Apple mắc sai lầm khiến hàng chục năm qua họ không thể tạo ra được Apple Car. Hiện tại những thay đổi cơ bản đang được tiến hành.
Trong một nỗ lực tiến vào lĩnh vực ô tô và thị trường thiết bị thực tế ảo hỗn hợp, Apple đang tiến hành những cách tiếp cận thực tế hơn để phát triển sản xuất.
Nếu nhìn lại lịch sử có thể thấy Apple hiếm khi là người đầu tiên trong thị trường: Sony Walkman đã ra đời trước iPod, Palm và BlackBerry thống trị thị trường điện thoại trước iPhone; Microsoft có máy tính bảng trước iPad và Google làm nền tảng đồng hồ thông minh trước Apple Watch.
Tuy nhiên, sự ra nhập thị trường của Apple trong tất cả những lĩnh vực kể trên đã đảo lộn tất cả. Với iPod, Apple đã gây sốc thị trường bằng thiết kế kim loại, nhựa trắng. iPhone và iPad thì trở nên phổ biến với các thiết bị màn hình rộng và kho ứng dụng. Apple Watch thì mang lại cảm biến sức khỏe tiên tiến và tương tác như điện thoại. Nhìn chung trong các trường hợp, Apple không phải là người tiên phong nhưng đều tạo ra những sản phẩm đi trước thời đại.
Mặc dù vậy hiện nay, Apple có thể đang gặp một thử thách mới: Tính thực tế. Khi họ chuẩn bị gia nhập vào 2 lĩnh vực chính gồm thiết bị thực tế ảo hỗn hợp và xe ô tô điện – công ty nhắm tới sẽ ít cải tiến hơn và thực dụng hơn – đây cũng là tiêu chí mấu chốt được Apple sử dụng để quyết định xem có nên tung sản phẩm ra thị trường hay không.
Tim Cook và cả Setve Jobs đã thường nói rằng Apple quan tâm nhiều hơn về việc là thứ tốt nhất trong một lĩnh vực thay vì là người đi đầu. Họ đã dành được lợi thế khi phát triển giao diện mới và áp dụng những công nghệ theo cách sáng tạo. Điều này rõ ràng với iPhone – thiết bị có bàn phím vật lý cho màn hình chạm và iPad có pin tới 10 giờ cùng màn hình cỡ lớn.
Tuy nhiên, hiện tại với những sản phẩm mới đang được mong chờ, công ty dường như sẵn sàng giảm một vài tiêu chí để đặt chân vào được thị trường.
Đầu tiên là thiết bị thực tế ảo hỗn hợp. Thiết bị này chắc chắn sẽ rất tiên tiến với màn hình phân giải cao, loạt camera bên ngoài và phiên bản iOS mới. Thiết kế bóng mượt và bộ xử lý mạnh mẽ khiến chúng nổi bật so với những sản phẩm tương tự của Meta và Sony.
Tuy nhiên, tờ Bloomberg nhận định thiết bị thực tế hỗn hợp của Apple không có được “chén thánh” của ngành: Tính thực tế tăng cường thực sự. Giấc mơ có một cặp kính có thể thêm dữ liệu và đa phương tiện cho trải nghiệm thế giới thực mà không rườm rà hoặc quá mất tập trung. Hiện tại công nghệ này vẫn chưa hình thành.
Vì vậy, Apple sẽ thay thế thực tế hỗn hợp – một sự pha trộn thực tế căng cường và thực tế ảo. Thiết bị của Apple sẽ có thực tế ảo là cốt lõi nhưng sử dụng camera để tạo ra trải nghiệm như là thực tế tăng cường.
Khi Apple thiết lập việc tấn công vào thị trường này từ 7 năm trước, họ hy vọng kính AR có thể thay thế iPhone bởi người dùng có thể tiến hành cuộc gọi đi và đến từ đây.
Cook bắt đầu công khai tầm nhìn đó vào năm 2016, nói rằng AR vượt trội hơn VR vì AR “mang lại khả năng cho cả hai chúng tôi cùng ngồi và hiện diện rất rõ ràng”. Sau đó, ông đã chỉ trích kính VR tại một hội nghị ở Utah, nói rằng “rất ít người sẽ cho rằng việc được bao bọc trong một thứ gì đó là chấp nhận được”.
Nhưng, những lời chỉ trích của Cook về VR bắt đầu lắng xuống khi Apple quyết định xây dựng một thiết bị sẽ sử dụng chính phương pháp đó – thiết kế tai nghe kèm theo mà vị CEO này từng cho là không thể chấp nhận được.
Thay vì trì hoãn cho đến năm 2025 hoặc lâu hơn - khi kính AR thực sự có thể khả thi - Apple sẽ đi theo con đường thực tế và ra mắt một sản phẩm tạm thời cung cấp công nghệ thực tế hỗn hợp tốt nhất hiện nay. Và đây có vẻ là quyết định đúng đắn của Apple, đặc biệt là khi hãng không muốn nhường thị trường phần cứng đầy hứa hẹn cho Meta.
