JBL L100 Classic là một trong những điển hình xuất sắc cho xu hướng khôi phục và tối ưu từ những thiết kế huyền thoại mang tính di sản của nền công nghiệp hi-fi.
JBL - công ty thuộc tập đoàn Harman International Industries, là một trong những nhà sản xuất đã nhận thấy vấn đề này ngay từ đầu, tức là trong nửa đầu thập niên 1980. Họ đã tiến hành công việc được gọi là “Dự án thứ ba”, bắt đầu bằng việc thay thế mẫu loa Paragon. Và đến năm 1985, mẫu loa DD55000 Project Everest đã sẵn sàng. Mẫu loa này dựa trên dòng loa đầu tiên được chế tạo cho thị trường Nhật Bản là K2. Công việc sau đó tiếp tục được tiến hành vào năm 1988 và kết thúc một năm với hai phiên bản đã được giới thiệu gồm loa đầu bảng K2-S9500 và K2-S7500 có giá thấp hơn một chút.
Tương tự như vậy, JBL L100 Classic cũng chảy theo dòng xu thế như trên của hãng JBL, bởi nó gắn liền một đôi loa dù không được xếp ở nhóm đầu bảng nhưng lại mang tính biểu tượng xuyên suốt vài thập kỷ - JBL L100. JBL L100 được giới thiệu lần đầu vào năm 1970 và nó là phiên bản thương mại của dòng loa chuyên nghiệp JBL 4310 Pro Studio nổi tiếng. Theo thời gian, model này đã trở thành một trong những dòng loa bánchạy nhất mọi thời đại của JBL.
Kết hợp cả nét hoài cổ và tinh thần cổ điển
JBL đã làm nhiều cách để đạt được điều gì đó khác lạ với mô hình này khi kết hợp cả nét hoài cổ và tinh thần cổ điển. Mặt trước của JBL L100 Classic được thể hiện bằng một tấm ê căng được làm bằng bọt Quadrex, có hình dạng các kim tự tháp liên kết với nhau, các màu có sẵn như:đen, xanh nước biển và cam. Các núm L-pad, chophép người dùng điều chỉnh mức âm bổng và âm trung, cũng được đặt ở trước mặt. Nói chung, cặploa này trở lại với không nhiều những thay đổivề mặt ngoại hình so với thiết kế nguyên thủy. Thùng loa được làm từ gỗ MDF với lớp veneer bằng gỗ óc chó tự nhiên. Mặt trước của L100 Classic được sơn màu đen. Ở mặt sau, bạn có thể thấy một miếng nhựa với các cọc loa đơn, tương tự như trong loa Harbeth M40.1 khá đắt tiền.
L100 Classic là cặp loa ba đường được thiết kế bởi ông Chris Hagen, nhà thiết kế lâu năm của JBL. So với dòng loa cũ L100, ông Hagen cho biết mình đã cải tiến lại rất nhiều yếu tố, tất nhiên điểm quan trọng nhất vẫn là củ loa và mạch phân tần. Về hệ thống driver, tần số thấp của JBL L100 Classic được phụ trách bởi loa trầm JW300PW-8 có kích thước 30cm, trang bị hệ thống nam châm kép và màng giấy tinh khiết. Màng này đã được dập nổi đồng tâm, một thiết kế đặc trưng của JBL nhằm giúp tăng độ cứng và ổn định rung cộng hưởng bề mặt màng.
Trong khi đó, giải trung được tái tạo bởi củ loa JM125PC 125mm. Củ loa này có vỏ khung đúc rất cứng và cũng dùng màng giấy nhưng được gia cố thêm bằng polymer. Và cuối cùng, dải cao của loa cũng là một thiết kế mới hoàn toàn, tweeter JT025Ti1 có kích cỡ 25mm. Nó được thiết kế lõm vào giống một loa kèn dẹt với bộ chỉnh pha. Đây là hệ thống được gọi là thấu kính âm học do JBL phát minh với nhiều thiết kế khác nhau tùy vào các dòng loa tương ứng. Dù ứng dụng này không cải thiện về hiệu suất của củ loa nhưng lại giúp nó kiểm soát được sự phân tán sóng âm. Màng loa này được làm bằng titan. Các loa mid và tweeter được đặt lệch sang phải so với loa trầm, cùng với đó ống thông hơi cũng được bố trí ở mặt trước.
