Thông tin Starlink cho phép thanh toán trước để dùng Internet ‘từ trên trời’ đã khiến dân công nghệ Việt cũng xôn xao, nhưng liệu nó có thể trở thành sự lựa chọn mới cho người Mỹ?
Với mức giá 99 USD/tháng cộng kèm gói trang thiết bị 499 USD, dịch vụ Starlink đã chính thức cho phép đặt chỗ trước từ hôm qua.
Thông tin này ngay lập tức khiến giới công nghệ Việt xôn xao bởi viễn cảnh bắt sóng Internet từ trên trời như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng năm nào, nay đã thành hiện thực.
Mức giá này tuy bị đánh giá là đắt đỏ với người Việt, nhưng thực tế có thể là "cứu tinh" cho người Mỹ. Bởi lẽ, các gói lắp cáp quang (fiber) ở Mỹ cũng chẳng hề rẻ so với Internet vệ tinh của SpaceX.
Điều này một phần là do chính sách độc quyền khu vực của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Người dùng phải trả chi phí kéo cáp mà đôi khi không phải khu vực nào cũng có thể kéo được cáp quang, bị giới hạn băng thông và phải đền bù khi phá vỡ hợp đồng.
Cước Internet hàng tháng của các nhà mạng Mỹ.
Theo BroadBandNow, tỷ lệ phủ cáp quang ở Mỹ hiện chỉ đạt 32%, số còn lại là những hộ dân vẫn sử dụng cáp đồng, mạng DSL (dùng chung với đường điện thoại cố định) hoặc mạng không dây với tốc độ chậm.
Mức giá cho mạng cáp quang được các nhà mạng đưa ra thường là từ 39 USD/tháng với tốc độ từ 100Mbps, chưa bao gồm các phụ phí như phí thuê modem, phí lắp đặt ban đầu, phí phụ trội khi sử dụng vượt quá dung lượng giới hạn…
Các loại giá, phí này là khác nhau với nhiều nhà mạng, thậm chí không giống nhau với cùng một nhà mạng nhưng ở hai khu vực khác nhau. Một số nhà mạng không có giới hạn dung lượng, một số lại có giới hạn theo từng gói khác nhau.
Vào cao điểm mùa dịch Covid-19 ở Mỹ, một số nhà mạng thậm chí còn tranh thủ cắt xén giảm dung lượng giới hạn và nâng phí giới hạn dung lượng, do người Mỹ ở nhà dùng Internet nhiều hơn.
Internet vệ tinh vì thế có thể là một sự lựa chọn mới cho người Mỹ, giúp giảm bớt tính độc quyền của các nhà mạng cố định hiện nay. Dù vậy, Starlink vẫn còn rất xa để đạt được độ phủ sóng đủ để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Bởi độ phủ của vệ tinh Starlink phải đạt ở một mức nhất định để đảm bảo người dùng không phải xoay ăng-ten (antenna) chóng mặt để dò đúng sóng, giống như người Việt thời xem tivi bằng ăng-ten.
Internet vệ tinh có thể là cứu cánh cho người Mỹ, nhưng cần độ phủ rất lớn trên bầu trời.
Starlink hiện đang mở đặt chỗ trước, dự kiến ra mắt vào năm 2022. Theo kế hoạch, SpaceX sẽ cần phải phóng thêm hàng nghìn vệ tinh nữa để giảm độ trễ xuống mức chấp nhận được (20ms), và nâng băng thông lên con số 300Mbps so với tối đa chỉ 150Mbps ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, điều kiện thời tiết xấu hoặc bị che khuất có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của chảo thu tín hiệu vệ tinh. Vì thế, Starlink phù hợp hoạt động ở những khu vực hẻo lánh như sa mạc, miền núi, hải đảo nơi có tầm nhìn lên bầu trời quang đãng, không bị che khuất bởi nhà cao tầng.
Tin vui là với Starlink, người Mỹ giờ đây sẽ có thêm sự lựa chọn khác ngoài Viasat và HughesNet. Hai nhà cung cấp Internet vệ tinh này đều cung cấp một tốc độ thấp hơn Starlink, có giới hạn dung lượng sử dụng với phí hàng tháng dao động từ 30-150 USD.
Ngoài ra, Amazon cũng hứa hẹn đầu tư 10 tỷ vào Project Kuiper, dự án có thể là cuối cùng của Jeff Bezos trong vai trò CEO để cạnh tranh với đối thủ không đội trời chung Elon Musk. Nhưng chừng nào cho đến khi tất cả các dự án này thành hình, người Mỹ vẫn sẽ không thoát khỏi cảnh độc quyền Internet với giá cước đắt đỏ.
