Kính thưa các cụ!
Em viết bài này định gửi về Bkav forum tham gia chủ đề dự thi "Hướng dẫn sử dụng dịch vụ lưu trữ trực tuyến", thông tin ở đây ợ: http://forum.bkav.com.vn/showthread...an-su-dung-dich-vu-luu-tru-du-lieu-truc-tuyen.
Nhưng mà đang viết thì em nhận thấy mình có lẽ chả hợp với mấy cái món thi cử này , vì văn em nó dốt, củ chuối nữa
Để không thì phí, vì đằng nào cũng mất công viết rồi, cho nên em cứ mạnh dạn mở 1 thớt ở diễn đàn mà em yêu thích là HDVietnam.com. Em xin nói luôn là bài này của em chỉ dành cho newbie, không dành cho các cao thủ; nên các cụ Pro vào thì đừng cười em ạ.
Xin bắt đầu luôn, nguyên văn bài viết của em:
Ngày nay, cùng với sự phát triển bùng nổ của Internet, điện toán đám mây (cloud computing) đang ngày càng trở thành dịch vụ được ứng dụng rộng rãi.
Nói tới vấn đề mây mưa thì em nghĩ nhiều người thích lắm (đặc biệt là phái mạnh, trong đó có em, ). Nhưng các bác đừng liên tưởng đến những gì bậy bạ vội, đây là một khái niệm tương đối mới mẻ và hoàn toàn mang tính kỹ thuật. Để nói về điện toán đám mây thì kể cũng lắm nhiêu khê, dài dòng văn tự; lan man quá các bác giám khảo chấm bài của em lại bảo thằng này lắm điều. Thế cho nên bác nào muốn tìm hiểu sâu hơn về Cloud computing thì mời bác hỏi anh Gúc gồ hộ em, mà nếu bác lười quá thì bác ấn vào đây cho em phát: Điện toán đám mây (Cloud computing)
Đọc thì dài dòng, em túm nó lại thế này cho dễ hiểu ạ: Tất cả dữ liệu (hay nguồn điện toán) khổng lồ, thay vì nằm trên ổ cứng của các bác thì đều được quẳng lên “mây”, “mây” ở đây là các máy chủ ảo trên internet; và mọi người có thể kết nối và sử dụng kho dữ liệu này khi họ cần, cho dù họ đang ở bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối internet. Và như vậy internet giống như cái thang để các bác trèo lên “mây”! Cũng chính vì thế nên nếu không có internet thì chả có điện toán đám mây nào hết, đơn giản là các bác không trèo lên được.
Ứng dụng của điện toán đám mây thì nhiều vô kể, các bác có thể từ từ tìm hiểu, và một trong số các ứng dụng của điện toán đám mây là dịch vụ lưu trữ trực tuyến. Điều này có nghĩa các bác có thể sử dụng dịch vụ này để tạo cho mình một ổ cứng trực tuyến, quẳng dữ liệu của các bác lên “mây” và truy cập bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu miễn là có kết nối internet.
Điều này thực sự là hữu dụng để không phải mỗi khi đi đâu các bác cũng kè kè cái USB, CD, DVD hay thậm chí ổ cứng di động nếu dữ liệu đó lớn. Các bác cũng không phải lăn tăn về việc dữ liệu của mình có thể bị mất, đơn giản vì các công ty cung cấp dịch vụ như Google hay Microsoft là các ông lớn và không đến nỗi quá yểu mệnh; dữ liệu của các bác sẽ được backup và lưu trữ ở nhiều máy chủ khác nhau, và còn nữa, tác dụng của nó cũng không chỉ dừng ở đó.
Hiện có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến khác nhau, và thật may mắn là đa phần trong số đó có cung cấp gói dịch vụ miễn phí. Đã dùng đồ miễn phí thì không thể đòi hỏi quá cao, thế nhưng cũng đủ cho nhu cầu của người dùng thông thường, và tất nhiên các bác cũng có thể mua các gói trả tiền nếu dư dả tài chính và có nhu cầu. Em thì em vẫn thích dùng free hơn, một là vì nhu cầu của em không cao và quan trọng hơn là em ít tiền hê hê. Ở đây em xin được giới thiệu 3 dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến mà em cho là phổ biến nhất: Google Drive, SkyDrive và DropBox.
