Các khoa học gia từ IBM Research đã trình diễn khả năng lưu trữ thông tin chỉ sử dụng 12 nguyên tử từ tính. Mật độ này thấp ấn tượng so với ổ đĩa hiện thời, dùng tới 1 triệu nguyên tử để lưu trữ chỉ 1 bít đơn thông tin.
Hình ảnh thu từ kính hiển vi quét chui hầm (scanning tunneling microscope) hiển thị nhóm 12 nguyên tử sắt tạo nên bit bộ nhớ từ tính. Nguồn: IBM
Trong khi công nghệ transistor càng ngày càng rẻ, mật độ cao hơn và hiệu quả hơn nhiều lần, những giới hạn vật lý cơ bản khiến việc thu nhỏ như trên quả là không thể. Những cách tiếp cận xen lẫn nhau cần thiết phải được tiếp tục để cách tân điện toán. Bằng việc tiếp cận hay và đánh thẳng vào đơn vị nhỏ nhất của việc lưu trữ dữ liệu là nguyên tử, các nhà khoa học đã trình diễn sự lưu trữ từ tính mật độ dày hơn tới 100 lần so với công nghệ lưu trữ của ổ cứng từ tính và chip nhớ SSD. Các khoa học gia ứng dụng cấp trúc nano tạo nguyên tử và gán lên nó một loại từ tính đặc biệt gọi là phản sắt từ (antiferromagnetism), nhờ vào đó người dùng trong tương lai lẫn các công ty sẽ lưu trữ thêm được lượng thông tin gấp 10 lần trên cùng một không gian so với công nghệ hiện nay.
Andreas Heinrich, trưởng nhóm nghiên cứu về lưu trữ nguyên tử tại IBM Research – Almaden, California cho biết “Công nghiệp chip sẽ tiếp tục theo đuổi việc thu nhỏ kích thước bán dẫn, theo đà đó thì mọi thứ đều sẽ tiến về nguyên tử. Chúng tôi thì tiếp cận theo hướng ngược lại là bắt đầu từ nguyên tử đơn, để tạo nên các thiết bị điện toán nguyên tử” .
Các nhà khoa học sử dụng kính hiển vi quét chui hầm (STM) để vạch ra 1 nhóm 12 nguyên tử phản sắt từ theo cặp để lưu trữ 1 bít dữ liệu trong nhiều giờ ở nhiệt độ thấp. Nhờ lợi thế từ hướng từ xoay thay đổi vốn có, các khoa học gia đã chứng tỏ khả năng đóng gói 2 bit từ liền kề gần hơn trước đây. Việc này tăng mật độ lưu trữ từ tính lên đáng kể nhưng không phá vỡ tình trạng của những bit lân cận.
Hình ảnh thu từ kính hiển vi quét chui hầm (scanning tunneling microscope) hiển thị nhóm 12 nguyên tử sắt tạo nên bit bộ nhớ từ tính. Nguồn: IBM
Trong khi công nghệ transistor càng ngày càng rẻ, mật độ cao hơn và hiệu quả hơn nhiều lần, những giới hạn vật lý cơ bản khiến việc thu nhỏ như trên quả là không thể. Những cách tiếp cận xen lẫn nhau cần thiết phải được tiếp tục để cách tân điện toán. Bằng việc tiếp cận hay và đánh thẳng vào đơn vị nhỏ nhất của việc lưu trữ dữ liệu là nguyên tử, các nhà khoa học đã trình diễn sự lưu trữ từ tính mật độ dày hơn tới 100 lần so với công nghệ lưu trữ của ổ cứng từ tính và chip nhớ SSD. Các khoa học gia ứng dụng cấp trúc nano tạo nguyên tử và gán lên nó một loại từ tính đặc biệt gọi là phản sắt từ (antiferromagnetism), nhờ vào đó người dùng trong tương lai lẫn các công ty sẽ lưu trữ thêm được lượng thông tin gấp 10 lần trên cùng một không gian so với công nghệ hiện nay.
Andreas Heinrich, trưởng nhóm nghiên cứu về lưu trữ nguyên tử tại IBM Research – Almaden, California cho biết “Công nghiệp chip sẽ tiếp tục theo đuổi việc thu nhỏ kích thước bán dẫn, theo đà đó thì mọi thứ đều sẽ tiến về nguyên tử. Chúng tôi thì tiếp cận theo hướng ngược lại là bắt đầu từ nguyên tử đơn, để tạo nên các thiết bị điện toán nguyên tử” .
Các nhà khoa học sử dụng kính hiển vi quét chui hầm (STM) để vạch ra 1 nhóm 12 nguyên tử phản sắt từ theo cặp để lưu trữ 1 bít dữ liệu trong nhiều giờ ở nhiệt độ thấp. Nhờ lợi thế từ hướng từ xoay thay đổi vốn có, các khoa học gia đã chứng tỏ khả năng đóng gói 2 bit từ liền kề gần hơn trước đây. Việc này tăng mật độ lưu trữ từ tính lên đáng kể nhưng không phá vỡ tình trạng của những bit lân cận.