Thanksforsharing
Moderator
Flexraid có 2 chức năng chính: một là bảo vệ dữ liệu quý của bạn qua việc cài đặt Raid, hai là pool (nhập gộp) các ổ cứng chứa dữ liệu lại thành chỉ 1 ổ cứng chủ duy nhất để tiện việc quản lý và chia xẻ.
Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cơ bản nhất để cấu hình FlexRaid cho lần đầu tiên ngay sau khi đã cài phần mềm FlexRaid lên máy của bạn.
Với cách này (Cruise Control), nó sẽ dắt bạn từng bước từ việc khai báo các ổ cứng (tên gì, ở đâu, gán cho nó là chức năng gì,…) liền tù tì cho đến việc tạo Raid gì, gán tên cho ổ đĩa cứng đại diện duy nhất là gì. Nói chung là dễ ẹt.
Nhưng trước khi bắt đầu, tôi cũng xin nói trước là FlexRaid, sau cái gật đầu của bạn, nó sẽ tước quyền quản lý của từng ổ cứng riêng biệt. Hay nói khác đi, nó sẽ mount các ổ cứng trong máy bạn thành những folders được bảo vệ nhưng bị ẩn đi cùng với các ký tự ổ dĩa đại diện cho nó. Kết quả là cuối cùng bạn sẽ chả thấy cái ổ nào của bạn trong “My computer”, ngoại trừ ổ C và những ổ mà bạn không muốn FlexRaid bảo vệ. Thay vào đó, bạn sẽ thấy một ổ mới keng đại diện duy nhất và to đùng hiện lù lù trong “My computer”. Đừng vội hoảng, dữ liệu của bạn vẫn an toàn không bị mẻ một bit nào cả trong từng ổ cứng một. Sau này nếu muốn truy xuất chúng lại, bạn chỉ việc gỡ bỏ FlexRaid ra khỏi máy là xong.
Máy làm ví dụ trong bài này sẽ gồm có 1 ổ OS C:\, 4 ổ Data (I:\, J:\, K:\, L:\) và 1 ổ Parity bảo vệ P:\. Không kể tới ổ backup Q:\ và ổ quang D:\ nha. Xem hình:
Phần 1: Tạo cấu hình cho chế độ Cruise Control
Sau khi cài xong phần mềm FlexRaid, bạn dùng một trình duyệt browser mở FlexRaid từ shortcut của nó trên Desktop hoặc vào Start menu. Xem thêm "Phần 3 - Tôi đã quản lý kho dữ liệu HD của mình như thế nào".
Click vào “Add New Configuraion” icon. Khi đó một cửa sổ mới sẽ xuất hiện.
Trong cửa sổ này, bạn chọn và nhập tên cho cấu hình của mình. Sau đó chọn chế độ Cruise Control. Còn loại (type) thì chọn Snapshot. Click nút tạo (Creat), một icon mới đại diện cho cấu hình của bạn sẽ xuất hiện trên Desktop của FlexRaid.
Mở cái icon này lên, bạn sẽ thấy màn hình quản lý của Cruise Control
Lúc này chỉ có 2 tùy chọn dành cho bạn:
Drive Manager cái cho phép bạn quản lý các ổ cứng của máy trong thiết lập cấu hình và Preferences and Settings. Trong chế độ Cruise Control, ta nên để phần Preferences and Settings là mặc định.
OK, click vào Drive Manager, một khung mới xuất hiện mà ở đó nó list ra tất tần tật các loại ổ trong hệ thống của bạn.
Tại cửa sổ mới này (và sau này), bạn sẽ thấy có 4 loại ổ:
Loại đã pool (là các ổ cứng đã được đặt trong pool). Dĩ nhiên hình trên bạn sẽ chưa thấy có ổ nào vì tất cả còn chưa cài đặt.
Loại chưa pool - ở đây bạn sẽ thấy nó là các ổ I, J, K, L, P
Ngoài ra còn có 2 dạng ổ khác không thể đặt vào pool (ổ chứa OS và ổ quang).
OK, bây là lúc bắt tay vào làm việc. Đầu tiên ta chọn ổ I:\
Click vào tab “Add to Storage Pool”
Nó sẽ mở cho bạn 1 màn hình mới mà tại đây bạn có thể chọn tên cho ổ của mình (lười thì để nguyên cũng được), và lựa chọn liệu ổ đó sẽ là ổ chứa dữ liệu (DRU – Data Risk Unit) hay là ổ bảo vệ (PPU – Parity Risk Unit).
