Nhiều năm kinh nghiệm mổ xẻ các thiết bị di động của iFixit có thể phần nào lý giải cho các sự cố mà Galaxy Fold đang gặp phải.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi các báo cáo đầu tiên về việc một số Galaxy Fold bản dùng thử bị hỏng sau vài ngày sử dụng, Samsung đã thông báo hoãn bán ra sản phẩm này, đồng thời thu hồi lại các sản phẩm dùng thử để kiểm tra và xác định nguyên nhân sự cố.
Ngay cả khi đã loại trừ một số trường hợp có thể có nguyên nhân từ việc các reviewer vô tình bóc tấm nhựa dẻo bảo vệ màn hình bên trong ra, vẫn còn những vấn đề khác xuất phát từ chính bản thân chiếc Galaxy Fold. Vậy điều gì đã làm Galaxy Fold phải chịu cơn ác mộng này, các kỹ sư của iFixit, những người có hàng thập kỷ kinh nghiệm trong việc mổ xẻ các thiết bị di động, có thể cho chúng ta một số ước đoán tương đối xác thực về vấn đề này.
Đầu tiên: màn hình OLED rất mỏng manh
Samsung là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về màn hình OLED, cả về kinh nghiệm và thị phần. Họ làm màn hình OLED cho iPhone X của Apple, cho dòng Galaxy của chính mình và khoảng 89% màn hình OLED trên toàn thế giới năm 2017. Bên cạnh nhiều ưu điểm về hiệu quả năng lượng và màu sắc rực rỡ hơn so với màn hình LCD, OLED còn là loại màn hình duy nhất có thể uốn cong hoặc gập lại để dành cho điện thoại màn hình gập.
Màn hình cong của Galaxy S6 Edge.
Nhưng màn hình OLED cũng mỏng manh hơn nhiều so với LCD và có xu hướng hỏng toàn bộ màn hình thay vì chỉ hỏng một vùng nào đó. Ngoài ra, trang web OLED-info.com còn nhấn mạnh: "Màn hình OLED rất nhạy cảm với oxy và độ ẩm, vì vậy lớp bọc bảo vệ bên ngoài rất quan trọng." Đặc biệt là các cạnh cong của màn hình OLED rất khó thay thế hay sửa chữa khi cần thiết.
Bạn có thể tưởng tượng màn hình OLED giống như một phòng vô trùng, siêu mỏng và siêu nhỏ, nên bất kỳ sự xâm nhập hay áp lực nào đặt lên nó sẽ làm mất đi trạng thái cân bằng mong manh của nó.
Một vài hạt bụi trên màn OLED cũng có thể làm hỏng toàn bộ
Khi bạn thấy màn hình OLED nhạy cảm như thế nào với dị vật bên ngoài, độ ẩm, không khí và gần như bất cứ thứ gì, bạn sẽ thấy việc chiếc Fold gặp vấn đề là gần như không thể tránh khỏi.
Trong bức ảnh chụp Galaxy Fold trên trang TheVerge.com (trước khi nó bị hỏng), bạn có thể thấy các khe hở ở phía trên và dưới bản lề khi màn hình được mở ra toàn bộ. Nhìn kỹ hơn nữa vào bản lề đó, bạn sẽ thấy các hạt bụi li ti đang bám vào nó. Ngay cả phía sau của Galaxy Fold, nơi đặt bản lề của điện thoại, các khe hở ở đó cũng không thể làm kín khít.
Kỹ sư Sam Lionheart của iFixit cho biết: "Đây là những điểm hở lớn nhất mà tôi từng thấy trên các điện thoại hiện đại. Trừ khi có một phép màu nào đó, không thì bụi chắc chắn sẽ lọt vào mặt lưng của điện thoại". Một điều cần lưu ý rằng, Samsung không cho biết Galaxy Fold đạt chuẩn IP nào về chống nước hay bụi.