1. Dịch vụ lưu trữ trực tuyến Google Drive:
Đây là dịch vụ của gã khổng lồ internet Google mới chính thức ra mắt ngày 24/4/2012. Tuy sinh sau đẻ muộn so với các đàn anh khác nhưng nhờ vào vị thế của một ông lớn, Google Drive đã tỏ ra không hề kém cạnh và nhanh chóng chiếm được niềm tin của người dùng.
Để sử dụng Google Drive các bác phải có 1 tài khoản Google, cách đăng ký em xin phép không nói đến ở đây. Sau khi có tài khoản rồi thì bác vào trang: http://Drive.google.com , bấm đăng nhập, điền địa chỉ email và mật khẩu của bác vào. Nhìn lên góc trên bên phải, nếu bác thấy nút "Start using Drive" thì có nghĩa là bác đã có thể dùng dịch vụ này ngay. Còn nếu nút này ghi chữ "Notify me", rất tiếc, tài khoản của bác chưa dùng được. Thay vào đó, bác hãy nhấn nút này vào và Google sẽ tự động gửi email để thông báo khi nào bác đã có quyền truy cập Drive. Như tài khoản của em thì mất nửa ngày chờ để nhận được email thông báo, cũng không phải là nhanh nhưng cũng không lâu như chờ bạn gái trong buổi hẹn đầu hị hị (em nhớ hồi đầu rủ bạn gái đi chơi, nó đồng ý rồi, bảo hôm sau đi mà cứ rạo hết cả rực từ hôm trước…)! Đăng nhập rồi bác click vào “Tải xuống Google Drive”
Sau khi cài đặt, bác chạy ứng dụng Drive lên và nhập tên tài khoản, password của mình rồi ấn Sign in. Nhớ là nhập có địa chỉ email luôn nhé. Chờ một lát để quá trình xác thực được diễn ra (bác cũng có thể chọn ngôn ngữ tiếng Việt ở khung dưới trước khi Sign in)
Một khi nó đã hoàn tất, bác sẽ thấy màn hình chào mừng như bên dưới. Nhấn vào nút Next.
Trong cửa sổ kế tiếp, các bác có thể nhấn “Start sync” để kết thúc việc cài đặt, tuy nhiên, chúng ta sẽ tinh chỉnh lại một chút bằng cách nhấn vào nút Advanced.
Ở dòng đầu tiên là Folder Location. Google Sync sẽ đồng bộ tất cả các tập tin chứa trong một thư mục xác định nào đó (đường dẫn nằm ở Folder Location đấy) lên máy chủ của hãng, cũng như sync các file đang có trong Google Docs xuống đây. Bác có thể tùy chỉnh thư mục này lại bằng cách nhấn nút Change, em thì để vào ổ Data cho tiện quản lý sau này, ổ hệ thống của em chỉ chứa Wiindows và Program thôi.
Phía dưới có 2 tùy chọn, nếu các bác chọn “Sync Google Docs files: thì Google Drive sẽ tự động đồng bộ cả các files sẵn có trên Google docs, nếu chọn “Start Google Drive automatically when you start your computer” thì chương trình sẽ tự động chạy khi khởi động Windows và quá trình đồng bộ dữ liệu diễn ra ngay sau đó. Xong đâu đấy các bác ấn “Start sync” và quá trình đồng bộ dữ liệu bắt đầu.
Bây giờ các bác cứ quẳng dữ liệu (kéo/thả, copy/paste) cần lưu trữ vào thư mục “Google Drive”, phần mềm sẽ tự động upload lên “mây”, lần đầu upload có thể hơi lâu nếu dữ liệu lớn, việc của các bác là nhâm nhi một ly cà phê và chờ, nếu buồn thì gọi cả em nữa, em có cái tính ít từ chối lắm he he.
Xong xuôi rồi thì dữ liệu của bác đã ở trên “mây”, nếu đi công tác xa mà có việc đột xuất phải sử dụng dữ liệu, bác chỉ cần có một chiếc máy tính có kết nối internet, cài phần mềm Google Drive như hướng dẫn, đăng nhập đúng tài khoản của bác; phần mềm sẽ tự động đồng bộ dữ liệu từ trên “mây” về máy đó để các bác sử dụng. Tất nhiên là lần đầu download dữ liệu về cũng sẽ lâu vì phải đồng bộ lượng lớn dữ liệu (cái gì lần đầu chả khó khăn hị hị hị), nhưng những lần sau sẽ rất nhanh vì lúc này phần mềm chỉ phải cập nhật những thay đổi chứ không phải download lại từ đầu. Dữ liệu của em vứt lên Google Drive là 1,62GB và quá trình upload từ mạng cáp quang Công ty mất khoảng 8 phút, một tốc độ có khi còn hơn cả tên lửa của mấy anh Triều Tiên vừa phóng! Nhưng về máy ở nhà download xuống thì mất gần 2 tiếng vì cái mạng ADSL cùi bắp của mấy anh bộ đội Vịt theo. Còn nữa, hiện phần mềm cũng đã hỗ trợ android, tương lai sẽ hỗ trợ cả windows phone và iOS, vì vậy các bác cũng có thể sử dụng ngay trên thiết bị cầm tay của mình.