Câu chuyện tương tự cũng đang xảy ra với ô tô. Khi Apple thiết lập tầm nhìn xây dựng một chiếc xe vào đầu năm 2010, tự lái không phải là ưu tiên chính. Công ty tập trung hơn vào việc cạnh tranh với Detroit và Tesla về thiết kế, công nghệ pin, phần cứng, phần mềm và vật liệu.
Tuy nhiên, sau vài năm phát triển, các lãnh đạo Apple đã quyết định rằng ô tô sẽ không cần những khác biệt rõ ràng để khiến chúng xứng đáng ra mắt. Bước vào lĩnh vực tự lái: Apple nhanh chóng trở thành gắn bó với việc ra mắt chiếc xe ô tô với khả năng tự lái hoàn toàn và không có pedal hay tay lái.
Tham vọng đó nhanh chóng bắt đầu gây tổn thương cho Apple, dẫn tới việc quản lý rời đi, sa thải nhân viên và tái khởi động dự án.
Và những vẫn đề khác cứ thế chồng chất. Apple hoãn kế hoạch ra mắt xe tự lái hoàn toàn. Thay vào đó, họ đang tạo ra một chiếc EV truyền thống hơn với pedal và tay lái. Sẽ vẫn có khả năng tự động nhưng chúng sẽ ảnh hưởng tới việc lái xe trên đường cao tốc.
Một chiếc Apple Car vẫn có thể khác biệt so với các đối thủ với những tính năng đặc biệt và liên kết với những sản phẩm khác của công ty. Và khả năng tự lái sẽ dần dần cải thiện và mở rộng sang vùng mới. Điều quan trọng là, công ty hiện không còn chờ ra mắt xe cho tới khi nào đạt được cấp 5 – Cấp cao nhất tự lái của ngành ô tô.
Lĩnh vực sản phẩm chính tiếp theo của Apple sẽ không thay đổi thị trường theo cách giống iPod, iPhone và iPad đã làm. Tuy nhiên, khó có khả năng Apple bị mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng vì họ đã thực tế hơn 1 chút.
Apple đã hoãn ra mắt xe mới cho tới năm 2016 khi họ bỏ công nghệ tự lái. Như đã đề cập, kế hoạch của Apple với xe điện đang chịu nhiều thay đổi cơ bản khác: Chuyển từ xe tự lái hoàn toàn sang một thứ truyền thống hơn.
Apple đã tiến hành thay đổi sau khi dành nhiều năm làm việc với dự án chiếc xe tự động hoàn toàn không thể thực hiện được trong vài thập kỷ. Cùng với những thay đổi cơ bản, công ty đã lùi kế hoạch ra mắt tới 2026 và hiện đang nhắm tới bán xe cho người tiêu dùng ở mức dưới 100.000 USD/xe.
Nếu nhìn lại lịch sử có thể thấy Apple hiếm khi là người đầu tiên trong thị trường: Sony Walkman đã ra đời trước iPod, Palm và BlackBerry thống trị thị trường điện thoại trước iPhone; Microsoft có máy tính bảng trước iPad và Google làm nền tảng đồng hồ thông minh trước Apple Watch.
Tuy nhiên, sự ra nhập thị trường của Apple trong tất cả những lĩnh vực kể trên đã đảo lộn tất cả. Với iPod, Apple đã gây sốc thị trường bằng thiết kế kim loại, nhựa trắng. iPhone và iPad thì trở nên phổ biến với các thiết bị màn hình rộng và kho ứng dụng. Apple Watch thì mang lại cảm biến sức khỏe tiên tiến và tương tác như điện thoại. Nhìn chung trong các trường hợp, Apple không phải là người tiên phong nhưng đều tạo ra những sản phẩm đi trước thời đại.
Mặc dù vậy hiện nay, Apple có thể đang gặp một thử thách mới: Tính thực tế. Khi họ chuẩn bị gia nhập vào 2 lĩnh vực chính gồm thiết bị thực tế ảo hỗn hợp và xe ô tô điện – công ty nhắm tới sẽ ít cải tiến hơn và thực dụng hơn – đây cũng là tiêu chí mấu chốt được Apple sử dụng để quyết định xem có nên tung sản phẩm ra thị trường hay không.
Tim Cook và cả Setve Jobs đã thường nói rằng Apple quan tâm nhiều hơn về việc là thứ tốt nhất trong một lĩnh vực thay vì là người đi đầu. Họ đã dành được lợi thế khi phát triển giao diện mới và áp dụng những công nghệ theo cách sáng tạo. Điều này rõ ràng với iPhone – thiết bị có bàn phím vật lý cho màn hình chạm và iPad có pin tới 10 giờ cùng màn hình cỡ lớn.
Tuy nhiên, hiện tại với những sản phẩm mới đang được mong chờ, công ty dường như sẵn sàng giảm một vài tiêu chí để đặt chân vào được thị trường.
Đầu tiên là thiết bị thực tế ảo hỗn hợp. Thiết bị này chắc chắn sẽ rất tiên tiến với màn hình phân giải cao, loạt camera bên ngoài và phiên bản iOS mới. Thiết kế bóng mượt và bộ xử lý mạnh mẽ khiến chúng nổi bật so với những sản phẩm tương tự của Meta và Sony.
Tuy nhiên, tờ Bloomberg nhận định thiết bị thực tế hỗn hợp của Apple không có được “chén thánh” của ngành: Tính thực tế tăng cường thực sự. Giấc mơ có một cặp kính có thể thêm dữ liệu và đa phương tiện cho trải nghiệm thế giới thực mà không rườm rà hoặc quá mất tập trung. Hiện tại công nghệ này vẫn chưa hình thành.
Vì vậy, Apple sẽ thay thế thực tế hỗn hợp – một sự pha trộn thực tế căng cường và thực tế ảo. Thiết bị của Apple sẽ có thực tế ảo là cốt lõi nhưng sử dụng camera để tạo ra trải nghiệm như là thực tế tăng cường.
Khi Apple thiết lập việc tấn công vào thị trường này từ 7 năm trước, họ hy vọng kính AR có thể thay thế iPhone bởi người dùng có thể tiến hành cuộc gọi đi và đến từ đây.
Cook bắt đầu công khai tầm nhìn đó vào năm 2016, nói rằng AR vượt trội hơn VR vì AR “mang lại khả năng cho cả hai chúng tôi cùng ngồi và hiện diện rất rõ ràng”. Sau đó, ông đã chỉ trích kính VR tại một hội nghị ở Utah, nói rằng “rất ít người sẽ cho rằng việc được bao bọc trong một thứ gì đó là chấp nhận được”.
Nhưng, những lời chỉ trích của Cook về VR bắt đầu lắng xuống khi Apple quyết định xây dựng một thiết bị sẽ sử dụng chính phương pháp đó – thiết kế tai nghe kèm theo mà vị CEO này từng cho là không thể chấp nhận được.
Thay vì trì hoãn cho đến năm 2025 hoặc lâu hơn - khi kính AR thực sự có thể khả thi - Apple sẽ đi theo con đường thực tế và ra mắt một sản phẩm tạm thời cung cấp công nghệ thực tế hỗn hợp tốt nhất hiện nay. Và đây có vẻ là quyết định đúng đắn của Apple, đặc biệt là khi hãng không muốn nhường thị trường phần cứng đầy hứa hẹn cho Meta.
Câu chuyện tương tự cũng đang xảy ra với ô tô. Khi Apple thiết lập tầm nhìn xây dựng một chiếc xe vào đầu năm 2010, tự lái không phải là ưu tiên chính. Công ty tập trung hơn vào việc cạnh tranh với Detroit và Tesla về thiết kế, công nghệ pin, phần cứng, phần mềm và vật liệu.
Tuy nhiên, sau vài năm phát triển, các lãnh đạo Apple đã quyết định rằng ô tô sẽ không cần những khác biệt rõ ràng để khiến chúng xứng đáng ra mắt. Bước vào lĩnh vực tự lái: Apple nhanh chóng trở thành gắn bó với việc ra mắt chiếc xe ô tô với khả năng tự lái hoàn toàn và không có pedal hay tay lái.
Tham vọng đó nhanh chóng bắt đầu gây tổn thương cho Apple, dẫn tới việc quản lý rời đi, sa thải nhân viên và tái khởi động dự án.
Và những vẫn đề khác cứ thế chồng chất. Apple hoãn kế hoạch ra mắt xe tự lái hoàn toàn. Thay vào đó, họ đang tạo ra một chiếc EV truyền thống hơn với pedal và tay lái. Sẽ vẫn có khả năng tự động nhưng chúng sẽ ảnh hưởng tới việc lái xe trên đường cao tốc.
Một chiếc Apple Car vẫn có thể khác biệt so với các đối thủ với những tính năng đặc biệt và liên kết với những sản phẩm khác của công ty. Và khả năng tự lái sẽ dần dần cải thiện và mở rộng sang vùng mới. Điều quan trọng là, công ty hiện không còn chờ ra mắt xe cho tới khi nào đạt được cấp 5 – Cấp cao nhất tự lái của ngành ô tô.
Lĩnh vực sản phẩm chính tiếp theo của Apple sẽ không thay đổi thị trường theo cách giống iPod, iPhone và iPad đã làm. Tuy nhiên, khó có khả năng Apple bị mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng vì họ đã thực tế hơn 1 chút.
Apple đã hoãn ra mắt xe mới cho tới năm 2016 khi họ bỏ công nghệ tự lái. Như đã đề cập, kế hoạch của Apple với xe điện đang chịu nhiều thay đổi cơ bản khác: Chuyển từ xe tự lái hoàn toàn sang một thứ truyền thống hơn.
Apple đã tiến hành thay đổi sau khi dành nhiều năm làm việc với dự án chiếc xe tự động hoàn toàn không thể thực hiện được trong vài thập kỷ. Cùng với những thay đổi cơ bản, công ty đã lùi kế hoạch ra mắt tới 2026 và hiện đang nhắm tới bán xe cho người tiêu dùng ở mức dưới 100.000 USD/xe.
Theo Genk