Điều này phần nào lý giải cho vấn đề đối với chiếc Galaxy Fold của phóng viên Dieter Bohn từ trang The Verge. Ban đầu anh phát hiện ra một chỗ phồng lên bên dưới màn hình chiếc Galaxy Fold mà mình đang dùng thử. Sau khi trao đổi với Samsung, anh gập nó lại và để đó đến sáng. Ngày tiếp theo, khi kiểm tra điện thoại, anh phát hiện có đến hai chỗ phồng lên dưới màn hình.
Điều này cho thấy, dường như cả hai hạt bụi này đã lọt vào màn hình từ phía sau bản lề. Giả thuyết này được Lorenz Keller, nhà reviewer người Thụy Sỹ ủng hộ. Anh cho biết, chiếc Fold của mình cũng bị phồng lên tương tự như của Bohn, nhưng may mắn hơn khi sau đó chỗ phồng đó đã biến mất, có thể là do khe hở của bản lề đủ rộng để hạt bụi đó chui ra ngoài.
Nguyên nhân càng dễ lý giải hơn khi một chiếc Galaxy Fold được mổ xẻ. Trong khi màn hình 2 bên được bảo vệ bởi các tấm nền bên dưới, phần giữa màn hình – hay chính là phần nếp gấp – nơi phải chịu lực nén ép nặng nề nhất mỗi lần đóng mở lại không được che chắn phía sau.
Gáy của Samsung Galaxy Fold với 3 bản lề riêng biệt.
Đằng sau nó là cái gáy của điện thoại với 3 bản lề riêng biệt. Nếu bụi có thể lọt qua gáy của Galaxy Fold, chúng có thể tích tụ xung quanh 3 bản lề này, và cuối cùng có thể lọt vào lớp màn OLED bên trong. Điều này giải thích cho chỗ phồng lên trên các thiết bị của Bohn và Keller.
Trong thông cáo báo chí của mình vào thứ Hai vừa qua, Samsung cho biết, "các phát hiện ban đầu từ việc kiểm tra các vấn đề" cho thấy "tác động từ phía trên và dưới (màn hình) đã làm lộ ra một số vùng của bản lề," và điều đó cho thấy tại sao lại có "dị vật bên trong thiết bị và ảnh hưởng đến hiệu năng màn hình." Nó càng cho thấy nhận định của iFixit là chính xác.
Các tấm dán sẵn bảo vệ màn hình
Ba thiết bị review bị hỏng là do tấm polymer được dán sẵn để bảo vệ màn hình đã bị bóc ra, dù trên đó có dán cảnh báo nhằm nhắc nhở mọi người không được bóc nó ra. Samsung cho biết, tấm dán này không được dùng tay để bóc ra, cũng như cho biết, họ sẽ hỗ trợ các miếng dán màn hình bổ sung.
Reviewer Marques Brownlee vô tình bóc tấm dán bảo vệ màn hình Galaxy Fold ra và ...
Trên thực tế, các tấm dán sẵn nhằm bảo vệ màn hình không phải là mới, ngay cả dòng Galaxy S10 cũng được trang bị chúng. Vì vậy, mọi người thường có xu hướng bóc tấm nhựa dẻo đó đi ngay khi mở hộp chiếc điện thoại mới của mình – tất nhiên việc đó sẽ làm ngón tay và móng tay chạm vào màn hình OLED bên dưới. Chỉ vậy thôi là chiếc điện thoại 2.000 USD của bạn sẽ trở nên vô dụng.
Nhẽ ra Samsung nên lường trước điều này và trang bị thêm miếng dán màn hình bổ sung để bảo vệ các lớp hiển thị bên dưới.
Phép thử đóng mở bằng robot
Điều gì khác biệt giữa các con robot kiểm tra số lần đóng mở Galaxy Fold với các reviewer như Dieter Bohn của The Verge, hay Lewis của UnboxTherapy? Trong khi các robot đóng mở một cách đều đặn, lực đặt lên vỏ ngoài của nó cũng được dàn đều một cách hoàn hảo, các reviewer sẽ dùng ngón tay, bấm vào một chỗ nào đó trên màn hình để đẩy vào bản lề và đóng mở nó giống như một cuốn sách.