Nguyên tắc của Google Drive nói riêng và lưu trữ trực tuyến nói chung là quản lý dữ liệu theo thời gian thực. Vì vậy dữ liệu trên máy 1 thay đổi sẽ làm dữ liệu trên máy còn lại thay đổi theo (theo đúng trình tự thời gian). Điều đó có nghĩa, nếu bác có lỡ tay đổi tên 1 file hay folder nào đó trong Google Drive trên 1 máy thì khi truy cập máy kia, Google Drive sẽ download toàn bộ file hay folder đó về (phần mềm chưa thông minh tới mức nhận biết đó chỉ là 1 thao tác đổi tên chứ không phải thay đổi nội dung dữ liệu). Và các bác cũng nhớ giúp em là nếu không có việc gì đặc biệt thì đừng disconnect tài khoản của bác, ví dụ như để viết bài này em đã phải disconnect ra và rồi sau đó sốt ruột chờ sync lại từ đầu hic…hic.
Cuối cùng là dung lượng, mặc định Google Drive cung cấp cho người dùng dung lượng miễn phí 5GB, các bác có thể trả tiền để mua thêm dung lượng, nhưng em nghĩ với người dùng cá nhân thì không cần thiết; bởi vì hiện không chỉ có một mình Google cung cấp dịch vụ này, và rất hay là các dịch vụ khác cũng sống chung được với Google Drive. Nếu cần thêm dung lượng bác hoàn toàn có thể sử dụng thêm một vài dịch vụ khác, cũng miễn phí; ví dụ như SkyDrive của Microsoft.
Phù mệt quá, để em nghỉ tối post tiếp nhé các cụ ^^
Em viết bài này định gửi về Bkav forum tham gia chủ đề dự thi "Hướng dẫn sử dụng dịch vụ lưu trữ trực tuyến", thông tin ở đây ợ: http://forum.bkav.com.vn/showthread...an-su-dung-dich-vu-luu-tru-du-lieu-truc-tuyen.
Nhưng mà đang viết thì em nhận thấy mình có lẽ chả hợp với mấy cái món thi cử này , vì văn em nó dốt, củ chuối nữa
Để không thì phí, vì đằng nào cũng mất công viết rồi, cho nên em cứ mạnh dạn mở 1 thớt ở diễn đàn mà em yêu thích là HDVietnam.com. Em xin nói luôn là bài này của em chỉ dành cho newbie, không dành cho các cao thủ; nên các cụ Pro vào thì đừng cười em ạ.
Xin bắt đầu luôn, nguyên văn bài viết của em:
Ngày nay, cùng với sự phát triển bùng nổ của Internet, điện toán đám mây (cloud computing) đang ngày càng trở thành dịch vụ được ứng dụng rộng rãi.
Nói tới vấn đề mây mưa thì em nghĩ nhiều người thích lắm (đặc biệt là phái mạnh, trong đó có em, ). Nhưng các bác đừng liên tưởng đến những gì bậy bạ vội, đây là một khái niệm tương đối mới mẻ và hoàn toàn mang tính kỹ thuật. Để nói về điện toán đám mây thì kể cũng lắm nhiêu khê, dài dòng văn tự; lan man quá các bác giám khảo chấm bài của em lại bảo thằng này lắm điều. Thế cho nên bác nào muốn tìm hiểu sâu hơn về Cloud computing thì mời bác hỏi anh Gúc gồ hộ em, mà nếu bác lười quá thì bác ấn vào đây cho em phát: Điện toán đám mây (Cloud computing)
Đọc thì dài dòng, em túm nó lại thế này cho dễ hiểu ạ: Tất cả dữ liệu (hay nguồn điện toán) khổng lồ, thay vì nằm trên ổ cứng của các bác thì đều được quẳng lên “mây”, “mây” ở đây là các máy chủ ảo trên internet; và mọi người có thể kết nối và sử dụng kho dữ liệu này khi họ cần, cho dù họ đang ở bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối internet. Và như vậy internet giống như cái thang để các bác trèo lên “mây”! Cũng chính vì thế nên nếu không có internet thì chả có điện toán đám mây nào hết, đơn giản là các bác không trèo lên được.