Sau khi click “Add”, trở lại màn hình trước bạn sẽ thấy ổ I:\ bây giờ đã được pool. Xem hình.
Và cứ thế làm tiếp tục cho hết tất cả các ổ sẽ chứa dữ liệu trong máy bạn.
Ở đây có một cái hay tôi muốn lưu ý bỏ nhỏ cho các bạn. Ví dụ ở đây ta có 4 ổ cho data, trong đó có 2 ổ dung lượng xấp xỉ là 500GB. Hai ổ còn lại 1 cái là 230GB và cái kia là 110GB. Trong trường hợp như vậy, tôi khuyên bạn nên ghép 2 ổ nhỏ lại với nhau làm thành 1 ổ lớn 230 + 110GB thôi. Miễn sao tổng dung lượng chúng gộp lại không vượt qua dung lượng của ổ mình sẽ làm bảo vệ (parity). Ở đây tối đa là dừng quá 500GB. Điều này giúp bạn vừa dễ quản lý (xưa kia 2 bây giờ chỉ còn 1 ổ thôi) mà còn cải thiện tốc độ đọc ghi dữ liệu trên 2 ổ này.
Để làm được việc này, đầu tiên ta add ổ K:\ như là một ổ Data bình thường (DRU3). Sau đó khi add ổ L:\, ta chọn chức năng là “Span into DRU3”
Xem hình
Kế tiếp chúng ta tiếp tục phần khai báo ổ bảo vệ parity PPU. Nó thật ra cũng y chang như phần khai báo ở data ở trên thôi. Chỉ khác là ở phần chọn thì ta chọn là PPU thay vì DRU. Ở đây có 1 điều lưu ý khá quan trọng là ổ dùng làm PPU thì dung lượng luôn luôn phải là ổ lớn nhất trong tất cả các ổ cứng trong máy bạn. Và một khi cấu hình được thiết lập thì toàn bộ dữ liệu (nếu có) đang nằm trong ổ PPU sẽ bị xóa sạch.
Giờ đây thì tất cả các ổ trong máy làm thí nghiệm đã được thiết lập.
Nếu bạn vẫn còn hồ nghi thì có thể quay ra mở “My Computer” lên thì sẽ thấy tất cả các ổ cứng của bạn (dĩ nhiên trừ ổ quang và ổ chứa OS) đã dọn nhà đi về nơi xa…
Đừng vội xanh mặt, bình tĩnh đi tiếp phần còn lại nhé.
Phần 2: Khởi động cho RAID chạy
Trong phần này RAID sẽ được khởi động để làm nhiệm vụ của mình. Trong quá trình này, các dữ liệu parity sẽ được tính toán từ nguồn data tại các ổ dữ liệu. Và quá trình tính toán này sẽ kéo dài vài chục phút, vài tiếng cho đến cả ngày tùy vào lượng dữ liệu cần bảo nhiều hay ít trên hệ thống của bạn. Trung bình 1 h cho 1TB dữ liệu.
Nếu bị đóng thì bây giờ bạn hãy mở màn hình Cruise Control ra lại. Vào trong Drive Manager. Click lên tab “Initialize RAID”
FlexRaid sẽ bắt bạn xác nhận (2 lần) là có muốn tạo Raid không? Và các dữ liệu có trong ổ parity (nếu có) sẽ bị xóa thẳng tay. Click “Yes”.
Quá trình tạo Raid bắt đầu. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể ra ngoài làm ly cà phê sữa đá, ăn trưa, ăn tối hoặc nếu nhiều dữ liệu quá thì leo lên giường đi ngủ luôn cho phẻ. Khi quá trình tạo Raid hoàn tất, bạn sẽ thấy một màn hình như thế này.
Khi trở lại màn hình chính của chế độ Cruise Control, bạn sẽ thấy lúc này xuất hiện thêm một vài tùy chọn.
Start the Storage Pool: cho phép bạn bắt đầu được sử dụng ổ cứng chủ duy nhất (pool drive) mà bạn đã thiết lập lúc đầu từ các ổ cứng dữ liệu.
Server Shares: cho phép bạn share các subfolders từ ổ cứng chủ (pool drive). Việc thiết lập này chỉ có thể được thực hiện sau khi đã reboot máy.
Info and Stats: hiển thị thông tin về pool drive cũng như các ổ cứng.
Preferences and Settings: cho phép bạn “bùa phép” một chút với FlexRaid.
Toolbox: cho phép bạn thực hiện việc bảo trì trên Snapshot RAID của bạn (như update parity, đánh giá tình trạng của RAID, v..v...)
Phần 3: Khởi động ổ cứng chủ (Pool drive)
Tới đây thì là lúc ta bắt đầu khởi động cho ổ cứng chủ chạy. Thực hiện trong 2 bước sau: Đầu tiên là khởi động, quá trình này FlexRaid sẽ tiến hành cài driver và yêu cầu bạn khởi động lại máy. Sau đó là bạn có thể thực sự khởi động cho pool drive.
Đầu tiên, click vào link tùy chọn Start Storage Pool. Sau khi máy được cài driver thành công, FlexRaid yêu cầu bạn reboot lại máy.
Sau khi reboot xong, bạn vào lại Cruise Control và lại click vào link tùy chọn Start Storage Pool. Sau một vài giây, bạn sẽ thấy một thông báo là ổ cứng chủ V:\ đã được khởi động thành công.
Bạn có thể kiểm tra lại bằng cách vào My Computer. Lúc này bạn sẽ thấy 1 ổ cứng mới (V:\) xuất hiện và có dung lượng bằng tổng các dụng lượng của các ổ data gộp lại. Vào trong drive pool này, bạn sẽ thấy tất cả các tập tin, thư mục mà mình đã tạo trước đó nằm rải rác ở các ổ data giờ đây xuất hiện đầy đủ gọn gàng trong cùng một ổ cứng chủ này. Quá đã!
Phần cuối: Tự động khởi động pool drive và các thứ linh tinh
Để cho pool drive được tự động khởi động sau mỗi lần bạn reboot máy, bạn cần phải vào Cruise Control click vào link “Preferences and Settings”
Trong cửa sổ này click tiếp “Storage Pool Preferences”.
Tại đây, bạn đánh dấu vào ô vuông cho phép storage pool của máy được tự động khởi động.
Tuy nhiên để bảo đảm là tất cả các tác vụ quan trọng trong máy được khởi động trước rồi mới đến storage pool này, bạn phải nhập thời gian chờ được khởi động. Và 15 giây sau khi máy hoàn tất việc khởi động là thời gian chờ hợp lý nhất. Bạn hãy nhập giá trị 15000 vào nhé. Xem hình trên.
Trước khi đóng màn hình này lại, bạn cũng có thể chỉnh sửa thêm một vài món trong FlexRaid. Ví dụ, click vào Storage Pool Merge Configuration, nó sẽ cho phép bạn thay ký tự ổ đĩa của pool drive nếu bạn không thích nó là V. Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi chế độ kết hợp ổ cứng theo tiêu chí ưu tiên mức độ toàn vẹn của các thư mục hay ưu tiên tiết kiệm ổ cứng. Nếu bạn không rành lắm thì tôi khuyên ta cứ nên để nguyên như vậy vì nó đã được cài sẵn phù hợp cho hầu hết các nhu cầu thông thường.
Nếu ai đó vẫn muốn tò mò, thì có thể vào “Info and Stats” để xem tình trạng các ổ cứng hiện ra sao, còn bao nhiêu dung lượng trống, v..v…
Thế là xong nhé. Bạn vừa thực hiện xong một công việc vô cùng quan trọng nhưng không kém phần nhẹ nhàng đó làm cho các dữ liệu quý của bạn từ nay được bảo vệ, đồng thời gom tất cả các dữ liệu phim ảnh, nhạc nhẽo, hình hiếc, … vào trong chỉ trong một ổ cứng chủ, rất là tiện cho việc quản lý cũng như share chúng lên trên mạng sau này.
Tuy nhiên vì đây là snapshot Raid, do đó mỗi lần bạn thay đổi dữ liệu (đặc biệt là add thêm dữ liệu) nó cần bạn phải sync dữ liệu để tính toán lại parity nhằm bảo đảm rằng mọi dữ liệu trong máy luôn được bảo vệ đầy đủ.
Chúc các bạn thành công!
Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cơ bản nhất để cấu hình FlexRaid cho lần đầu tiên ngay sau khi đã cài phần mềm FlexRaid lên máy của bạn.
Với cách này (Cruise Control), nó sẽ dắt bạn từng bước từ việc khai báo các ổ cứng (tên gì, ở đâu, gán cho nó là chức năng gì,…) liền tù tì cho đến việc tạo Raid gì, gán tên cho ổ đĩa cứng đại diện duy nhất là gì. Nói chung là dễ ẹt.
Nhưng trước khi bắt đầu, tôi cũng xin nói trước là FlexRaid, sau cái gật đầu của bạn, nó sẽ tước quyền quản lý của từng ổ cứng riêng biệt. Hay nói khác đi, nó sẽ mount các ổ cứng trong máy bạn thành những folders được bảo vệ nhưng bị ẩn đi cùng với các ký tự ổ dĩa đại diện cho nó. Kết quả là cuối cùng bạn sẽ chả thấy cái ổ nào của bạn trong “My computer”, ngoại trừ ổ C và những ổ mà bạn không muốn FlexRaid bảo vệ. Thay vào đó, bạn sẽ thấy một ổ mới keng đại diện duy nhất và to đùng hiện lù lù trong “My computer”. Đừng vội hoảng, dữ liệu của bạn vẫn an toàn không bị mẻ một bit nào cả trong từng ổ cứng một. Sau này nếu muốn truy xuất chúng lại, bạn chỉ việc gỡ bỏ FlexRaid ra khỏi máy là xong.
Máy làm ví dụ trong bài này sẽ gồm có 1 ổ OS C:\, 4 ổ Data (I:\, J:\, K:\, L:\) và 1 ổ Parity bảo vệ P:\. Không kể tới ổ backup Q:\ và ổ quang D:\ nha. Xem hình:
Phần 1: Tạo cấu hình cho chế độ Cruise Control
Sau khi cài xong phần mềm FlexRaid, bạn dùng một trình duyệt browser mở FlexRaid từ shortcut của nó trên Desktop hoặc vào Start menu. Xem thêm "Phần 3 - Tôi đã quản lý kho dữ liệu HD của mình như thế nào".
Click vào “Add New Configuraion” icon. Khi đó một cửa sổ mới sẽ xuất hiện.
Trong cửa sổ này, bạn chọn và nhập tên cho cấu hình của mình. Sau đó chọn chế độ Cruise Control. Còn loại (type) thì chọn Snapshot. Click nút tạo (Creat), một icon mới đại diện cho cấu hình của bạn sẽ xuất hiện trên Desktop của FlexRaid.
Mở cái icon này lên, bạn sẽ thấy màn hình quản lý của Cruise Control
Lúc này chỉ có 2 tùy chọn dành cho bạn:
Drive Manager cái cho phép bạn quản lý các ổ cứng của máy trong thiết lập cấu hình và Preferences and Settings. Trong chế độ Cruise Control, ta nên để phần Preferences and Settings là mặc định.
OK, click vào Drive Manager, một khung mới xuất hiện mà ở đó nó list ra tất tần tật các loại ổ trong hệ thống của bạn.
Tại cửa sổ mới này (và sau này), bạn sẽ thấy có 4 loại ổ:
Loại đã pool (là các ổ cứng đã được đặt trong pool). Dĩ nhiên hình trên bạn sẽ chưa thấy có ổ nào vì tất cả còn chưa cài đặt.
Loại chưa pool - ở đây bạn sẽ thấy nó là các ổ I, J, K, L, P
Ngoài ra còn có 2 dạng ổ khác không thể đặt vào pool (ổ chứa OS và ổ quang).
OK, bây là lúc bắt tay vào làm việc. Đầu tiên ta chọn ổ I:\
Click vào tab “Add to Storage Pool”
Nó sẽ mở cho bạn 1 màn hình mới mà tại đây bạn có thể chọn tên cho ổ của mình (lười thì để nguyên cũng được), và lựa chọn liệu ổ đó sẽ là ổ chứa dữ liệu (DRU – Data Risk Unit) hay là ổ bảo vệ (PPU – Parity Risk Unit).
