Hãng viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies tuyên bố họ sẵn sàng đối mặt với bất kỳ biện pháp an ninh bổ sung nào được yêu cầu để trụ lại trong cuộc đua cung ứng thiết bị cho mạng lưới 5G mới.
Theo Reuters, Andy Purdy, giám đốc an ninh tại Huawei Technologies USA, tuyên bố doanh nghiệp sẵn sàng tăng cường yếu tố an ninh để tiếp tục có chỗ đứng trong cuộc đua cung ứng thiết bị cho mạng 5G ở Trung và Đông Âu.
Tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo các đồng minh Mỹ không dùng thiết bị Huawei trong chuyến đi tới châu Âu. Ông Pompeo cho rằng nếu đồng minh dùng hàng Huawei, Washington sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi “hợp tác” với họ. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cũng chung nhận định với ông Pompeo trong chuyến đi tới Ba Lan, nước đang xem xét cấm Huawei khỏi mạng lưới 5G vì lo ngại từ phía Mỹ.
“Chính phủ Mỹ rất kiên trì, rất kiên quyết và rất mạnh mẽ trong việc truyền đạt các thông điệp về Huawei”, ông Purdy nói. Giám đốc Huawei cho hay thêm hãng sẵn sàng hợp tác với bất cứ nước nào trong các biện pháp an ninh bổ sung, chẳng hạn như kiểm tra mã nguồn cho sản phẩm, vốn có thể được áp dụng cho tất cả nhà cung ứng.
Theo Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying đáp trả phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hôm 13.2, cho biết Mỹ hiện sử dụng quyền lực nhà nước để đàn áp quyền và lợi ích phát triển hợp pháp của doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong khi đó tại Đức, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer ủng hộ đề xuất cải cách luật viễn thông quốc gia nhằm tăng cường yêu cầu an ninh với các hãng cung ứng mạng nước ngoài. Việc ông Seehofer can thiệp làm tăng khả năng Đức thắt chặt kiểm soát Huawei, vượt qua áp lực cấm hẳn hãng này từ phía Mỹ. Chính phủ và giới lãnh đạo Đức muốn làm rõ các quy tắc cơ bản trước khi bắt tay xây dựng mạng di động 5G bằng cách đấu giá quang phổ cuối tháng 3.
Đặc biệt với Ba Lan, ông Purdy khẳng định Huawei sẵn sàng làm việc với chính phủ để tạo lòng tin và Huawei hướng đến đường làm ăn lâu dài ở quốc gia châu Âu. “Nếu chính phủ quyết cấm chúng tôi khỏi 5G, chúng tôi vẫn tiếp tục có cái nhìn dài hạn về doanh số tiềm năng của mình ở Ba Lan theo thời gian. Chúng tôi tin rằng một ngày nào đó, chúng tôi sẽ được phép cạnh tranh cho mảng kinh doanh này nếu bây giờ chúng tôi không được phép”, ông Purdy nói.
Ba Lan bắt giữ một nhân viên Trung Quốc của Huawei và một cựu quan chức Ba Lan vào tháng 1 với cáo buộc gián điệp. Hãng Đại lục sa thải nhân viên trên ngay ngày hôm sau.
Theo Reuters, Andy Purdy, giám đốc an ninh tại Huawei Technologies USA, tuyên bố doanh nghiệp sẵn sàng tăng cường yếu tố an ninh để tiếp tục có chỗ đứng trong cuộc đua cung ứng thiết bị cho mạng 5G ở Trung và Đông Âu.
Tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo các đồng minh Mỹ không dùng thiết bị Huawei trong chuyến đi tới châu Âu. Ông Pompeo cho rằng nếu đồng minh dùng hàng Huawei, Washington sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi “hợp tác” với họ. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cũng chung nhận định với ông Pompeo trong chuyến đi tới Ba Lan, nước đang xem xét cấm Huawei khỏi mạng lưới 5G vì lo ngại từ phía Mỹ.
“Chính phủ Mỹ rất kiên trì, rất kiên quyết và rất mạnh mẽ trong việc truyền đạt các thông điệp về Huawei”, ông Purdy nói. Giám đốc Huawei cho hay thêm hãng sẵn sàng hợp tác với bất cứ nước nào trong các biện pháp an ninh bổ sung, chẳng hạn như kiểm tra mã nguồn cho sản phẩm, vốn có thể được áp dụng cho tất cả nhà cung ứng.
Theo Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying đáp trả phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hôm 13.2, cho biết Mỹ hiện sử dụng quyền lực nhà nước để đàn áp quyền và lợi ích phát triển hợp pháp của doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong khi đó tại Đức, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer ủng hộ đề xuất cải cách luật viễn thông quốc gia nhằm tăng cường yêu cầu an ninh với các hãng cung ứng mạng nước ngoài. Việc ông Seehofer can thiệp làm tăng khả năng Đức thắt chặt kiểm soát Huawei, vượt qua áp lực cấm hẳn hãng này từ phía Mỹ. Chính phủ và giới lãnh đạo Đức muốn làm rõ các quy tắc cơ bản trước khi bắt tay xây dựng mạng di động 5G bằng cách đấu giá quang phổ cuối tháng 3.
Đặc biệt với Ba Lan, ông Purdy khẳng định Huawei sẵn sàng làm việc với chính phủ để tạo lòng tin và Huawei hướng đến đường làm ăn lâu dài ở quốc gia châu Âu. “Nếu chính phủ quyết cấm chúng tôi khỏi 5G, chúng tôi vẫn tiếp tục có cái nhìn dài hạn về doanh số tiềm năng của mình ở Ba Lan theo thời gian. Chúng tôi tin rằng một ngày nào đó, chúng tôi sẽ được phép cạnh tranh cho mảng kinh doanh này nếu bây giờ chúng tôi không được phép”, ông Purdy nói.
Ba Lan bắt giữ một nhân viên Trung Quốc của Huawei và một cựu quan chức Ba Lan vào tháng 1 với cáo buộc gián điệp. Hãng Đại lục sa thải nhân viên trên ngay ngày hôm sau.
Theo Thanh Niên