Với mức giá 99 USD/tháng cộng kèm gói trang thiết bị 499 USD, dịch vụ Starlink đã chính thức cho phép đặt chỗ trước từ hôm qua.
Thông tin này ngay lập tức khiến giới công nghệ Việt xôn xao bởi viễn cảnh bắt sóng Internet từ trên trời như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng năm nào, nay đã thành hiện thực.
Mức giá này tuy bị đánh giá là đắt đỏ với người Việt, nhưng thực tế có thể là "cứu tinh" cho người Mỹ. Bởi lẽ, các gói lắp cáp quang (fiber) ở Mỹ cũng chẳng hề rẻ so với Internet vệ tinh của SpaceX.
Điều này một phần là do chính sách độc quyền khu vực của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Người dùng phải trả chi phí kéo cáp mà đôi khi không phải khu vực nào cũng có thể kéo được cáp quang, bị giới hạn băng thông và phải đền bù khi phá vỡ hợp đồng.
Cước Internet hàng tháng của các nhà mạng Mỹ.
Theo BroadBandNow, tỷ lệ phủ cáp quang ở Mỹ hiện chỉ đạt 32%, số còn lại là những hộ dân vẫn sử dụng cáp đồng, mạng DSL (dùng chung với đường điện thoại cố định) hoặc mạng không dây với tốc độ chậm.
Mức giá cho mạng cáp quang được các nhà mạng đưa ra thường là từ 39 USD/tháng với tốc độ từ 100Mbps, chưa bao gồm các phụ phí như phí thuê modem, phí lắp đặt ban đầu, phí phụ trội khi sử dụng vượt quá dung lượng giới hạn…
Các loại giá, phí này là khác nhau với nhiều nhà mạng, thậm chí không giống nhau với cùng một nhà mạng nhưng ở hai khu vực khác nhau. Một số nhà mạng không có giới hạn dung lượng, một số lại có giới hạn theo từng gói khác nhau.
Vào cao điểm mùa dịch Covid-19 ở Mỹ, một số nhà mạng thậm chí còn tranh thủ cắt xén giảm dung lượng giới hạn và nâng phí giới hạn dung lượng, do người Mỹ ở nhà dùng Internet nhiều hơn.
Internet vệ tinh vì thế có thể là một sự lựa chọn mới cho người Mỹ, giúp giảm bớt tính độc quyền của các nhà mạng cố định hiện nay. Dù vậy, Starlink vẫn còn rất xa để đạt được độ phủ sóng đủ để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Bởi độ phủ của vệ tinh Starlink phải đạt ở một mức nhất định để đảm bảo người dùng không phải xoay ăng-ten (antenna) chóng mặt để dò đúng sóng, giống như người Việt thời xem tivi bằng ăng-ten.
Internet vệ tinh có thể là cứu cánh cho người Mỹ, nhưng cần độ phủ rất lớn trên bầu trời.
Starlink hiện đang mở đặt chỗ trước, dự kiến ra mắt vào năm 2022. Theo kế hoạch, SpaceX sẽ cần phải phóng thêm hàng nghìn vệ tinh nữa để giảm độ trễ xuống mức chấp nhận được (20ms), và nâng băng thông lên con số 300Mbps so với tối đa chỉ 150Mbps ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, điều kiện thời tiết xấu hoặc bị che khuất có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của chảo thu tín hiệu vệ tinh. Vì thế, Starlink phù hợp hoạt động ở những khu vực hẻo lánh như sa mạc, miền núi, hải đảo nơi có tầm nhìn lên bầu trời quang đãng, không bị che khuất bởi nhà cao tầng.
Tin vui là với Starlink, người Mỹ giờ đây sẽ có thêm sự lựa chọn khác ngoài Viasat và HughesNet. Hai nhà cung cấp Internet vệ tinh này đều cung cấp một tốc độ thấp hơn Starlink, có giới hạn dung lượng sử dụng với phí hàng tháng dao động từ 30-150 USD.
Ngoài ra, Amazon cũng hứa hẹn đầu tư 10 tỷ vào Project Kuiper, dự án có thể là cuối cùng của Jeff Bezos trong vai trò CEO để cạnh tranh với đối thủ không đội trời chung Elon Musk. Nhưng chừng nào cho đến khi tất cả các dự án này thành hình, người Mỹ vẫn sẽ không thoát khỏi cảnh độc quyền Internet với giá cước đắt đỏ.
Theo ICT News