torune
Film critic
Các TV và máy chiếu hỗ trợ dải động cao (HDR - High Dynamic Range) đã xuất hiện và tồn tại nhiều năm nay. Nhưng, màn hình dành cho máy tính lại là một câu chuyện khác. Phải tới năm rồi, người tiêu dùng phổ thông mới được chứng kiến những màn hình vi tính hỗ trợ HDR, giống như mẫu 'Dell UltraSharp 27 4K Display'.
May thay, HDR trên màn hình máy tính đang ngày một phổ biến hơn sau khi VESA công bố tiêu chuẩn mới - DisplayHDR - dành riêng cho các màn hình máy tính. Dĩ nhiên, quyết định đi theo hay không đi theo tiêu chuẩn thuộc về các nhà sản xuất. Nhưng, có một chuẩn mực mới cho HDR trên màn hình máy tính cho thấy 'ông lớn' VESA (Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video) bắt đầu quan tâm đến phân khúc này hơn.
Khái niệm cơ bản
HDR là một khái niệm khá khó hiểu. Nói một cách dễ hiểu, nó là một tiêu chuẩn giúp màn hình cải thiện độ sáng, tương phản, không gian màu... vượt trội so với tiêu chuẩn trung bình. Nó giúp cho hình ảnh sống động hơn trên phim, game và thiết kế đồ họa. Sự cải thiện còn đáng kể hơn việc tăng độ phân giải từ Full HD lên 4K.
Với các TV và máy chiếu, người tiêu dùng chủ yếu quan tâm đến 'kiểu HDR' mà thiết bị của họ hỗ trợ: HDR 10, HDR 10+ hay Dolby Vision. Hiện tại, Dolby Vision là tiêu chuẩn phổ biến nhất có trên phim và thiết bị phát hình. Cho dù bạn chọn TV HDR nào đi chăng nữa, bạn có thể an tâm rằng TV đó đã đạt tiêu chuẩn tối thiểu cho HDR ở các tiêu chí như độ tương phản, dải màu, độ sâu màu (10-bit). Thêm nữa, các TV được dán nhãn UHD Alliance đến từ các hãng Hisense, Samsung, LG... chắc chắn có độ sáng cực đại không dưới 1.000 nit.
Tuy nhiên, màn hình vi tính hiện chỉ hỗ trợ HDR 10 và ít màn nào đạt tới độ sáng 1.000 nit bởi tiêu chí này ít được người quan tâm khi ráp máy (thay vào đó là 'nội tạng' của hệ thống xử lý). Tới cuối năm ngoái, vẫn chưa có chuẩn mực cụ thể nào cho TV HDR ngoại trừ những tiêu chí chung chung như độ sáng cao, độ tương phản cao hay dải màu rộng.
Đó là lúc VESA công bố tiêu chuẩn DisplayHDR với 3 mức chứng nhận: DisplayHDR 400, 600 và 1000. Mỗi con số tương đương với độ sáng cực đại cho mỗi chứng nhận. Không chỉ đạt đủ tiêu chuẩn sáng ở mỗi mức mà màn hình còn phải thõa mãn thêm nhiều tiêu chí phụ như dải màu, độ sâu màu hay black level.
Tiêu chuẩn của VESA khá là... 'khoai' bởi hiện tại, lúc này viết bài được thực hiện, chỉ có 9 màn hình đạt tiêu chuẩn DisplayHDR của tổ chức. Trong số đó, duy chỉ có mẫu "Philips Momentum 436M6" dẫn top với chứng chỉ DisplayHDR 1000. Điều này đồng nghĩa, 'Philips Momentum 436M6' là model duy nhất có độ sáng cao nhất mà bạn có thể mua ngoài thị trường.
"Màn hình (vi tính) HDR" có giá trị cao hơn nhiều so với "TV HDR". Lý do vì sao? Đó chính là phần lớn màn hình vi tính sử dụng tấm nền IPS, thay vì QLED hay OLED thường thấy ở TV. Nhiều tấm nền IPS có độ tương phản thấp hơn mức cần thiết để đạt tiêu chuẩn DislayHDR (955:1) để nhìn 'đẹp' trong điều kiện nhiều sáng.
Trong khi đó, một màn hình không đạt chuẩn DislayHDR chưa hẳn là màn hình không phù hợp với nhu cầu của bạn. Ví dụ như mẫu "BenQ SW320", đủ tiêu chí ở màu sắc và độ tương phản nhưng chưa tới độ sáng cho DisplayHDR. Nhưng, model này vẫn là một lựa chọn tốt, nếu như bạn làm đồ họa.
Một vấn đề khác cho HDR trên máy tính (PC) nằm ở Windows 10. Tới giờ, muốn được tận hưởng HDR, bạn phải vô Settings để bật nó lên. Ở chế độ này, Windows 10 hiển thị nội dung hỗ trợ HDR rất đẹp nhưng lại là thảm họa với nội dung tiêu chuẩn (SDR).
Rất may, phiên bản mới nhất (RS4) mà Windows vừa ra mắt vào cuối tháng 4 có thêm lựa chọn "Stream HDR" - cho phép bạn tự động chơi nội dung HDR mà không cần bật/tắt. Cùng lúc, bạn có thể điều chỉnh độ sáng để đảm bảo nội dung SDR hiển thị một cách phù hợp. Trải nghiệm HDR trên vi tính mới đây còn được hỗ trợ bởi FreeSync 2 (từ AMD) và G-Sync HDR (từ NVIDIA). Nếu màn hình của bạn có 1 trong 2 chứng chỉ này, nó sẽ tự động nhận diện game hay phim có HDR.