Điều cần chú ý đó là nếu có hạt bụi nào bên trong bản lề của Galaxy Fold, hoặc nằm bên dưới tấm bảo vệ màn hình, việc ấn vào màn hình có thể làm nó bị hư hại hoặc làm hỏng tấm nền OLED.
Ngay cả khi các reviewer không ấn mạnh vào màn hình, nhưng việc đóng mở nó hàng ngàn lần có thể dẫn tới những vấn đề mà nhà sản xuất không thể phát hiện ra nổi. Hơn nữa, các robot của Samsung vận hành trong những phòng sạch, vô trùng, còn người dùng sống trong thế giới thực với bụi bặm và các dị vật có thể lọt vào ở khắp mọi nơi.
Một vài vấn đề khác
Một điểm cộng trong thiết kế màn hình của Galaxy Fold là nó không có nếp gấp sẵn ở giữa màn hình, để dẫn hướng cho màn hình khi gập lại. Do vậy màn hình sẽ không bị cảm giác chia làm hai phần riêng biệt, mà trở thành một màn hình lớn. Tuy nhiên, điều này có thể làm áp lực từ việc gập màn hình lại tác động lên nhiều điểm khác nhau, thay vì dọc theo nếp gấp sẵn.
Ngoài ra, Lionheart của iFixit cũng băn khoăn không biết liệu nếp gấp trên màn hình Galaxy Fold có thể bị lệch đi một chút khi bạn ấn vào một bên hay không. Điều này có thể tạo thành các nếp nhăn trên màn hình, và nó cũng là lời giải thích khác cho việc Galaxy Fold của Dieter Bohn bị hỏng.
Hiện tại, khi Samsung đang thu hồi lại toàn bộ các thiết bị Galaxy Fold họ gửi tới các nhà reviewer để dùng thử, thật khó để biết nó còn có vấn đề gì nữa hay không. Hơn nữa, có thể nó đang được Samsung tích cực tìm hiểu thêm các vấn đề để khắc phục và chờ ngày quay lại.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi các báo cáo đầu tiên về việc một số Galaxy Fold bản dùng thử bị hỏng sau vài ngày sử dụng, Samsung đã thông báo hoãn bán ra sản phẩm này, đồng thời thu hồi lại các sản phẩm dùng thử để kiểm tra và xác định nguyên nhân sự cố.
Ngay cả khi đã loại trừ một số trường hợp có thể có nguyên nhân từ việc các reviewer vô tình bóc tấm nhựa dẻo bảo vệ màn hình bên trong ra, vẫn còn những vấn đề khác xuất phát từ chính bản thân chiếc Galaxy Fold. Vậy điều gì đã làm Galaxy Fold phải chịu cơn ác mộng này, các kỹ sư của iFixit, những người có hàng thập kỷ kinh nghiệm trong việc mổ xẻ các thiết bị di động, có thể cho chúng ta một số ước đoán tương đối xác thực về vấn đề này.
Đầu tiên: màn hình OLED rất mỏng manh
Samsung là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về màn hình OLED, cả về kinh nghiệm và thị phần. Họ làm màn hình OLED cho iPhone X của Apple, cho dòng Galaxy của chính mình và khoảng 89% màn hình OLED trên toàn thế giới năm 2017. Bên cạnh nhiều ưu điểm về hiệu quả năng lượng và màu sắc rực rỡ hơn so với màn hình LCD, OLED còn là loại màn hình duy nhất có thể uốn cong hoặc gập lại để dành cho điện thoại màn hình gập.
Màn hình cong của Galaxy S6 Edge.
Nhưng màn hình OLED cũng mỏng manh hơn nhiều so với LCD và có xu hướng hỏng toàn bộ màn hình thay vì chỉ hỏng một vùng nào đó. Ngoài ra, trang web OLED-info.com còn nhấn mạnh: "Màn hình OLED rất nhạy cảm với oxy và độ ẩm, vì vậy lớp bọc bảo vệ bên ngoài rất quan trọng." Đặc biệt là các cạnh cong của màn hình OLED rất khó thay thế hay sửa chữa khi cần thiết.