Sau khi click “Add”, trở lại màn hình trước bạn sẽ thấy ổ I:\ bây giờ đã được pool. Xem hình.
Và cứ thế làm tiếp tục cho hết tất cả các ổ sẽ chứa dữ liệu trong máy bạn.
Ở đây có một cái hay tôi muốn lưu ý bỏ nhỏ cho các bạn. Ví dụ ở đây ta có 4 ổ cho data, trong đó có 2 ổ dung lượng xấp xỉ là 500GB. Hai ổ còn lại 1 cái là 230GB và cái kia là 110GB. Trong trường hợp như vậy, tôi khuyên bạn nên ghép 2 ổ nhỏ lại với nhau làm thành 1 ổ lớn 230 + 110GB thôi. Miễn sao tổng dung lượng chúng gộp lại không vượt qua dung lượng của ổ mình sẽ làm bảo vệ (parity). Ở đây tối đa là dừng quá 500GB. Điều này giúp bạn vừa dễ quản lý (xưa kia 2 bây giờ chỉ còn 1 ổ thôi) mà còn cải thiện tốc độ đọc ghi dữ liệu trên 2 ổ này.
Để làm được việc này, đầu tiên ta add ổ K:\ như là một ổ Data bình thường (DRU3). Sau đó khi add ổ L:\, ta chọn chức năng là “Span into DRU3”
Xem hình
Kế tiếp chúng ta tiếp tục phần khai báo ổ bảo vệ parity PPU. Nó thật ra cũng y chang như phần khai báo ở data ở trên thôi. Chỉ khác là ở phần chọn thì ta chọn là PPU thay vì DRU. Ở đây có 1 điều lưu ý khá quan trọng là ổ dùng làm PPU thì dung lượng luôn luôn phải là ổ lớn nhất trong tất cả các ổ cứng trong máy bạn. Và một khi cấu hình được thiết lập thì toàn bộ dữ liệu (nếu có) đang nằm trong ổ PPU sẽ bị xóa sạch.
Giờ đây thì tất cả các ổ trong máy làm thí nghiệm đã được thiết lập.
Nếu bạn vẫn còn hồ nghi thì có thể quay ra mở “My Computer” lên thì sẽ thấy tất cả các ổ cứng của bạn (dĩ nhiên trừ ổ quang và ổ chứa OS) đã dọn nhà đi về nơi xa…
Đừng vội xanh mặt, bình tĩnh đi tiếp phần còn lại nhé.
Phần 2: Khởi động cho RAID chạy
Trong phần này RAID sẽ được khởi động để làm nhiệm vụ của mình. Trong quá trình này, các dữ liệu parity sẽ được tính toán từ nguồn data tại các ổ dữ liệu. Và quá trình tính toán này sẽ kéo dài vài chục phút, vài tiếng cho đến cả ngày tùy vào lượng dữ liệu cần bảo nhiều hay ít trên hệ thống của bạn. Trung bình 1 h cho 1TB dữ liệu.
Nếu bị đóng thì bây giờ bạn hãy mở màn hình Cruise Control ra lại. Vào trong Drive Manager. Click lên tab “Initialize RAID”
FlexRaid sẽ bắt bạn xác nhận (2 lần) là có muốn tạo Raid không? Và các dữ liệu có trong ổ parity (nếu có) sẽ bị xóa thẳng tay. Click “Yes”.
Quá trình tạo Raid bắt đầu. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể ra ngoài làm ly cà phê sữa đá, ăn trưa, ăn tối hoặc nếu nhiều dữ liệu quá thì leo lên giường đi ngủ luôn cho phẻ. Khi quá trình tạo Raid hoàn tất, bạn sẽ thấy một màn hình như thế này.
Khi trở lại màn hình chính của chế độ Cruise Control, bạn sẽ thấy lúc này xuất hiện thêm một vài tùy chọn.
Start the Storage Pool: cho phép bạn bắt đầu được sử dụng ổ cứng chủ duy nhất (pool drive) mà bạn đã thiết lập lúc đầu từ các ổ cứng dữ liệu.
Server Shares: cho phép bạn share các subfolders từ ổ cứng chủ (pool drive). Việc thiết lập này chỉ có thể được thực hiện sau khi đã reboot máy.
Info and Stats: hiển thị thông tin về pool drive cũng như các ổ cứng.
Preferences and Settings: cho phép bạn “bùa phép” một chút với FlexRaid.
Toolbox: cho phép bạn thực hiện việc bảo trì trên Snapshot RAID của bạn (như update parity, đánh giá tình trạng của RAID, v..v...)
Phần 3: Khởi động ổ cứng chủ (Pool drive)
Tới đây thì là lúc ta bắt đầu khởi động cho ổ cứng chủ chạy. Thực hiện trong 2 bước sau: Đầu tiên là khởi động, quá trình này FlexRaid sẽ tiến hành cài driver và yêu cầu bạn khởi động lại máy. Sau đó là bạn có thể thực sự khởi động cho pool drive.
Đầu tiên, click vào link tùy chọn Start Storage Pool. Sau khi máy được cài driver thành công, FlexRaid yêu cầu bạn reboot lại máy.
Sau khi reboot xong, bạn vào lại Cruise Control và lại click vào link tùy chọn Start Storage Pool. Sau một vài giây, bạn sẽ thấy một thông báo là ổ cứng chủ V:\ đã được khởi động thành công.
Bạn có thể kiểm tra lại bằng cách vào My Computer. Lúc này bạn sẽ thấy 1 ổ cứng mới (V:\) xuất hiện và có dung lượng bằng tổng các dụng lượng của các ổ data gộp lại. Vào trong drive pool này, bạn sẽ thấy tất cả các tập tin, thư mục mà mình đã tạo trước đó nằm rải rác ở các ổ data giờ đây xuất hiện đầy đủ gọn gàng trong cùng một ổ cứng chủ này. Quá đã!
Phần cuối: Tự động khởi động pool drive và các thứ linh tinh
Để cho pool drive được tự động khởi động sau mỗi lần bạn reboot máy, bạn cần phải vào Cruise Control click vào link “Preferences and Settings”
Trong cửa sổ này click tiếp “Storage Pool Preferences”.
Tại đây, bạn đánh dấu vào ô vuông cho phép storage pool của máy được tự động khởi động.
Tuy nhiên để bảo đảm là tất cả các tác vụ quan trọng trong máy được khởi động trước rồi mới đến storage pool này, bạn phải nhập thời gian chờ được khởi động. Và 15 giây sau khi máy hoàn tất việc khởi động là thời gian chờ hợp lý nhất. Bạn hãy nhập giá trị 15000 vào nhé. Xem hình trên.
Trước khi đóng màn hình này lại, bạn cũng có thể chỉnh sửa thêm một vài món trong FlexRaid. Ví dụ, click vào Storage Pool Merge Configuration, nó sẽ cho phép bạn thay ký tự ổ đĩa của pool drive nếu bạn không thích nó là V. Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi chế độ kết hợp ổ cứng theo tiêu chí ưu tiên mức độ toàn vẹn của các thư mục hay ưu tiên tiết kiệm ổ cứng. Nếu bạn không rành lắm thì tôi khuyên ta cứ nên để nguyên như vậy vì nó đã được cài sẵn phù hợp cho hầu hết các nhu cầu thông thường.
Nếu ai đó vẫn muốn tò mò, thì có thể vào “Info and Stats” để xem tình trạng các ổ cứng hiện ra sao, còn bao nhiêu dung lượng trống, v..v…
Thế là xong nhé. Bạn vừa thực hiện xong một công việc vô cùng quan trọng nhưng không kém phần nhẹ nhàng đó làm cho các dữ liệu quý của bạn từ nay được bảo vệ, đồng thời gom tất cả các dữ liệu phim ảnh, nhạc nhẽo, hình hiếc, … vào trong chỉ trong một ổ cứng chủ, rất là tiện cho việc quản lý cũng như share chúng lên trên mạng sau này.
Tuy nhiên vì đây là snapshot Raid, do đó mỗi lần bạn thay đổi dữ liệu (đặc biệt là add thêm dữ liệu) nó cần bạn phải sync dữ liệu để tính toán lại parity nhằm bảo đảm rằng mọi dữ liệu trong máy luôn được bảo vệ đầy đủ.
Chúc các bạn thành công!
Thanksforsharing@HDVietNam