Sản xuất nội dung
Sau khi sở hữu một màn hình HDR, dĩ nhiên, bạn sẽ tìm kiếm nội dung để thưởng thức. Hiện tại, khó mà tìm nguồn nào khác hỗ trợ HDR ngoại trừ đĩa HDR Blu-ray, phim (hỗ trợ HDR 10) trên Netflix và Amazon Prime Video. YouTube hiện có rất ít nội dung hỗ trợ HDR, nổi bật có kênh "HDR Channel".
Về phía game, rất dễ tìm game trên máy console hỗ trợ HDR, đặc biệt trên 2 hệ máy Playstation 4 và Xbox One. Game PC cũng có nhiều tựa hỗ trợ HDR, chẳng hạn như: Destiny 2, Far Cry 5, Battlefield 1, Assassin's Creed Origins, Star Wars Battlefront II, Resident Evil 7: Biohazard, Call of Duty: WWII...
Trong khi TV HDR làm ra để chiếu phim giải trí, bạn cần có một màn hình HDR để làm việc, chơi game, hay kiêm luôn vai trò của một TV. Do đó, hãy cùng tham khảo một vài màn hình HDR được chia sẻ bên dưới để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, mức giá... của chúng trước khi bạn đưa ra quyết định phù hợp.
Chơi game
Hiện, màn hình HDR cho game trên máy tính được chia làm 2 phe: AMD và NVIDIA. Để đạt tiêu chuẩn G-Synce HDR của NVIDIA, màn hình đó phải có độ sáng cực đại không dưới 1.000 nit. Đáng tiếc, hiện vẫn chưa có màn hình vi tính nào trên thị trường đạt được tiêu chuẩn này mặc dù đã có một vài mẫu được công bố.
Trong khi đó, công nghệ FreeSync 2 của AMD lại không yêu cầu độ sáng cho màn vi tính hỗ trợ HDR. Do đó, trên thị trường hiện có rất nhiều màn HDR đạt tiêu chuẩn FreeSync 2; thậm chí có những mẫu đã trên 1 năm tuổi. Cùng lúc, tồn tại khá nhiều màn hình đạt chuẩn DisplayHDR có hỗ trợ chơi game. Mặc dù vậy, có một vài màn hình không đạt chuẩn DisplayHDR lại vẫn cung cấp được trải nghiệm HDR một cách tương đối.
Giải trí
Phần lớn người dùng chọn xem phim trên TV chứ không trên màn hình máy tính. Nhưng, với những đối tượng tiết kiệm, thích dung hòa mọi thứ vào làm một thì ngay ban đầu họ sẽ chọn luôn một màn hình có kích cỡ không hề nhỏ cho nhiều mục đích cùng lúc: chơi game, xem phim và sinh hoạt trên máy tính. Dĩ nhiên, nhà sản xuất ít nhiều nghĩ đến những người này nên đã tạo ra những màn hình HDR có thể vừa dùng để coi Netflix, vừa làm việc, vừa 'đánh' game PC lẫn console...
Đồ họa
Màn hình HDR cho công tác đồ họa nhảy sang một thị phần mới so với màn hình chỉ để giải trí. Tiêu chí tiên quyết là màn hình phải tái tạo màu cực kỳ chính xác, tiếp đó tới độ bao phủ gam màu rộng và độ sâu màu 10-bit. Những màn dùng nền IPS luôn là lựa chọn tốt nhất nhưng cái giá thì khiến nhiều người e dè (trên 1.000 USD cho một màn 27-inch trở lên).
Kết luận
Màn hình quả là một hạng mục sản phẩm phức tạp. Và khi thêm vào HDR, sự rối rắm trở nên gấp bội. Nhưng, sự xuất hiện của HDR mới chính là thứ mà các màn hình nên theo đổi bởi ai cũng muốn màu sắc trung thực đó hay sao? Thậm chí, sự cải tiến ở mặt hình ảnh trước và sau HDR rất đáng kể khi đem so với việc đi từ Full HD lên 4K.
Để đơn giản hóa việc chọn mua một màn hình HDR, bạn có thể nghĩ tới nhu cầu sử dụng của mình trước tiên, rồi sau đó, xem nhãn mà VESA đã chọn dán cho màn hình đó. Nếu muốn chắc ăn hơn, hãy đến xem tận mắt mẫu mã bạn đang 'chấm' trước khi mua bởi không lời khuyên nào qua được chính trải nghiệm tận tay, tận mắt của bạn.
May thay, HDR trên màn hình máy tính đang ngày một phổ biến hơn sau khi VESA công bố tiêu chuẩn mới - DisplayHDR - dành riêng cho các màn hình máy tính. Dĩ nhiên, quyết định đi theo hay không đi theo tiêu chuẩn thuộc về các nhà sản xuất. Nhưng, có một chuẩn mực mới cho HDR trên màn hình máy tính cho thấy 'ông lớn' VESA (Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video) bắt đầu quan tâm đến phân khúc này hơn.
Khái niệm cơ bản
HDR là một khái niệm khá khó hiểu. Nói một cách dễ hiểu, nó là một tiêu chuẩn giúp màn hình cải thiện độ sáng, tương phản, không gian màu... vượt trội so với tiêu chuẩn trung bình. Nó giúp cho hình ảnh sống động hơn trên phim, game và thiết kế đồ họa. Sự cải thiện còn đáng kể hơn việc tăng độ phân giải từ Full HD lên 4K.
Với các TV và máy chiếu, người tiêu dùng chủ yếu quan tâm đến 'kiểu HDR' mà thiết bị của họ hỗ trợ: HDR 10, HDR 10+ hay Dolby Vision. Hiện tại, Dolby Vision là tiêu chuẩn phổ biến nhất có trên phim và thiết bị phát hình. Cho dù bạn chọn TV HDR nào đi chăng nữa, bạn có thể an tâm rằng TV đó đã đạt tiêu chuẩn tối thiểu cho HDR ở các tiêu chí như độ tương phản, dải màu, độ sâu màu (10-bit). Thêm nữa, các TV được dán nhãn UHD Alliance đến từ các hãng Hisense, Samsung, LG... chắc chắn có độ sáng cực đại không dưới 1.000 nit.
Tuy nhiên, màn hình vi tính hiện chỉ hỗ trợ HDR 10 và ít màn nào đạt tới độ sáng 1.000 nit bởi tiêu chí này ít được người quan tâm khi ráp máy (thay vào đó là 'nội tạng' của hệ thống xử lý). Tới cuối năm ngoái, vẫn chưa có chuẩn mực cụ thể nào cho TV HDR ngoại trừ những tiêu chí chung chung như độ sáng cao, độ tương phản cao hay dải màu rộng.
Đó là lúc VESA công bố tiêu chuẩn DisplayHDR với 3 mức chứng nhận: DisplayHDR 400, 600 và 1000. Mỗi con số tương đương với độ sáng cực đại cho mỗi chứng nhận. Không chỉ đạt đủ tiêu chuẩn sáng ở mỗi mức mà màn hình còn phải thõa mãn thêm nhiều tiêu chí phụ như dải màu, độ sâu màu hay black level.
Tiêu chuẩn của VESA khá là... 'khoai' bởi hiện tại, lúc này viết bài được thực hiện, chỉ có 9 màn hình đạt tiêu chuẩn DisplayHDR của tổ chức. Trong số đó, duy chỉ có mẫu "Philips Momentum 436M6" dẫn top với chứng chỉ DisplayHDR 1000. Điều này đồng nghĩa, 'Philips Momentum 436M6' là model duy nhất có độ sáng cao nhất mà bạn có thể mua ngoài thị trường.
Màn hình đạt chứng chỉ DisplayHDR 1000
Nói đi cũng phải nói lại, tiêu chuẩn của VESA cũng có chỗ thoải mái. Mặc dù DisplayHDR tiêu cầu xử lý được màu sắc 10-bit nhưng chứng chỉ cho phép tấm nền hỗ trợ độ sâu màu tối thiểu 8bit FRC (tương đương 16,7 triệu màu, cộng thêm 2bit cho quá trình 'dither' <pha nhiễu> để giải lập đủ 1 tỷ màu).- Philips Momentum 436M6VBPAB
- HP Pavilion Gaming 32 HDR Display
- Samsung CHG70
- Samsung CHG90
- AOC AGON AG322QC4
- Dell S2719DM
- LG Electronics 32GK850F
- Philips Brilliance 328P6AUBREB
- Philips Momentum 436M6VBRAB
"Màn hình (vi tính) HDR" có giá trị cao hơn nhiều so với "TV HDR". Lý do vì sao? Đó chính là phần lớn màn hình vi tính sử dụng tấm nền IPS, thay vì QLED hay OLED thường thấy ở TV. Nhiều tấm nền IPS có độ tương phản thấp hơn mức cần thiết để đạt tiêu chuẩn DislayHDR (955:1) để nhìn 'đẹp' trong điều kiện nhiều sáng.
Trong khi đó, một màn hình không đạt chuẩn DislayHDR chưa hẳn là màn hình không phù hợp với nhu cầu của bạn. Ví dụ như mẫu "BenQ SW320", đủ tiêu chí ở màu sắc và độ tương phản nhưng chưa tới độ sáng cho DisplayHDR. Nhưng, model này vẫn là một lựa chọn tốt, nếu như bạn làm đồ họa.
Một vấn đề khác cho HDR trên máy tính (PC) nằm ở Windows 10. Tới giờ, muốn được tận hưởng HDR, bạn phải vô Settings để bật nó lên. Ở chế độ này, Windows 10 hiển thị nội dung hỗ trợ HDR rất đẹp nhưng lại là thảm họa với nội dung tiêu chuẩn (SDR).
Rất may, phiên bản mới nhất (RS4) mà Windows vừa ra mắt vào cuối tháng 4 có thêm lựa chọn "Stream HDR" - cho phép bạn tự động chơi nội dung HDR mà không cần bật/tắt. Cùng lúc, bạn có thể điều chỉnh độ sáng để đảm bảo nội dung SDR hiển thị một cách phù hợp. Trải nghiệm HDR trên vi tính mới đây còn được hỗ trợ bởi FreeSync 2 (từ AMD) và G-Sync HDR (từ NVIDIA). Nếu màn hình của bạn có 1 trong 2 chứng chỉ này, nó sẽ tự động nhận diện game hay phim có HDR.
Sản xuất nội dung
Sau khi sở hữu một màn hình HDR, dĩ nhiên, bạn sẽ tìm kiếm nội dung để thưởng thức. Hiện tại, khó mà tìm nguồn nào khác hỗ trợ HDR ngoại trừ đĩa HDR Blu-ray, phim (hỗ trợ HDR 10) trên Netflix và Amazon Prime Video. YouTube hiện có rất ít nội dung hỗ trợ HDR, nổi bật có kênh "HDR Channel".
Về phía game, rất dễ tìm game trên máy console hỗ trợ HDR, đặc biệt trên 2 hệ máy Playstation 4 và Xbox One. Game PC cũng có nhiều tựa hỗ trợ HDR, chẳng hạn như: Destiny 2, Far Cry 5, Battlefield 1, Assassin's Creed Origins, Star Wars Battlefront II, Resident Evil 7: Biohazard, Call of Duty: WWII...
Trong khi TV HDR làm ra để chiếu phim giải trí, bạn cần có một màn hình HDR để làm việc, chơi game, hay kiêm luôn vai trò của một TV. Do đó, hãy cùng tham khảo một vài màn hình HDR được chia sẻ bên dưới để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, mức giá... của chúng trước khi bạn đưa ra quyết định phù hợp.
Chơi game
Hiện, màn hình HDR cho game trên máy tính được chia làm 2 phe: AMD và NVIDIA. Để đạt tiêu chuẩn G-Synce HDR của NVIDIA, màn hình đó phải có độ sáng cực đại không dưới 1.000 nit. Đáng tiếc, hiện vẫn chưa có màn hình vi tính nào trên thị trường đạt được tiêu chuẩn này mặc dù đã có một vài mẫu được công bố.
Trong khi đó, công nghệ FreeSync 2 của AMD lại không yêu cầu độ sáng cho màn vi tính hỗ trợ HDR. Do đó, trên thị trường hiện có rất nhiều màn HDR đạt tiêu chuẩn FreeSync 2; thậm chí có những mẫu đã trên 1 năm tuổi. Cùng lúc, tồn tại khá nhiều màn hình đạt chuẩn DisplayHDR có hỗ trợ chơi game. Mặc dù vậy, có một vài màn hình không đạt chuẩn DisplayHDR lại vẫn cung cấp được trải nghiệm HDR một cách tương đối.
Samsung 32-inch CHG70
Không ngạc nhiên khi Samsung sử dụng công nghệ QLED (chấm lượng tử) cho mẫu màn hình cong "CHG70" (32-inch, 2.560 x 1.440) của họ. Sản phẩm dùng chung tấm nền với các mẫu TV 4K của hãng. Do đó, người dùng có thể thừa hưởng ưu điểm trong cả hai tác vụ chơi game lẫn xem phim. Vì sở hữu chứng chỉ DisplayHDR nên CHG70 sở hữu độ sáng cực kỳ cao. Cùng với đó là dải màu lên tới 1 tỷ đơn vị (độ sâu màu 10-bit) cùng khả năng hỗ trợ AMD Radeon FreeSync 2 (ở tần số quét 144Hz) vả tỷ số tương phản 3.000 : 1.
Ngoài ra, thiết kế cong của màn hình giúp tiết diện của nó gần gương mặt của người dùng hơn khi so với các mẫu khác. Hiện, CHG70 có giá bán 650 USD và được đại diện engadget chấm là màn hình HDR tốt nhất cho việc chơi game.
HP Pavilion Gaming 32 HDR Display
Nếu bạn đang tìm kiếm một màn hình chơi game hỗ trợ HDR có kích cỡ lớn, độ sáng cao và giá cả phải chăng cùng khả năng hỗ trợ AMD FreeSync; đừng quên ghé qua mẫu "Pavilion Gaming 32 HDR Display" của HP.
Khác với mẫu trên, màn HDR của HP sử dụng tấm nền VA thay vì IPS. Ưu điểm của công nghệ VA (Vertical Alignment) là black level cực kỳ cao giúp màn hình dễ dàng đạt tiêu chuẩn DisplayHDR 600 với độ sáng cực đại 600 nit, tỷ số tương phản 3.000 : 1, bao phủ 95% không gian màu DCI-P3 và độ sâu màu 10-bit (tương đương 1 tỷ màu). Cần lưu ý, tỷ số quét chỉ dừng ở 75Hz và màn hình có độ trễ đáng kể: 5ms. Bù lại, giá của sản phẩm khá dễ chịu: chỉ 449 USD.
AOC 32-inch AGON AG322QC4
Mẫu AGON AG322QC4 là một màn hình khác của AOC sở hữu chứng nhận VESA nhưng ở tầm thấp - DisplayHDR 400. Mặc dù cùng kích cỡ và cùng tấm nền VA như mẫu của HP ở trên đây, nhưng sản phẩm từ AOC nhắm tới đối tượng khách hàng khác.
Vì lẽ đó, màn hình có thông số khá khiêm tốn: độ sáng cực đại 400 nit, độ tương phản 2.000 : 1, độ sâu màu 8-bit (16,7 triệu USD). Nhưng bù lại, tần số quét lại khá cao:144Hz, song hành cùng khả năng hỗ trợ FreeSync 2 từ AMD, chơi game HDR ít lag hơn cùng độ trễ chỉ 4 mili-giây.
Suy cho cùng thì thiết bị chỉ dành cho game thủ chứ không phải tín đồ hi-fi. Sản phẩm dự kiến xuất hiện ở Châu Âu trong tháng tới với giá khoảng 599 EUR. Ngày lên kệ ở Mỹ có lẽ sẽ muộn hơn 1 chút.
Samsung 49-inch ultrawide CHG90 QLED monitor
CHG90 của Samsung là một quái vật lạ lùng. Sản phẩm đạt chuẩn DisplayHDR 600 và nhờ có công nghệ QLED, màn hình hiển thị được 1 tỷ màu (độ sâu màu 10-bit), tần số quét 144Hz và tỷ số tương phản 3.000 : 1. Tuy nhiên, thiết bị có độ phân giải không giống ai: 3.840 x 1.080, cho ra tỷ lệ khung hình cũng rất kỳ cục - 32:9 - tỷ lệ thường thấy khi ghép hai màn hình 1080p lại với nhau.
Nếu bạn đam mê game và có trong túi 1.000 USD thì hãy cân nhắc sản phẩm này. Theo đại diện Engadget, màn hình cho tốc độ phản hồi rất nhanh, màu sắc được 'hiện thực hóa' nhờ HDR. Đặc biệt, màn hình rất hữu dụng với các chuyên gia xây dựng nội dung muốn theo dõi tiến trình theo dạng timeline (ví dụ như biên tập video hay âm thanh).
Những màn hình G-Sync HDR sắp ra mắt
Sẽ sớm thôi, những màn hình HDR hỗ trợ G-Synce từ ASUS và Acer sẽ đổ bộ thị trường. Chẳng hạn như Acer 4K Predator X27 và 4K ASUS ROG Swift PG27UQ. Nếu muốn 'cong' thì có bộ đôi Acer Predator X35 và ASUS ROG Swift PG35VQ.
Những sản phẩm bị trì hoãn trên đây sẽ dùng thiết kế chịu ảnh hưởng từ NVIDIA đồng thời tích hợp hệ thống sáng nền LED với 384 điểm sáng giúp độ sáng cực đại đạt 1.000 nit, tăng tần số quét lên 144Hz cùng các hỗ trợ: màu 10-bit, HDR10, dải màu DCI-P3...
Khả năng rất cao các màn hình này sẽ đạt chuẩn DisplayHDR 1000 nếu như nhà sản xuất muốn. Nói thật thì, 1.000 nit sẽ cực kỳ sáng nếu để gần mặt. Cùng lúc, những người kiểm chứng đã báo cáo rằng màn hình quá sáng gây khó dễ trong các cảnh game cháy nổ. Dù gì chăng nữa, những màn hình này đã đạt tới chuẩn của các TV HDR. Và nếu bạn muốn có lựa chọn tốt nhất cho trải nghiệm game và rủng rỉnh tiền, thì không cần lăn tăn gì nữa.
LG thì sắp sửa cho ra mẫu 34GK950G - màn hình 34-inch dùng tấm nền Nano IPS, độ phân giải QHD 3.440 x 1.440, tần số quét 120Hz, kèm hỗ trợ NVIDIA G-Sync và bao phủ 98% không gian màu DCI-P3. Trên lý thuyết, màn hình sẽ đạt chuẩn DisplayHDR 600 nhưng lại không đạt chuẩn G-Sync HDR từ NVIDIA.
Không ngạc nhiên khi Samsung sử dụng công nghệ QLED (chấm lượng tử) cho mẫu màn hình cong "CHG70" (32-inch, 2.560 x 1.440) của họ. Sản phẩm dùng chung tấm nền với các mẫu TV 4K của hãng. Do đó, người dùng có thể thừa hưởng ưu điểm trong cả hai tác vụ chơi game lẫn xem phim. Vì sở hữu chứng chỉ DisplayHDR nên CHG70 sở hữu độ sáng cực kỳ cao. Cùng với đó là dải màu lên tới 1 tỷ đơn vị (độ sâu màu 10-bit) cùng khả năng hỗ trợ AMD Radeon FreeSync 2 (ở tần số quét 144Hz) vả tỷ số tương phản 3.000 : 1.
Ngoài ra, thiết kế cong của màn hình giúp tiết diện của nó gần gương mặt của người dùng hơn khi so với các mẫu khác. Hiện, CHG70 có giá bán 650 USD và được đại diện engadget chấm là màn hình HDR tốt nhất cho việc chơi game.
HP Pavilion Gaming 32 HDR Display
Nếu bạn đang tìm kiếm một màn hình chơi game hỗ trợ HDR có kích cỡ lớn, độ sáng cao và giá cả phải chăng cùng khả năng hỗ trợ AMD FreeSync; đừng quên ghé qua mẫu "Pavilion Gaming 32 HDR Display" của HP.
Khác với mẫu trên, màn HDR của HP sử dụng tấm nền VA thay vì IPS. Ưu điểm của công nghệ VA (Vertical Alignment) là black level cực kỳ cao giúp màn hình dễ dàng đạt tiêu chuẩn DisplayHDR 600 với độ sáng cực đại 600 nit, tỷ số tương phản 3.000 : 1, bao phủ 95% không gian màu DCI-P3 và độ sâu màu 10-bit (tương đương 1 tỷ màu). Cần lưu ý, tỷ số quét chỉ dừng ở 75Hz và màn hình có độ trễ đáng kể: 5ms. Bù lại, giá của sản phẩm khá dễ chịu: chỉ 449 USD.
AOC 32-inch AGON AG322QC4
Mẫu AGON AG322QC4 là một màn hình khác của AOC sở hữu chứng nhận VESA nhưng ở tầm thấp - DisplayHDR 400. Mặc dù cùng kích cỡ và cùng tấm nền VA như mẫu của HP ở trên đây, nhưng sản phẩm từ AOC nhắm tới đối tượng khách hàng khác.
Vì lẽ đó, màn hình có thông số khá khiêm tốn: độ sáng cực đại 400 nit, độ tương phản 2.000 : 1, độ sâu màu 8-bit (16,7 triệu USD). Nhưng bù lại, tần số quét lại khá cao:144Hz, song hành cùng khả năng hỗ trợ FreeSync 2 từ AMD, chơi game HDR ít lag hơn cùng độ trễ chỉ 4 mili-giây.
Suy cho cùng thì thiết bị chỉ dành cho game thủ chứ không phải tín đồ hi-fi. Sản phẩm dự kiến xuất hiện ở Châu Âu trong tháng tới với giá khoảng 599 EUR. Ngày lên kệ ở Mỹ có lẽ sẽ muộn hơn 1 chút.
Samsung 49-inch ultrawide CHG90 QLED monitor
CHG90 của Samsung là một quái vật lạ lùng. Sản phẩm đạt chuẩn DisplayHDR 600 và nhờ có công nghệ QLED, màn hình hiển thị được 1 tỷ màu (độ sâu màu 10-bit), tần số quét 144Hz và tỷ số tương phản 3.000 : 1. Tuy nhiên, thiết bị có độ phân giải không giống ai: 3.840 x 1.080, cho ra tỷ lệ khung hình cũng rất kỳ cục - 32:9 - tỷ lệ thường thấy khi ghép hai màn hình 1080p lại với nhau.
Nếu bạn đam mê game và có trong túi 1.000 USD thì hãy cân nhắc sản phẩm này. Theo đại diện Engadget, màn hình cho tốc độ phản hồi rất nhanh, màu sắc được 'hiện thực hóa' nhờ HDR. Đặc biệt, màn hình rất hữu dụng với các chuyên gia xây dựng nội dung muốn theo dõi tiến trình theo dạng timeline (ví dụ như biên tập video hay âm thanh).
Những màn hình G-Sync HDR sắp ra mắt
Sẽ sớm thôi, những màn hình HDR hỗ trợ G-Synce từ ASUS và Acer sẽ đổ bộ thị trường. Chẳng hạn như Acer 4K Predator X27 và 4K ASUS ROG Swift PG27UQ. Nếu muốn 'cong' thì có bộ đôi Acer Predator X35 và ASUS ROG Swift PG35VQ.
Những sản phẩm bị trì hoãn trên đây sẽ dùng thiết kế chịu ảnh hưởng từ NVIDIA đồng thời tích hợp hệ thống sáng nền LED với 384 điểm sáng giúp độ sáng cực đại đạt 1.000 nit, tăng tần số quét lên 144Hz cùng các hỗ trợ: màu 10-bit, HDR10, dải màu DCI-P3...
Khả năng rất cao các màn hình này sẽ đạt chuẩn DisplayHDR 1000 nếu như nhà sản xuất muốn. Nói thật thì, 1.000 nit sẽ cực kỳ sáng nếu để gần mặt. Cùng lúc, những người kiểm chứng đã báo cáo rằng màn hình quá sáng gây khó dễ trong các cảnh game cháy nổ. Dù gì chăng nữa, những màn hình này đã đạt tới chuẩn của các TV HDR. Và nếu bạn muốn có lựa chọn tốt nhất cho trải nghiệm game và rủng rỉnh tiền, thì không cần lăn tăn gì nữa.
LG thì sắp sửa cho ra mẫu 34GK950G - màn hình 34-inch dùng tấm nền Nano IPS, độ phân giải QHD 3.440 x 1.440, tần số quét 120Hz, kèm hỗ trợ NVIDIA G-Sync và bao phủ 98% không gian màu DCI-P3. Trên lý thuyết, màn hình sẽ đạt chuẩn DisplayHDR 600 nhưng lại không đạt chuẩn G-Sync HDR từ NVIDIA.
Giải trí
Phần lớn người dùng chọn xem phim trên TV chứ không trên màn hình máy tính. Nhưng, với những đối tượng tiết kiệm, thích dung hòa mọi thứ vào làm một thì ngay ban đầu họ sẽ chọn luôn một màn hình có kích cỡ không hề nhỏ cho nhiều mục đích cùng lúc: chơi game, xem phim và sinh hoạt trên máy tính. Dĩ nhiên, nhà sản xuất ít nhiều nghĩ đến những người này nên đã tạo ra những màn hình HDR có thể vừa dùng để coi Netflix, vừa làm việc, vừa 'đánh' game PC lẫn console...
Philips Momentum 43-inch 4K HDR monitor
Với kích cỡ 43-inch, mẫu "Momentum 43-inch 4K HDR" của Philips đạt kích cỡ tiêu chuẩn của một TV thông dụng và là màn hình đầu tiên chạm tới chứng nhận DisplayHDR 1000, đồng nghĩa độ sáng không kém cạnh gì một TV HDR. Thiết bị xử lý được màu 10-bit (8-bit + FRC <frame rate control>), bao quát được 97,6% không gian màu DCI-P3, tần số làm mới 80Hz và độ trễ chỉ 4 mili-giây.
Đây là một lựa chọn hoàn hảo để xem phim kiêm chơi game trên các hệ thống chuyên dụng (console hoặc PC). Nhờ có công nghệ MultiView, màn hình cho phép người dùng chia đôi không gian: một nửa coi TV còn một nửa để chơi game. Chưa kể, Philips còn mang lên thiết bị công nghệ sáng nền lừng danh nay xuất hiện trong tên gọi mới Ambiglow. Sản phẩm có giá bán dự kiến 1.000 USD.
Dell 27 Ultrathin Monitor
Mẫu màn hình đến từ Dell có tên mã chính xác là "Ultrathin S2719DM". Thiết bị có kích cỡ 27-inch, được trang bị tấm nền IPS, độ phân giải 2.560 x 1.440... và đặc biệt là khả năng hỗ trợ HDR ở một mức giá vừa phải. Màn hình dễ dàng vượt yêu cầu tiêu chuẩn DisplayHDR 400. Thâm chí, độ sáng cực đại đã vượt 600 nit nhưng khả năng bao quát gam màu DCI-P3 chỉ có 85% nên thiết bị không thể lên được DisplayHDR 600.
Độ sau màu bị giới hanjowr 8-bit (16,7 triệu màu), tỷ số tương phản 1.000 : 1 và tần số quét lên tới 60Hz. Do đó, đây là màn hình hoàn hảo để xem phim và làm việc đồ họa nhàn nhã (chủ yếu với các video ngắn có HDR). Mức giá cũng rất dễ chịu: 350 USD.
Với kích cỡ 43-inch, mẫu "Momentum 43-inch 4K HDR" của Philips đạt kích cỡ tiêu chuẩn của một TV thông dụng và là màn hình đầu tiên chạm tới chứng nhận DisplayHDR 1000, đồng nghĩa độ sáng không kém cạnh gì một TV HDR. Thiết bị xử lý được màu 10-bit (8-bit + FRC <frame rate control>), bao quát được 97,6% không gian màu DCI-P3, tần số làm mới 80Hz và độ trễ chỉ 4 mili-giây.
Đây là một lựa chọn hoàn hảo để xem phim kiêm chơi game trên các hệ thống chuyên dụng (console hoặc PC). Nhờ có công nghệ MultiView, màn hình cho phép người dùng chia đôi không gian: một nửa coi TV còn một nửa để chơi game. Chưa kể, Philips còn mang lên thiết bị công nghệ sáng nền lừng danh nay xuất hiện trong tên gọi mới Ambiglow. Sản phẩm có giá bán dự kiến 1.000 USD.
Dell 27 Ultrathin Monitor
Mẫu màn hình đến từ Dell có tên mã chính xác là "Ultrathin S2719DM". Thiết bị có kích cỡ 27-inch, được trang bị tấm nền IPS, độ phân giải 2.560 x 1.440... và đặc biệt là khả năng hỗ trợ HDR ở một mức giá vừa phải. Màn hình dễ dàng vượt yêu cầu tiêu chuẩn DisplayHDR 400. Thâm chí, độ sáng cực đại đã vượt 600 nit nhưng khả năng bao quát gam màu DCI-P3 chỉ có 85% nên thiết bị không thể lên được DisplayHDR 600.
Độ sau màu bị giới hanjowr 8-bit (16,7 triệu màu), tỷ số tương phản 1.000 : 1 và tần số quét lên tới 60Hz. Do đó, đây là màn hình hoàn hảo để xem phim và làm việc đồ họa nhàn nhã (chủ yếu với các video ngắn có HDR). Mức giá cũng rất dễ chịu: 350 USD.
Đồ họa
Màn hình HDR cho công tác đồ họa nhảy sang một thị phần mới so với màn hình chỉ để giải trí. Tiêu chí tiên quyết là màn hình phải tái tạo màu cực kỳ chính xác, tiếp đó tới độ bao phủ gam màu rộng và độ sâu màu 10-bit. Những màn dùng nền IPS luôn là lựa chọn tốt nhất nhưng cái giá thì khiến nhiều người e dè (trên 1.000 USD cho một màn 27-inch trở lên).
Dell UltraSharp 27 4K HDR monitor
Mẫu "Dell UltraSharp 27 4K" (tên mã UP2718Q) có lẽ là màn hình HDR thứ thiệt nhất cho dân đồ họa với những thông số 'khủng khiếp' như: tấm nền IPS, độ sâu màu 10-bit, hiển thị 1,07 tỷ màu, bao phủ 97,7% gam màu DCI-P3 và 76,9% công gian màu REC 2020. Thêm nữa, màn hình có khả năng tự cân chỉnh màu ngay từ lúc vừa bóc ra khỏi hộp.
Nhờ có 384 khu vực chiếu sáng LED riêng biệt, màn hình có thể đạt độ sáng cực đại 1.000 nit, tỷ số tương phản 1.000 : 1 và độ trễ chỉ 6 mili-giây. Vì tiêu chí đồ họa được ưu tiên nên màn hình dễ dàng đáp ứng những nhu cầu khác như xem phim và chơi game. Tuy nhiên, giá bán của nó rất cao: 1.999 USD.
Benq SW320
Nếu bạn muốn một màn HDR lớn hơn nhưng ít tiền hơn 1 chút, hãy xem mẫu Benq SW320 (kích cỡ 31,5-inch). Sản phẩm có nền IPS nhưng thiếu các khu vực sáng LED nên độ sáng chỉ dừng ở 350 nit. Nhưng, màn hình hiển thị được màu 10-bit và độ trễ đáng để cân nhắc: 5 mili-giây. Thêm nữa, màn hình có khả năng tự cân chỉnh và theo chuẩn màu Technicolor của Hollywood. Tóm lại, màn hình phù hợp để làm đồ họa, chỉnh sửa video, xem phim có HDR10 và chơi game nhẹ nhàng.
Viewsonic VP3268-4K
Cho các chuyên gia đồ họa muốn sở hữu một màn HDR với chi phí dưới 1.000 USD, "Viewsonic VP3268-4K" là một trong những lựa chọn hiếm hoi mà họ có. Tương tự các mẫu trên đây, màn hình có khả năng tự cân chỉnh màu khi vừa bóc ra khỏi hộp. Cùng với đó là những tính năng tiêu biểu như: xử lý màu 14-bit (8-bit + 10-bit qua FRC); hỗ trợ HDR cho game và đồ họa... Đáng tiếc độ sáng cực đại của màn hình bị khóa ở mức 350 nit. Do đó, màn hình khó lòng lọt vô liên minh DisplayHDR của VESA.
Xin nói thêm, với mức giá 900 USD, sản phẩm không đáng để bạn mua chỉ để chơi game bởi tần số quét cũng khá hạn chế: 75Hz; chưa kể độ trễ lên tới 14 mili-giây. Nhưng, mức giá này lại dễ chịu cho tác vụ đồ họa chuyên nghiệp kiêm xem phim nhàn nhã.
LG 32UK950 & 34WK95U
LG đã tuyên bố các màn hình "Nano-IPS" mà họ dành cho chuyên viên thiết kế và chỉnh sửa ảnh sẽ đạt chứng nhận DisplayHDR 600. Mẫu 34WK95U (rộng 34-inch) cho độ phân giải 5.120 x 2.160 trong khi mẫu 32UK950 cho độ phân giải chuẩn 4K. Cả hai đều được cam kết bao phủ 98% không gian màu DCI-P3 cùng khả năng xử lý màu 10-bit. Đáng tiếc, tần số quét 60Hz có thể khiến những game thủ tránh xa sản phẩm.
Mẫu "Dell UltraSharp 27 4K" (tên mã UP2718Q) có lẽ là màn hình HDR thứ thiệt nhất cho dân đồ họa với những thông số 'khủng khiếp' như: tấm nền IPS, độ sâu màu 10-bit, hiển thị 1,07 tỷ màu, bao phủ 97,7% gam màu DCI-P3 và 76,9% công gian màu REC 2020. Thêm nữa, màn hình có khả năng tự cân chỉnh màu ngay từ lúc vừa bóc ra khỏi hộp.
Nhờ có 384 khu vực chiếu sáng LED riêng biệt, màn hình có thể đạt độ sáng cực đại 1.000 nit, tỷ số tương phản 1.000 : 1 và độ trễ chỉ 6 mili-giây. Vì tiêu chí đồ họa được ưu tiên nên màn hình dễ dàng đáp ứng những nhu cầu khác như xem phim và chơi game. Tuy nhiên, giá bán của nó rất cao: 1.999 USD.
Benq SW320
Nếu bạn muốn một màn HDR lớn hơn nhưng ít tiền hơn 1 chút, hãy xem mẫu Benq SW320 (kích cỡ 31,5-inch). Sản phẩm có nền IPS nhưng thiếu các khu vực sáng LED nên độ sáng chỉ dừng ở 350 nit. Nhưng, màn hình hiển thị được màu 10-bit và độ trễ đáng để cân nhắc: 5 mili-giây. Thêm nữa, màn hình có khả năng tự cân chỉnh và theo chuẩn màu Technicolor của Hollywood. Tóm lại, màn hình phù hợp để làm đồ họa, chỉnh sửa video, xem phim có HDR10 và chơi game nhẹ nhàng.
Viewsonic VP3268-4K
Cho các chuyên gia đồ họa muốn sở hữu một màn HDR với chi phí dưới 1.000 USD, "Viewsonic VP3268-4K" là một trong những lựa chọn hiếm hoi mà họ có. Tương tự các mẫu trên đây, màn hình có khả năng tự cân chỉnh màu khi vừa bóc ra khỏi hộp. Cùng với đó là những tính năng tiêu biểu như: xử lý màu 14-bit (8-bit + 10-bit qua FRC); hỗ trợ HDR cho game và đồ họa... Đáng tiếc độ sáng cực đại của màn hình bị khóa ở mức 350 nit. Do đó, màn hình khó lòng lọt vô liên minh DisplayHDR của VESA.
Xin nói thêm, với mức giá 900 USD, sản phẩm không đáng để bạn mua chỉ để chơi game bởi tần số quét cũng khá hạn chế: 75Hz; chưa kể độ trễ lên tới 14 mili-giây. Nhưng, mức giá này lại dễ chịu cho tác vụ đồ họa chuyên nghiệp kiêm xem phim nhàn nhã.
LG 32UK950 & 34WK95U
LG đã tuyên bố các màn hình "Nano-IPS" mà họ dành cho chuyên viên thiết kế và chỉnh sửa ảnh sẽ đạt chứng nhận DisplayHDR 600. Mẫu 34WK95U (rộng 34-inch) cho độ phân giải 5.120 x 2.160 trong khi mẫu 32UK950 cho độ phân giải chuẩn 4K. Cả hai đều được cam kết bao phủ 98% không gian màu DCI-P3 cùng khả năng xử lý màu 10-bit. Đáng tiếc, tần số quét 60Hz có thể khiến những game thủ tránh xa sản phẩm.
Kết luận
Màn hình quả là một hạng mục sản phẩm phức tạp. Và khi thêm vào HDR, sự rối rắm trở nên gấp bội. Nhưng, sự xuất hiện của HDR mới chính là thứ mà các màn hình nên theo đổi bởi ai cũng muốn màu sắc trung thực đó hay sao? Thậm chí, sự cải tiến ở mặt hình ảnh trước và sau HDR rất đáng kể khi đem so với việc đi từ Full HD lên 4K.
Để đơn giản hóa việc chọn mua một màn hình HDR, bạn có thể nghĩ tới nhu cầu sử dụng của mình trước tiên, rồi sau đó, xem nhãn mà VESA đã chọn dán cho màn hình đó. Nếu muốn chắc ăn hơn, hãy đến xem tận mắt mẫu mã bạn đang 'chấm' trước khi mua bởi không lời khuyên nào qua được chính trải nghiệm tận tay, tận mắt của bạn.
Theo engadget