"Người giám sát" các bản ghi âm
Để đánh giá chất giọng của cặp loa này, chúng tôi dùng ampli Mark Levinson No.585.5, nguồn phát dùng đầu SACD Ayon Audio CD-35 và mâm than Pro-ject Signature 10. Mở đầu phần test, chúng tôi nghe album Jazz Samba do Stan Getz và Charlie Byrd trình diễn. Có thể nói âm thanh của L100 Classic vô cùng rộng mở và chặt chẽ, đặc biệt thoáng hẳn so với thế hệ trước. Chất tiếng của chúng không quá ấm, nhưng cũng không hề chói gắt. Thực tế, L100 Classic sáng hơn một chút so với loa Harbeth M40.1 mà chúng tôi được so sánh, nhưng tôi sẽ không bao giờ nói rằng JBL có âm thanh sáng hoặc mỏng. Trong loa Harbeth, điểm nhấn trình diễn đến từ độ phân giải, từ độ sâu của âm thanh, còn L100 Classic đến từ độ chi tiết và độ động. Do đó, cặp loa của JBL nhạy cảm hơn với chất lượng của các bản ghi âm. Chúng không phải là “sát thủ” của những bản ghi kém chất lượng, nhưng giống như người “giám sát”, chúng sẽ thể hiện một cách chân thật nhất có thể. Rõ ràng, khi sử dụng những bản ghi âm được sản xuất một cách kỹ lưỡng, L100 Classic sẽ đem lại cho người nghe một chất âm rộng mở và cân bằng tuyệt đẹp.
Một trong những tính chất thú vị hơn của loa JBL là cách trình diễn thay đổi theo mức âm lượng của ampli. Với âm lượng cao hơn, các nguồn âm thanh được mở rộng, khi âm lượng được giảm xuống - điều ngược lại xảy ra. Vì vậy, người nghe có thể tìm đúng vị trí của núm âm lượng mà mình cần nghe.
Ngoài ra, các nút điều khiển âm thanh (L-pad) của loa L100 Classic cũng rất thú vị và hữu ích. Chúng cho phép điều chỉnh khá chính xác chất lượng của âm thanh. Khi nghe bản On The Town do Oscar Peterson Trio trình diễn hoặc bản Songbird của nữ ca sĩ tài danh nhưng bạc mệnh Eva Cassidy, chúng tôi đã thực hiện hầu hết các thao tác ở vị trí trung lập, tức là 0dB. Nhưng vào cuối bài test, tôi càng thường xuyên chọn một vị trí trong đó tiếng treble bị triệt tiêu đôi chút và âm mid nổi trội hơn. Trong cài đặt này, các loa phát ra âm thanh phong phú hơn với tiền cảnh được đặt gần chúng tôi hơn. Điều này đã đem lại cho chúng tôi rất nhiều hứng thú khi nghe nhạc.
Kết luận
Ngày nay, các nhà thiết kế loa cố gắng cho ra được dải tần rộng nhất, độ phân giải chi tiết cao nhất và sân khấu âm thanh lớn nhất. Họ sử dụng các kỹ thuật và giải pháp cụ thể để đạt được điều đó. Và JBL L100 Classic cho thấy chúng đều đáp ứng được các yếu tố này. Bởi ngoài các kỹ thuật thiết kế để đạt được những đặc trưng của dòng loa sản xuất từ những năm 1960 và 1970, chúng còn được tích hợp thêm những công nghệ tiên tiến độc quyền của hãng. Có thể bạn chỉ cần một chiếc ampli bán dẫn có chất lượng khá hoặc một chiếc ampli đèn công suất vừa phải cũng có thể dễ dàng “lái” được cặp loa này. Bởi không giống các dòng loa monitor khác của JBL, L100 Classic không cần một ampli quá khỏe để thể hiện hết tiềm năng của chúng.
Hãy dành thời gian lắng nghe cặp loa này và kiên nhẫn cho chúng một chút thời gian, bởi JBL L100 Classic là sản phẩm đại diện cho đỉnh cao của kỹ thuật âm thanh, một cặp loa có nét hoài cổ, nhưng luôn phù hợp với dòng chảy của thế kỷ 21.
