lý ở đoạn cuối phim cũng nhận đánh giá cao, và báo chí cho rằng điều đó đạt được là nhờ các cảnh quay lại vào phút chót của Joss Whedon - người đã có kinh nghiệm qua hai tập phim Avengers.
Lưu ý: đoạn tiếp theo có thể tiết lộ một phần nội dung phim
Siêu Nhân hồi sinh: Tuy rất được hạn chế nhắc đến trong quá trình quảng bá, nhưng tình tiết Superman sống lại trong Justice League là điều mà bất cứ ai cũng có thể tiên đoán. Nhưng cách mà Siêu Nhân hồi sinh cũng khiến báo chí “đá nhau chan chát”. Tờ Polygon cảm thấy cách mà đội ngũ làm phim đối xử với một nhân vật huyền thoại là “không thể tha thứ và đi quá giới hạn”. Trang Mashable đồng ý với quan điểm đó khi viết: “Sự trở lại của Siêu Nhân không hề dễ chịu hay bất ngờ gì. Nó thực tế rất khủng khiếp, và gợi nhắc tới vai xác chết của Daniel Radcliffe trong Swiss Army Man”. Họ thậm chí còn chỉ trích cách mà ê-kíp xử lý bộ râu của Henry Cavill trong quá trình quay lại, và khiến diễn xuất của Henry Cavill vốn đã “không thuyết phục lại càng trở nên thiếu tự nhiên”. Nhưng ngược lại, tạp chí Variety lại nghĩ rằng khán giả sẽ cảm thấy “biết ơn sự có mặt của Superman trong phim”. Trang IGN thậm chí còn nhận định Cavill rốt cuộc “đã tìm ra cách biến Siêu Nhân thành biểu tượng của hy vọng và anh hùng sau ba bộ phim tham gia”.
Hai cảnh post-credits: Việc gửi tặng các đoạn phim sau phần credits để mở đường cho tác phẩm tiếp theo nay đã trở thành truyền thống đối với dòng phim siêu anh hùng. Nhưng những gì Justice League đem lại tiếp tục gây tranh cãi. Theo trang Uproxxx, phân đoạn có sự góp mặt của Superman và The Flash “là điểm sáng của bộ phim”. Nhưng tạp chí The Guardian lại nhận định rằng đó là “sự thu nhỏ của nỗi thất vọng mà toàn bộ Justice League đem lại”.
Hãng Warner Bros. đưa ra luật cấm ngặt nghèo cho riêng Rotten Tomatoes khi chuyên trang tổng hợp chỉ được phép đăng tải số điểm dành cho Justice League vào chiều 16/11 (giờ Việt Nam). Tuy nhiên, theo trang ComicBook.com, kết quả đã bị lộ trong tối 15/11 trong giây lát và nhanh chóng bị cư dân mạng chụp lại. Theo đó, số điểm ban đầu dành cho bom tấn là 48%, tức cao hơn Batman v Superman (27%) và Suicide Squad (26%), kém một chút Man of Steel (55%), nhưng còn cách một khoảng rất xa nếu so với Wonder Woman (92%). Còn trên trang tổng hợp Metacritic, điểm ban đầu của Justice League là 51/100. Điều này phần nào phản ánh đúng những gì mà báo chí quốc tế mới viết về bộ phim.
PS: đây chỉ là nhận xét của giới phê bình phim được xem sớm, nếu có không đồng tình thì hãy phân tích các chi tiết phản ánh chất lượng phim theo ý bạn sau khi từ rạp chiếu phim trở về , không nên mạt sát cá nhân hay so sánh với các phim khác cùng thể loại...