Bạn có thể tưởng tượng màn hình OLED giống như một phòng vô trùng, siêu mỏng và siêu nhỏ, nên bất kỳ sự xâm nhập hay áp lực nào đặt lên nó sẽ làm mất đi trạng thái cân bằng mong manh của nó.
Một vài hạt bụi trên màn OLED cũng có thể làm hỏng toàn bộ
Khi bạn thấy màn hình OLED nhạy cảm như thế nào với dị vật bên ngoài, độ ẩm, không khí và gần như bất cứ thứ gì, bạn sẽ thấy việc chiếc Fold gặp vấn đề là gần như không thể tránh khỏi.
Trong bức ảnh chụp Galaxy Fold trên trang TheVerge.com (trước khi nó bị hỏng), bạn có thể thấy các khe hở ở phía trên và dưới bản lề khi màn hình được mở ra toàn bộ. Nhìn kỹ hơn nữa vào bản lề đó, bạn sẽ thấy các hạt bụi li ti đang bám vào nó. Ngay cả phía sau của Galaxy Fold, nơi đặt bản lề của điện thoại, các khe hở ở đó cũng không thể làm kín khít.
Kỹ sư Sam Lionheart của iFixit cho biết: "Đây là những điểm hở lớn nhất mà tôi từng thấy trên các điện thoại hiện đại. Trừ khi có một phép màu nào đó, không thì bụi chắc chắn sẽ lọt vào mặt lưng của điện thoại". Một điều cần lưu ý rằng, Samsung không cho biết Galaxy Fold đạt chuẩn IP nào về chống nước hay bụi.
Điều này phần nào lý giải cho vấn đề đối với chiếc Galaxy Fold của phóng viên Dieter Bohn từ trang The Verge. Ban đầu anh phát hiện ra một chỗ phồng lên bên dưới màn hình chiếc Galaxy Fold mà mình đang dùng thử. Sau khi trao đổi với Samsung, anh gập nó lại và để đó đến sáng. Ngày tiếp theo, khi kiểm tra điện thoại, anh phát hiện có đến hai chỗ phồng lên dưới màn hình.
Điều này cho thấy, dường như cả hai hạt bụi này đã lọt vào màn hình từ phía sau bản lề. Giả thuyết này được Lorenz Keller, nhà reviewer người Thụy Sỹ ủng hộ. Anh cho biết, chiếc Fold của mình cũng bị phồng lên tương tự như của Bohn, nhưng may mắn hơn khi sau đó chỗ phồng đó đã biến mất, có thể là do khe hở của bản lề đủ rộng để hạt bụi đó chui ra ngoài.
Nguyên nhân càng dễ lý giải hơn khi một chiếc Galaxy Fold được mổ xẻ. Trong khi màn hình 2 bên được bảo vệ bởi các tấm nền bên dưới, phần giữa màn hình – hay chính là phần nếp gấp – nơi phải chịu lực nén ép nặng nề nhất mỗi lần đóng mở lại không được che chắn phía sau.
Gáy của Samsung Galaxy Fold với 3 bản lề riêng biệt.
Đằng sau nó là cái gáy của điện thoại với 3 bản lề riêng biệt. Nếu bụi có thể lọt qua gáy của Galaxy Fold, chúng có thể tích tụ xung quanh 3 bản lề này, và cuối cùng có thể lọt vào lớp màn OLED bên trong. Điều này giải thích cho chỗ phồng lên trên các thiết bị của Bohn và Keller.
Trong thông cáo báo chí của mình vào thứ Hai vừa qua, Samsung cho biết, "các phát hiện ban đầu từ việc kiểm tra các vấn đề" cho thấy "tác động từ phía trên và dưới (màn hình) đã làm lộ ra một số vùng của bản lề," và điều đó cho thấy tại sao lại có "dị vật bên trong thiết bị và ảnh hưởng đến hiệu năng màn hình." Nó càng cho thấy nhận định của iFixit là chính xác.