JBL - công ty thuộc tập đoàn Harman International Industries, là một trong những nhà sản xuất đã nhận thấy vấn đề này ngay từ đầu, tức là trong nửa đầu thập niên 1980. Họ đã tiến hành công việc được gọi là “Dự án thứ ba”, bắt đầu bằng việc thay thế mẫu loa Paragon. Và đến năm 1985, mẫu loa DD55000 Project Everest đã sẵn sàng. Mẫu loa này dựa trên dòng loa đầu tiên được chế tạo cho thị trường Nhật Bản là K2. Công việc sau đó tiếp tục được tiến hành vào năm 1988 và kết thúc một năm với hai phiên bản đã được giới thiệu gồm loa đầu bảng K2-S9500 và K2-S7500 có giá thấp hơn một chút.
Tương tự như vậy, JBL L100 Classic cũng chảy theo dòng xu thế như trên của hãng JBL, bởi nó gắn liền một đôi loa dù không được xếp ở nhóm đầu bảng nhưng lại mang tính biểu tượng xuyên suốt vài thập kỷ - JBL L100. JBL L100 được giới thiệu lần đầu vào năm 1970 và nó là phiên bản thương mại của dòng loa chuyên nghiệp JBL 4310 Pro Studio nổi tiếng. Theo thời gian, model này đã trở thành một trong những dòng loa bánchạy nhất mọi thời đại của JBL.
Kết hợp cả nét hoài cổ và tinh thần cổ điển
JBL đã làm nhiều cách để đạt được điều gì đó khác lạ với mô hình này khi kết hợp cả nét hoài cổ và tinh thần cổ điển. Mặt trước của JBL L100 Classic được thể hiện bằng một tấm ê căng được làm bằng bọt Quadrex, có hình dạng các kim tự tháp liên kết với nhau, các màu có sẵn như:đen, xanh nước biển và cam. Các núm L-pad, chophép người dùng điều chỉnh mức âm bổng và âm trung, cũng được đặt ở trước mặt. Nói chung, cặploa này trở lại với không nhiều những thay đổivề mặt ngoại hình so với thiết kế nguyên thủy. Thùng loa được làm từ gỗ MDF với lớp veneer bằng gỗ óc chó tự nhiên. Mặt trước của L100 Classic được sơn màu đen. Ở mặt sau, bạn có thể thấy một miếng nhựa với các cọc loa đơn, tương tự như trong loa Harbeth M40.1 khá đắt tiền.
L100 Classic là cặp loa ba đường được thiết kế bởi ông Chris Hagen, nhà thiết kế lâu năm của JBL. So với dòng loa cũ L100, ông Hagen cho biết mình đã cải tiến lại rất nhiều yếu tố, tất nhiên điểm quan trọng nhất vẫn là củ loa và mạch phân tần. Về hệ thống driver, tần số thấp của JBL L100 Classic được phụ trách bởi loa trầm JW300PW-8 có kích thước 30cm, trang bị hệ thống nam châm kép và màng giấy tinh khiết. Màng này đã được dập nổi đồng tâm, một thiết kế đặc trưng của JBL nhằm giúp tăng độ cứng và ổn định rung cộng hưởng bề mặt màng.
Trong khi đó, giải trung được tái tạo bởi củ loa JM125PC 125mm. Củ loa này có vỏ khung đúc rất cứng và cũng dùng màng giấy nhưng được gia cố thêm bằng polymer. Và cuối cùng, dải cao của loa cũng là một thiết kế mới hoàn toàn, tweeter JT025Ti1 có kích cỡ 25mm. Nó được thiết kế lõm vào giống một loa kèn dẹt với bộ chỉnh pha. Đây là hệ thống được gọi là thấu kính âm học do JBL phát minh với nhiều thiết kế khác nhau tùy vào các dòng loa tương ứng. Dù ứng dụng này không cải thiện về hiệu suất của củ loa nhưng lại giúp nó kiểm soát được sự phân tán sóng âm. Màng loa này được làm bằng titan. Các loa mid và tweeter được đặt lệch sang phải so với loa trầm, cùng với đó ống thông hơi cũng được bố trí ở mặt trước.