Ứng dụng của điện toán đám mây thì nhiều vô kể, các bác có thể từ từ tìm hiểu, và một trong số các ứng dụng của điện toán đám mây là dịch vụ lưu trữ trực tuyến. Điều này có nghĩa các bác có thể sử dụng dịch vụ này để tạo cho mình một ổ cứng trực tuyến, quẳng dữ liệu của các bác lên “mây” và truy cập bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu miễn là có kết nối internet.
Điều này thực sự là hữu dụng để không phải mỗi khi đi đâu các bác cũng kè kè cái USB, CD, DVD hay thậm chí ổ cứng di động nếu dữ liệu đó lớn. Các bác cũng không phải lăn tăn về việc dữ liệu của mình có thể bị mất, đơn giản vì các công ty cung cấp dịch vụ như Google hay Microsoft là các ông lớn và không đến nỗi quá yểu mệnh; dữ liệu của các bác sẽ được backup và lưu trữ ở nhiều máy chủ khác nhau, và còn nữa, tác dụng của nó cũng không chỉ dừng ở đó.
Hiện có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến khác nhau, và thật may mắn là đa phần trong số đó có cung cấp gói dịch vụ miễn phí. Đã dùng đồ miễn phí thì không thể đòi hỏi quá cao, thế nhưng cũng đủ cho nhu cầu của người dùng thông thường, và tất nhiên các bác cũng có thể mua các gói trả tiền nếu dư dả tài chính và có nhu cầu. Em thì em vẫn thích dùng free hơn, một là vì nhu cầu của em không cao và quan trọng hơn là em ít tiền hê hê. Ở đây em xin được giới thiệu 3 dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến mà em cho là phổ biến nhất: Google Drive, SkyDrive và DropBox.
1. Dịch vụ lưu trữ trực tuyến Google Drive:
Đây là dịch vụ của gã khổng lồ internet Google mới chính thức ra mắt ngày 24/4/2012. Tuy sinh sau đẻ muộn so với các đàn anh khác nhưng nhờ vào vị thế của một ông lớn, Google Drive đã tỏ ra không hề kém cạnh và nhanh chóng chiếm được niềm tin của người dùng.
Để sử dụng Google Drive các bác phải có 1 tài khoản Google, cách đăng ký em xin phép không nói đến ở đây. Sau khi có tài khoản rồi thì bác vào trang: http://Drive.google.com , bấm đăng nhập, điền địa chỉ email và mật khẩu của bác vào. Nhìn lên góc trên bên phải, nếu bác thấy nút "Start using Drive" thì có nghĩa là bác đã có thể dùng dịch vụ này ngay. Còn nếu nút này ghi chữ "Notify me", rất tiếc, tài khoản của bác chưa dùng được. Thay vào đó, bác hãy nhấn nút này vào và Google sẽ tự động gửi email để thông báo khi nào bác đã có quyền truy cập Drive. Như tài khoản của em thì mất nửa ngày chờ để nhận được email thông báo, cũng không phải là nhanh nhưng cũng không lâu như chờ bạn gái trong buổi hẹn đầu hị hị (em nhớ hồi đầu rủ bạn gái đi chơi, nó đồng ý rồi, bảo hôm sau đi mà cứ rạo hết cả rực từ hôm trước…)! Đăng nhập rồi bác click vào “Tải xuống Google Drive”
Sau khi cài đặt, bác chạy ứng dụng Drive lên và nhập tên tài khoản, password của mình rồi ấn Sign in. Nhớ là nhập có địa chỉ email luôn nhé. Chờ một lát để quá trình xác thực được diễn ra (bác cũng có thể chọn ngôn ngữ tiếng Việt ở khung dưới trước khi Sign in)
Một khi nó đã hoàn tất, bác sẽ thấy màn hình chào mừng như bên dưới. Nhấn vào nút Next.
Trong cửa sổ kế tiếp, các bác có thể nhấn “Start sync” để kết thúc việc cài đặt, tuy nhiên, chúng ta sẽ tinh chỉnh lại một chút bằng cách nhấn vào nút Advanced.