Các tấm dán sẵn bảo vệ màn hình
Ba thiết bị review bị hỏng là do tấm polymer được dán sẵn để bảo vệ màn hình đã bị bóc ra, dù trên đó có dán cảnh báo nhằm nhắc nhở mọi người không được bóc nó ra. Samsung cho biết, tấm dán này không được dùng tay để bóc ra, cũng như cho biết, họ sẽ hỗ trợ các miếng dán màn hình bổ sung.
Reviewer Marques Brownlee vô tình bóc tấm dán bảo vệ màn hình Galaxy Fold ra và ...
Trên thực tế, các tấm dán sẵn nhằm bảo vệ màn hình không phải là mới, ngay cả dòng Galaxy S10 cũng được trang bị chúng. Vì vậy, mọi người thường có xu hướng bóc tấm nhựa dẻo đó đi ngay khi mở hộp chiếc điện thoại mới của mình – tất nhiên việc đó sẽ làm ngón tay và móng tay chạm vào màn hình OLED bên dưới. Chỉ vậy thôi là chiếc điện thoại 2.000 USD của bạn sẽ trở nên vô dụng.
Nhẽ ra Samsung nên lường trước điều này và trang bị thêm miếng dán màn hình bổ sung để bảo vệ các lớp hiển thị bên dưới.
Phép thử đóng mở bằng robot
Điều gì khác biệt giữa các con robot kiểm tra số lần đóng mở Galaxy Fold với các reviewer như Dieter Bohn của The Verge, hay Lewis của UnboxTherapy? Trong khi các robot đóng mở một cách đều đặn, lực đặt lên vỏ ngoài của nó cũng được dàn đều một cách hoàn hảo, các reviewer sẽ dùng ngón tay, bấm vào một chỗ nào đó trên màn hình để đẩy vào bản lề và đóng mở nó giống như một cuốn sách.
Điều cần chú ý đó là nếu có hạt bụi nào bên trong bản lề của Galaxy Fold, hoặc nằm bên dưới tấm bảo vệ màn hình, việc ấn vào màn hình có thể làm nó bị hư hại hoặc làm hỏng tấm nền OLED.
Ngay cả khi các reviewer không ấn mạnh vào màn hình, nhưng việc đóng mở nó hàng ngàn lần có thể dẫn tới những vấn đề mà nhà sản xuất không thể phát hiện ra nổi. Hơn nữa, các robot của Samsung vận hành trong những phòng sạch, vô trùng, còn người dùng sống trong thế giới thực với bụi bặm và các dị vật có thể lọt vào ở khắp mọi nơi.
Một vài vấn đề khác
Một điểm cộng trong thiết kế màn hình của Galaxy Fold là nó không có nếp gấp sẵn ở giữa màn hình, để dẫn hướng cho màn hình khi gập lại. Do vậy màn hình sẽ không bị cảm giác chia làm hai phần riêng biệt, mà trở thành một màn hình lớn. Tuy nhiên, điều này có thể làm áp lực từ việc gập màn hình lại tác động lên nhiều điểm khác nhau, thay vì dọc theo nếp gấp sẵn.
Ngoài ra, Lionheart của iFixit cũng băn khoăn không biết liệu nếp gấp trên màn hình Galaxy Fold có thể bị lệch đi một chút khi bạn ấn vào một bên hay không. Điều này có thể tạo thành các nếp nhăn trên màn hình, và nó cũng là lời giải thích khác cho việc Galaxy Fold của Dieter Bohn bị hỏng.
Hiện tại, khi Samsung đang thu hồi lại toàn bộ các thiết bị Galaxy Fold họ gửi tới các nhà reviewer để dùng thử, thật khó để biết nó còn có vấn đề gì nữa hay không. Hơn nữa, có thể nó đang được Samsung tích cực tìm hiểu thêm các vấn đề để khắc phục và chờ ngày quay lại.
Theo Genk