"Người giám sát" các bản ghi âm
Để đánh giá chất giọng của cặp loa này, chúng tôi dùng ampli Mark Levinson No.585.5, nguồn phát dùng đầu SACD Ayon Audio CD-35 và mâm than Pro-ject Signature 10. Mở đầu phần test, chúng tôi nghe album Jazz Samba do Stan Getz và Charlie Byrd trình diễn. Có thể nói âm thanh của L100 Classic vô cùng rộng mở và chặt chẽ, đặc biệt thoáng hẳn so với thế hệ trước. Chất tiếng của chúng không quá ấm, nhưng cũng không hề chói gắt. Thực tế, L100 Classic sáng hơn một chút so với loa Harbeth M40.1 mà chúng tôi được so sánh, nhưng tôi sẽ không bao giờ nói rằng JBL có âm thanh sáng hoặc mỏng. Trong loa Harbeth, điểm nhấn trình diễn đến từ độ phân giải, từ độ sâu của âm thanh, còn L100 Classic đến từ độ chi tiết và độ động. Do đó, cặp loa của JBL nhạy cảm hơn với chất lượng của các bản ghi âm. Chúng không phải là “sát thủ” của những bản ghi kém chất lượng, nhưng giống như người “giám sát”, chúng sẽ thể hiện một cách chân thật nhất có thể. Rõ ràng, khi sử dụng những bản ghi âm được sản xuất một cách kỹ lưỡng, L100 Classic sẽ đem lại cho người nghe một chất âm rộng mở và cân bằng tuyệt đẹp.
Một trong những tính chất thú vị hơn của loa JBL là cách trình diễn thay đổi theo mức âm lượng của ampli. Với âm lượng cao hơn, các nguồn âm thanh được mở rộng, khi âm lượng được giảm xuống - điều ngược lại xảy ra. Vì vậy, người nghe có thể tìm đúng vị trí của núm âm lượng mà mình cần nghe.
Ngoài ra, các nút điều khiển âm thanh (L-pad) của loa L100 Classic cũng rất thú vị và hữu ích. Chúng cho phép điều chỉnh khá chính xác chất lượng của âm thanh. Khi nghe bản On The Town do Oscar Peterson Trio trình diễn hoặc bản Songbird của nữ ca sĩ tài danh nhưng bạc mệnh Eva Cassidy, chúng tôi đã thực hiện hầu hết các thao tác ở vị trí trung lập, tức là 0dB. Nhưng vào cuối bài test, tôi càng thường xuyên chọn một vị trí trong đó tiếng treble bị triệt tiêu đôi chút và âm mid nổi trội hơn. Trong cài đặt này, các loa phát ra âm thanh phong phú hơn với tiền cảnh được đặt gần chúng tôi hơn. Điều này đã đem lại cho chúng tôi rất nhiều hứng thú khi nghe nhạc.
Kết luận
Ngày nay, các nhà thiết kế loa cố gắng cho ra được dải tần rộng nhất, độ phân giải chi tiết cao nhất và sân khấu âm thanh lớn nhất. Họ sử dụng các kỹ thuật và giải pháp cụ thể để đạt được điều đó. Và JBL L100 Classic cho thấy chúng đều đáp ứng được các yếu tố này. Bởi ngoài các kỹ thuật thiết kế để đạt được những đặc trưng của dòng loa sản xuất từ những năm 1960 và 1970, chúng còn được tích hợp thêm những công nghệ tiên tiến độc quyền của hãng. Có thể bạn chỉ cần một chiếc ampli bán dẫn có chất lượng khá hoặc một chiếc ampli đèn công suất vừa phải cũng có thể dễ dàng “lái” được cặp loa này. Bởi không giống các dòng loa monitor khác của JBL, L100 Classic không cần một ampli quá khỏe để thể hiện hết tiềm năng của chúng.
Hãy dành thời gian lắng nghe cặp loa này và kiên nhẫn cho chúng một chút thời gian, bởi JBL L100 Classic là sản phẩm đại diện cho đỉnh cao của kỹ thuật âm thanh, một cặp loa có nét hoài cổ, nhưng luôn phù hợp với dòng chảy của thế kỷ 21.
Theo Nghe Nhìn