Ở dòng đầu tiên là Folder Location. Google Sync sẽ đồng bộ tất cả các tập tin chứa trong một thư mục xác định nào đó (đường dẫn nằm ở Folder Location đấy) lên máy chủ của hãng, cũng như sync các file đang có trong Google Docs xuống đây. Bác có thể tùy chỉnh thư mục này lại bằng cách nhấn nút Change, em thì để vào ổ Data cho tiện quản lý sau này, ổ hệ thống của em chỉ chứa Wiindows và Program thôi.
Phía dưới có 2 tùy chọn, nếu các bác chọn “Sync Google Docs files: thì Google Drive sẽ tự động đồng bộ cả các files sẵn có trên Google docs, nếu chọn “Start Google Drive automatically when you start your computer” thì chương trình sẽ tự động chạy khi khởi động Windows và quá trình đồng bộ dữ liệu diễn ra ngay sau đó. Xong đâu đấy các bác ấn “Start sync” và quá trình đồng bộ dữ liệu bắt đầu.
Bây giờ các bác cứ quẳng dữ liệu (kéo/thả, copy/paste) cần lưu trữ vào thư mục “Google Drive”, phần mềm sẽ tự động upload lên “mây”, lần đầu upload có thể hơi lâu nếu dữ liệu lớn, việc của các bác là nhâm nhi một ly cà phê và chờ, nếu buồn thì gọi cả em nữa, em có cái tính ít từ chối lắm he he.
Xong xuôi rồi thì dữ liệu của bác đã ở trên “mây”, nếu đi công tác xa mà có việc đột xuất phải sử dụng dữ liệu, bác chỉ cần có một chiếc máy tính có kết nối internet, cài phần mềm Google Drive như hướng dẫn, đăng nhập đúng tài khoản của bác; phần mềm sẽ tự động đồng bộ dữ liệu từ trên “mây” về máy đó để các bác sử dụng. Tất nhiên là lần đầu download dữ liệu về cũng sẽ lâu vì phải đồng bộ lượng lớn dữ liệu (cái gì lần đầu chả khó khăn hị hị hị), nhưng những lần sau sẽ rất nhanh vì lúc này phần mềm chỉ phải cập nhật những thay đổi chứ không phải download lại từ đầu. Dữ liệu của em vứt lên Google Drive là 1,62GB và quá trình upload từ mạng cáp quang Công ty mất khoảng 8 phút, một tốc độ có khi còn hơn cả tên lửa của mấy anh Triều Tiên vừa phóng! Nhưng về máy ở nhà download xuống thì mất gần 2 tiếng vì cái mạng ADSL cùi bắp của mấy anh bộ đội Vịt theo. Còn nữa, hiện phần mềm cũng đã hỗ trợ android, tương lai sẽ hỗ trợ cả windows phone và iOS, vì vậy các bác cũng có thể sử dụng ngay trên thiết bị cầm tay của mình.
Nguyên tắc của Google Drive nói riêng và lưu trữ trực tuyến nói chung là quản lý dữ liệu theo thời gian thực. Vì vậy dữ liệu trên máy 1 thay đổi sẽ làm dữ liệu trên máy còn lại thay đổi theo (theo đúng trình tự thời gian). Điều đó có nghĩa, nếu bác có lỡ tay đổi tên 1 file hay folder nào đó trong Google Drive trên 1 máy thì khi truy cập máy kia, Google Drive sẽ download toàn bộ file hay folder đó về (phần mềm chưa thông minh tới mức nhận biết đó chỉ là 1 thao tác đổi tên chứ không phải thay đổi nội dung dữ liệu). Và các bác cũng nhớ giúp em là nếu không có việc gì đặc biệt thì đừng disconnect tài khoản của bác, ví dụ như để viết bài này em đã phải disconnect ra và rồi sau đó sốt ruột chờ sync lại từ đầu hic…hic.
Cuối cùng là dung lượng, mặc định Google Drive cung cấp cho người dùng dung lượng miễn phí 5GB, các bác có thể trả tiền để mua thêm dung lượng, nhưng em nghĩ với người dùng cá nhân thì không cần thiết; bởi vì hiện không chỉ có một mình Google cung cấp dịch vụ này, và rất hay là các dịch vụ khác cũng sống chung được với Google Drive. Nếu cần thêm dung lượng bác hoàn toàn có thể sử dụng thêm một vài dịch vụ khác, cũng miễn phí; ví dụ như SkyDrive của Microsoft.
Phù mệt quá, để em nghỉ tối post tiếp nhé các cụ ^^
Chỉnh sửa lần cuối: