Hướng dẫn chỉnh âm thanh Karaoke

Trong kỹ thuật setup phòng hát karaoke điều căn bản phụ thuộc vào không gian từng căn phòng mà điều chỉnh âm lượng sao cho âm thanh đầu đĩa karaoke hay nhất có thể. Cách chỉnh âm thanh karaoke hay ngoài yếu tố thiết bị, sản phẩm còn phụ thuộc vào con người. Một bộ dàn karaoke cho dù bạn mua đắt tiền đến đâu đi chăng nữa, xịn và cao cấp như thế nào thì mức độ âm thanh còn bị phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố kỹ thuật. Nói thì ai cũng có thể nói được về cách chỉnh dàn âm thanh hát karaoke nhưng chỉnh hay thì có rất ít làm được. Nhìn chung về kỹ thuật những người có chiều sâu về trường lớp vẫn rất khác rất nhiều với người có kinh nghiệm. Thiết bị âm thanh karaoke ngày càng tiện nghi và hiện đại hơn với cấu chúc mạch điện tử ngày càng phức tạp thì quả là kinh nghệm cách chỉnh âm thanh karaoke hay không hề đơn giản.
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà các bạn có thể áp dụng luôn cho dàn karaoke của gia đình mình cũng như quán karaoke kinh doanh mà bạn còn bỡ ngỡ chưa quen sử dụng.

I. CÁC CHỨC NĂNG CỦA AMPLI KARAOKE CÓ 2 ĐƯỜNG MICRO

203III.jpg


1. Đường cắm Micro
- Ngỏ cắm micro: có 2 ngỏ sử dụng jack 6 ly để cắm micro.
- Nút nhấn tăng hoặc giảm 20dB ( luôn luôn mở, chỉ tắt khi gắn nhạc cụ)
- Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu vào của đường micro
- Nút PAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên trái hoặc bên phải
- Nút Echo: điều chỉnh tiếng Echo cho đường micro
- Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass )
- Nút Mid: điều chỉnh âm trung ( mid, hổ trợ cho giọng ca bị yếu )
- Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble )
2. Đường điều chỉnh tiếng Echo
- Nút Vol: tăng giảm âm lượng của Echo
- Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass ) của Echo
- Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble ) của Echo, nghe được tiếng xịt xịt
- Nút RPT: tăng hoặc giảm số lần của tiếng lặp lại
- Nút DLY: tăng hoặc giảm độ dài của tiếng delay
3.Chọn kênh vào
Có nút nhấn ta chọn ngỏ vào là ngỏ A hoặc ngỏ B
4.Đường nhạc ( Music )
- Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu vào của đường nhạc
- Nút PAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên trái hoặc bên phải
- Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass )
- Nút Mid: điều chỉnh âm trung ( mid )
- Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble )
5.Đường tổng ( Master )
Điều chỉnh âm lượng lớn hoặc nhỏ ra cuối cùng khi đã cân chỉnh
đường Mic, Echo, nhạc
- Nút Vol: tăng giảm âm lượng của đầu ra
- Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass )
- Nút Mid: điều chỉnh âm trung ( mid )
- Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble )

II. MẶT SAU

15%2020%2021%2058_1337090109.jpg


1. Dây cắm nguồn điện.
2. Ngõ tiếp đất
3. Đường gắn dây loa
4. Ngỏ cắm tín hiệu nhạc ( Music )
– Music in ( nhạc vào ), có kênh A & B ( nếu ta cắm đầu jack hoa sen từ dầu DVD
xuống kênh A thì mặt trước chổ music ta cũng chọn A. nếu chọn B thì cũng như vậy ).
– Output:
+ LINE: lấy tín hiệu ra cho 1 thiết bị khác như cho Subwoofer hoặc 1 ampli khác
+ REC: tín hiệu này đã được điều chỉnh theo mặt trước của máy, nếu ta muốn thu lại
+ SCORE / MIC: đường kết nối tín hiệu chấm điểm với đầu karaoke

III. MỘT SỐ THỦ THUẬT LẮP ĐẶT VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỂ ĐƯỢC MỘT HỆ THỐNG
KARAOKE VÀ NGHE NHẠC HAY NHẤT
1. Bố trí loa:
– Loa có nhiều loại từ kiểu dáng, công suất, ..,và có trở kháng 4 ohm, 6 ohm, 8 ohm nên ta phải chọn tổng trở ohm của loa & ampli cho hợp lý. Do vậy ta nên chọn ampli có trở kháng từ 4 ohm đến 8 ohm.
Ví dụ:
Ta có loa 150W/ 8 ohm thì ta phải chọn ampli có công suất 200W / 8 ohm trở lên ( vì khi hoạt động lâu ampli sẽ nóng lên cộng với truyền tải trên đường dây nên công suất sẽ giảm )
– Loa nên mắc cao 2m tính từ sàn nhà đến đáy loa, khoảng cách giữa 2 loa là từ 2m đến 2,5m, loa hơi nghiêng xuống dưới 15 độ cực của loa phải đấu đúng cực loa của ampli ( nếu sai âm thanh nghe không có bass )
– Khi lắp một hệ thống karaoke ( micro, ampli, loa, sub) thì ta phải tiếp đất cho hệ thống nhằm tránh bị giật hoặc bị ù.
– Nếu ta mắc thêm loa sub điện thì ta nên để loa sub dưới sàn nhà, đặt giữa hai loa, loa sub có 2 đường lấy tín hiệu.
– Một là lấy tín hiệu từ đường out line của ampli cắm vào ngỏ in line đầu jack hoa sen của loa sub.
– Hai là lấy tín hiệu từ trạm loa trên ampli mắc vào cọc Input của loa sub ( theo kinh nghiệm thực tế ta nên chọn đường này ). khi chọn đường này sẽ cho tiếng bass tròn và đúng theo tín hiệu nhạc. ta điều chỉnh phân tần của sub từ 80Hz-100Hz. cân chỉnh Vol cho hợp lý để chống bị ù khi có micro đặt gần loa sub
2. Cân chỉnh ampli
Khi hệ thống kết nối xong. trước khi mở điện ta nên vặn nhỏ Vol của micro, Vol của music và Vol của master. sau đó ta điều chỉnh như sau:
Bước 1: cắm micro vào lổ cắm, tắt đường Echo tổng ta điều chỉnh đường của micro đó ( nhớ để vị trí nút Echo ở giữa hay còn gọi 12 giờ theo như kim đồng hồ).
Bước 2: ta cân chỉnh các nút Low, Mid, Hi trên đường line đó đến khi nào ta thấy hài lòng nhất.
Bước 3: Mở đường Echo tổng lên ( từ 10 giờ đến 12 giờ ). Để nút Low và Hi ở mức giữa 12 giờ. Nhưng quan trọng nhất là chỉnh nút RPT và DLY.
Theo kinh nghiệm thì những người hát nhạc chưa chuyên nghiệp thì nên để hai nút RPT & DLY ở mức 11h.
Còn những người biết hát ta nên chỉnh nút DLY nằm trong khoảng 11giờ đến 1giờ để cho số lần lặp lại nhanh hơn 1 tý. Cố gắng nghe tiếng lặp lại từ 1 đến 6 lần là hết.
Bước 4: Phối hợp tiếng Micro và tiếng nhạc. Tiếng nhạc ta điều chỉnh chỉ bằng 70% của tiếng micro
Bước 5: Muốn điều chỉnh lớn nhỏ sau khi đã điều chỉnh xong thì ta mở bên hệ thống Matser tổng
Những chú ý thêm khi điều chỉnh:
-Khi hát ta thấy giọng hát bị nặng ta tăng nút Mid của đường lên, ta vặn từ từ, nếu tăng nhiều hoặc đột ngột sẽ gây ra hú làm cháy loa
-Nếu ta muốn tiếng hát nhuyễn và xịt xịt thì ta tăng một chút ở nút Hi trên đường Micro và đường Echo tổng.
-Nếu nghe tiếng hát không dày ta tăng nhẹ nhàng nút Echo trên đường Mic và nút Low trên đường Echo tổng.
* khi ta tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng để tránh bị hú làm hư loa
* nếu hệ thống bị hú hướng xử lý nhanh nhất là ta giảm một chút nút Vol trên đường Micro. Hoặc nút echo và nút trên đường micro
* Micro không tốt cũng một phần làm cho âm thanh hú. Micro rẻ tiển hát nhẹ nhưng tiếng không thật và dễ bị hú
* trên đây là một số nội dụng rút ra được trong những năm làm công trình thực tế. những hướng dẫn này dùng cho bạn tham khảo.
* Một hệ thống dàn karaoke hay phải có các thiết bị đồng bộ và không có những tác động nhiều của môi trường xung quanh

Trên thực tế, thông thường dàn karaoke trước đây chỉ gồm có amply, 1 cặp loa (Front speakers), micro, đầu đĩa karaoke là có thể đáp ứng tốt cho việc kinh doanh. Các phòng karaoke chuyên nghiệp hơn thường gắn thêm các loa sub để tăng cường tiếng bass, tăng uy lực cho bộ dàn, tạo cho người hát cảm giác sôi động, mạnh mẽ, và họ hát 1 lần mà vẫn muốn quay lạ. Tuy nhiên, việc gắn thêm các “sub” cũng dần trở thành trào lưu mà hầu hết phòng karaoke nào cũng tận dụng.

Theo giới kinh doanh karaoke chuyên nghiệp có thâm niên trong nghề, từ nhiều năm nay, để tạo ra âm “thanh sống động như thật” vừa để thu hút các “ca sĩ nghiệp dư” giải khuây sau những giờ phút làm việc căng thẳng, đem tiếng hát để chia sẻ lòng mình; cũng như giúp những giọng hát yếu, thiếu hơi, trở nên những giọng hát hay, rõ, đầy uy lực thì không thể không có một bí quyết mà không phải dân không chuyên nào cũng biết.

Một nguyên tắc bắt buộc cho dàn karaoke trong kinh doanh – chính là nhà kinh doanh yêu cầu đơn vị thiết kế phải “ngụy trang” khéo léo một loa trung tâm mà thoạt nhìn sẽ rất khó nhận biết. Loa trung tâm này được đặt làm riêng và gắn thêm vào bộ dàn âm thanh để tăng cường dải trung âm, hay còn gọi mid-range; hoặc tiếng ca sao cho vị khách có chất giọng yếu hát nhẹ và dễ hát, không bị hú, rít.

- Để dàn karaoke hiện tại của bạn hát nhẹ hơn, không còn hú rít, nâng tầm phòng hát, thì việc đơn giản chỉ là gắn thêm một loa trung tâm để hỗ trợ giọng hát.
- Thêm nữa, loa trung tâm còn hỗ trợ tối đa cho việc nghe nhạc, xem phim tại nhà, chỉ cần kết hợp loa trung tâm với dàn karaoke hiện có là bạn có một dàn loa vừa có thể karaoke, vừa có thể nghe nhạc, xem phim HD, xem phim 3D như sử dụng dàn loa 5.1. Sử dụng loa trung tâm bạn sẽ không phải quan tâm đến việc bố trí 6 - 8 cái loa khắp phòng, không tốn thêm khoản chi phí đầu tư nhiều thiết bị mixer, amply.


20140614_b6f70471488eb0a2e5ccc7f579f3c723_1402719246.jpg


20140614_05c90d8e0cc63bbd4eeff7dd7801a417_1402719256.jpg


Để trải nghiệm hiệu quả của việc sử dụng loa trung tâm, mời các bạn đến cửa hàng 3D HOUSE.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

behattieu82

Moderator
Thành viên BQT
Ðề: Hướng dẫn chỉnh âm thanh Karaoke

Bài hướng dẫn này em đã đọc ở đâu đó rồi, anh em trên đây gần như ai cũng biết chỉnh bác ạ, điều anh em quan tâm là cách thu âm sao đạt hiệu quả nhất, thu âm qua amply bác ạ.
Ngoài ra giải quyết vấn đề rú rít trong karaoke, rồi tiêu âm, tán âm, các thiết bị cho phòng hát sao cho tiếng hát của anh em "thật" nhất.
 
Ðề: Hướng dẫn chỉnh âm thanh Karaoke

Bài viết rất bổ ích cho mình, mình sẽ nghiên cứu chỉnh thử như bác chủ hướng dẫn xem có cải thiện nhiều không? Tks chủ thớt.
 
Ðề: Hướng dẫn chỉnh âm thanh Karaoke

Để chống hú rít và nâng chất giọng thì bạn nên dùng loa karaoke center, vì loa này phân tần chủ yếu là âm mid (giọng hát thường nằm ở dải tần này), khi đó bạn không cần chỉnh mid và hi trên amply lên quá cao => chống hú.
 
Ðề: Hướng dẫn chỉnh âm thanh Karaoke

Để chống hú rít và nâng chất giọng thì bạn nên dùng loa karaoke center, vì loa này phân tần chủ yếu là âm mid (giọng hát thường nằm ở dải tần này), khi đó bạn không cần chỉnh mid và hi trên amply lên quá cao => chống hú.
Loa center đấu với amply KOK thế nào hả bác, đấu chung với đường loa front hay phải dùng thêm 1 amply khác qua đường line out?
 
Ðề: Hướng dẫn chỉnh âm thanh Karaoke

Amply karaoke thông thường có 4 cặp trạm cắm loa, bạn cắm 2 loa karaoke vào 2 cặp trạm loa, 2 cặp còn lại cắm loa center.
 

VAN_LOC

Well-Known Member
Ðề: Hướng dẫn chỉnh âm thanh Karaoke

Theo mình nghĩ loa Center nên gắn vào những Amply KOK hay Mixer có đường Center riêng thì sẽ hay hơn .
1376380973.gif
 

ProSkyR

Well-Known Member
Ðề: Hướng dẫn chỉnh âm thanh Karaoke

Theo mình nghĩ loa Center nên gắn vào những Amply KOK hay Mixer có đường Center riêng thì sẽ hay hơn .
1376380973.gif

Bài PR này mình vừa đọc trên connghe.5giay tối qua :)
Hiện nay giải pháp KOK, dùng mixer professor của HARMAN - JBL KX100 đã trở thành hiện tượng và xu hướng phù hợp nhất với KOK chuyên nghiệp.
KOK không chỉ là hát, nó còn là remix, nhạc phá làng phá xóm ^^, nhạc dance.
Đang hát nhạc xưa, khách đổi nhạc dance bay nhảy, ngồi xoay vặn jarguar sao được :D
 

luonnho1001

Well-Known Member
Ðề: Hướng dẫn chỉnh âm thanh Karaoke

Theo mình nghĩ loa Center nên gắn vào những Amply KOK hay Mixer có đường Center riêng thì sẽ hay hơn .
Time đầu em cũng chưa thấy ok với em này sau bao ngày setup từng tý 1 giờ thấy rất hài lòng.
 
Ðề: Hướng dẫn chỉnh âm thanh Karaoke

Em mạn phép hỏi các bác một chút. Em định mua bộ karaoke ít tiền cho con nhóc 5 tuổi nhà em nên em định mua bộ loa yamaha NS-P7900 có 3 loa(2 sur, 1 center)+amply karaoke 5.1+ đầu đĩa ariang có được ko ạ. Sub thì em mua sau. Em đang lăn tăn giữa amply karaoke 5.1 và amply karaoke bình thường thì cái nào hát hay hơn. Dùng amply karaoke bình thường có gắn được loa 5.1 ko các bác.
 
Bên trên