Việt Phương (tổng hợp), nguồn : Zing.vn
Bộ phim là một mớ hổ lốn:
Tờ The Guardian cho rằng Justice League gặp vấn đề ngay từ khâu sản xuất do Zack Snyder phải rút lui bởi bi kịch gia đình, và Joss Whedon trở thành người thay thế vào phút chót. Do đó, “tuy phần của Whedon chỉ chiếm 15-20%, nhưng tác phẩm thể hiện rõ sự thiếu sắc bén”. Trang Polygon cho rằng mạch phim rất “hỗn loạn và có lúc đây cảm giác như hai phim ghép thành một”. Luồng quan điểm nhận sự đồng tình từ cả tạp chí uy tín Empire. Nhưng nặng nề nhất là tờ The Telegraph khi viết: “Thành quả cuối cùng là một bộ phim đổ vỡ với các cảnh kỹ xảo nghèo nàn và hàng loạt trận chiến đáng quên”. Song, trang IGN lại nghĩ rằng: “Tuy còn lộn xộn và mắc phải nhiều lỗi, nhưng bộ phim vẫn mang đậm tính giải trí nhờ dàn nhân vật dễ mến”.
Phim hay hơn Batman v Superman: Dawn of Justice:
Quá dài dòng, quá đen tối, đôi lúc ngờ nghệch... là những lời chỉ trích mà bom tấn hồi đầu năm 2016 của DCEU từng phải hứng chịu. Sau thành công của Wonder Woman, rất nhiều fan cho rằng Justice League sẽ dễ dàng vượt qua “mức đáy” đáng buồn của Batman v Superman. Quả đúng như vậy, khi các tờ báo quốc tế đều ghi nhận sự tiến bộ của DCEU, dù nó không quá lớn. Tờ Variety có một chút mỉa mai khi viết: “Bộ phim được làm ra như để sửa chữa những lỗi lầm của Batman v Superman và giống như lời hối cải của cả một thương hiệu”. Riêng tạp chí Total Film lại nghĩ khác: “Tác phẩm chẳng có lấy khoảnh khắc hay pha hành động nào đáng nhớ so với dòng phim siêu anh hùng trong những năm gần đây. Bạn có thể nghĩ gì về Batman v Superman cũng được, nhưng đó là dự án sở hữu tham vọng và tầm nhìn nhất định”.
Ben Affleck rất tệ:
Từng là điểm sáng hiếm hoi của Batman v Superman trong mắt báo chí, nhưng siêu anh hùng Batman nay phải đối diện với chỉ trích. Tờ The Guardian cho rằng Ben Affleck rõ ràng “không thoải mái trong cả vai Batman lẫn Bruce Wayne… Anh thiếu cảm xúc, sự dữ dằn và độ thuyết phục của Christian Bale” và mỉa mai rằng có lẽ Warner Bros. nên gọi lại George Clooney. Tờ The Telegraph thêm một lần nữa cứng rắn khi viết Batman trong Batman v Superman nay không còn nữa, và EW thì nghĩ đây là một Người Dơi “miễn cưỡng bởi sự thiển cận trong diễn xuất của Affleck. Nó từng le lói trong Batman v Superman, nhưng đến nay mới thực sự lộ ra”. Cả trang Polygon cũng chỉ trích rằng đây là Batman “tẻ nhạt” và điều đó bộc lộ rõ khi anh phải đứng cạnh nhiều siêu anh hùng khác. Nhưng riêng tờ Forbes lại ca ngợi Người Dơi khi viết rằng nhân vật có công “thúc đẩy các siêu anh hùng khác trong phim và gợi nhiều suy nghĩ cho khán giả”.
Wonder Woman vẫn rất tuyệt:
Ngay sau Wonder Woman, khán giả tiếp tục có cơ hội gặp lại người đẹp Gal Gadot trong Justice League. Điều may mắn dành cho fan của DCEU là cô lại tỏa sáng trong lần thứ ba hóa thân thành nữ hùng của tộc Amazon. Tờ Variety cho rằng Gal Gadot đã mang tới “màn trình diễn đẳng cấp và giúp Diana Prince tỏa sáng trên màn ảnh hơn bao giờ hết”. The Telegraph dành nhiều lời chê bai cho Justice League, nhưng vẫn ngợi khen màn diễn xuất của nữ diễn viên người Israel. Song, tạp chí Vanity Fair lại đưa quan điểm đi xa hơn: “Thương hiệu Justice League gặp trắc trở ngay từ đầu, và Wonder Woman giống như tia hy vọng le lói dành cho khán giả. Cô ấy rất ổn trong bộ phim mới, nhưng hình như trông có vẻ buồn khi phải tham gia một dự án như thế này. Đó có lẽ là điều thiếu công bằng dành cho Gal Gadot, nhất là sau những gì cô ấy mới làm hồi mùa hè”. Còn tờ The Independent thì châm biếm không biết cái nhếch mép và câu thoại “Tôi đang phải cộng tác với trẻ con” ở cuối phim của Wonder Woman có phải là dành cho đạo diễn Zack Snyder và chính bộ phim hay không.
Nhân vật phản diện quá xoàng:
Trên thực tế, chuyện các nhân vật phản diện yếu kém, một chiều đang là vấn đề chung của dòng phim siêu anh hùng, ngay cả đối với Marvel Studios. Nên chuyện Steppenwolf trong Justice League gây thất vọng cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Trang Polygon gọi đây là “ác nhân kém cỏi nhất kể từ sau Victor Von Doom trong dự án thảm họa Fantastic Four (2015) của Fox” . Chưa kể, phần kỹ xảo dành cho Steppenwolf cũng khá tệ, và bị tờ EW so sánh với Apocalypse của X-Men: Apocalypse (2016). “Gã trông giống như được lai giữa một người Viking và một con dê đực”, họ viết. Ngay cả tờ Forbes - nơi hiếm hoi đánh giá cao tổng thể Justice League - cũng phải thừa nhận Steppenwolf là điểm yếu của bộ phim, và lẽ ra các nhà làm phim nên để Ciarán Hinds diễn xuất với công nghệ motion capture (bắt chuyển động).
Hài hước hiệu quả:
Khi Batman v Superman bị chê là quá đen tối, Warner Bros. và DC đã hứa sẽ mang đến các tác phẩm tươi sáng hơn và Justice League đã cụ thể hóa điều đó. Trang VillageVoice ghi nhận sự tiến bộ ấy và đánh giá cao một số tình tiết của The Flash, Aquaman (khi ngồi nhầm lên Dây thừng Sự thật), và thậm chí là cả Batman. Forbes nghĩ rằng tính hài hước gia tăng sẽ giúp Justice League “dễ tiếp cận khán giả đại chúng hơn” nếu so với Batman v Superman trước đó một năm. Nhưng cũng có những người không mặn mà với sự thay đổi của DCEU. Như trang EW đã viết: “The Flash chiếm lượng lớn các phân cảnh hài hước, nhưng chúng dần trở nên mệt mỏi, sáo mòn. Về sau, tôi ước họ cắt đi một nửa số câu thoại đùa cợt của anh ấy để đổi lại một phân cảnh có chất lượng chỉ cần bằng một nửa màn thi triển đáng nhớ của Quicksilver trong X-Men: Days of Future Past (2014)”.
Những gương mặt mới:
Aquaman, Cyborg và The Flash chưa có phim riêng trước Justice League và đó là thách thức lớn dành cho Zack Snyder cùng ê-kíp. The Guardian thích Aquaman và The Flash bởi sự hài hước mà họ đem lại, và siêu anh hùng tốc độ của Ezra Miller cũng nhận lời khen từ tờ EW khi anh thổi đến cho DCEU luồng gió mới giống như Spider-Man của Tom Holland. Chỉ có The Cyborg là lại gây chia rẽ giới phê bình. Mashable viết rằng đây là “câu trả lời về mặt hình ảnh dành cho Iron Man của MCU. Nhưng Cyborg chưa phải là nhân vật hoàn chỉnh và là sự lãng phí của bộ phim”. Nhưng tạp chí Forbes lại nghĩ siêu anh hùng nửa người - nửa máy là “trái tim không chính thức của cả đội bởi sự biến chuyển trong tâm lý về việc có nên đứng lên chống lại cái ác hay không”. Tính phối hợp giữa năm thành viên của Liên minh Công lý ở đoạn cuối phim cũng nhận đánh giá cao, và báo chí cho rằng điều đó đạt được là nhờ các cảnh quay lại vào phút chót của Joss Whedon - người đã có kinh nghiệm qua hai tập phim Avengers.
Lưu ý: đoạn tiếp theo có thể tiết lộ một phần nội dung phim
Siêu Nhân hồi sinh: Tuy rất được hạn chế nhắc đến trong quá trình quảng bá, nhưng tình tiết Superman sống lại trong Justice League là điều mà bất cứ ai cũng có thể tiên đoán. Nhưng cách mà Siêu Nhân hồi sinh cũng khiến báo chí “đá nhau chan chát”. Tờ Polygon cảm thấy cách mà đội ngũ làm phim đối xử với một nhân vật huyền thoại là “không thể tha thứ và đi quá giới hạn”. Trang Mashable đồng ý với quan điểm đó khi viết: “Sự trở lại của Siêu Nhân không hề dễ chịu hay bất ngờ gì. Nó thực tế rất khủng khiếp, và gợi nhắc tới vai xác chết của Daniel Radcliffe trong Swiss Army Man”. Họ thậm chí còn chỉ trích cách mà ê-kíp xử lý bộ râu của Henry Cavill trong quá trình quay lại, và khiến diễn xuất của Henry Cavill vốn đã “không thuyết phục lại càng trở nên thiếu tự nhiên”. Nhưng ngược lại, tạp chí Variety lại nghĩ rằng khán giả sẽ cảm thấy “biết ơn sự có mặt của Superman trong phim”. Trang IGN thậm chí còn nhận định Cavill rốt cuộc “đã tìm ra cách biến Siêu Nhân thành biểu tượng của hy vọng và anh hùng sau ba bộ phim tham gia”.
Hai cảnh post-credits: Việc gửi tặng các đoạn phim sau phần credits để mở đường cho tác phẩm tiếp theo nay đã trở thành truyền thống đối với dòng phim siêu anh hùng. Nhưng những gì Justice League đem lại tiếp tục gây tranh cãi. Theo trang Uproxxx, phân đoạn có sự góp mặt của Superman và The Flash “là điểm sáng của bộ phim”. Nhưng tạp chí The Guardian lại nhận định rằng đó là “sự thu nhỏ của nỗi thất vọng mà toàn bộ Justice League đem lại”.
Hãng Warner Bros. đưa ra luật cấm ngặt nghèo cho riêng Rotten Tomatoes khi chuyên trang tổng hợp chỉ được phép đăng tải số điểm dành cho Justice League vào chiều 16/11 (giờ Việt Nam). Tuy nhiên, theo trang ComicBook.com, kết quả đã bị lộ trong tối 15/11 trong giây lát và nhanh chóng bị cư dân mạng chụp lại. Theo đó, số điểm ban đầu dành cho bom tấn là 48%, tức cao hơn Batman v Superman (27%) và Suicide Squad (26%), kém một chút Man of Steel (55%), nhưng còn cách một khoảng rất xa nếu so với Wonder Woman (92%). Còn trên trang tổng hợp Metacritic, điểm ban đầu của Justice League là 51/100. Điều này phần nào phản ánh đúng những gì mà báo chí quốc tế mới viết về bộ phim.
PS: đây chỉ là nhận xét của giới phê bình phim được xem sớm, nếu có không đồng tình thì hãy phân tích các chi tiết phản ánh chất lượng phim theo ý bạn sau khi từ rạp chiếu phim trở về , không nên mạt sát cá nhân hay so sánh với các phim khác cùng thể loại...
Chỉnh sửa lần cuối: