Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Vậy là Huawei đã chính thức giới thiệu 2 dòng smartphone chuyên chụp ảnh (P Series) của mình tại thị trường Việt Nam được 1 tuần, cùng với đó là thời gian cho đặt trước đã gần 2 tuần kể từ sự kiện ra mắt toàn cầu.
Ảnh Số Hóa
Vậy thì đến nay, doanh số của chiếc smartphone này đạt được bao nhiêu. Cùng điểm qua thử các đơn vị bán lẻ lớn, tính đến này 9/4, dễ dàng thấy thegioididong đạt 579 khách cọc, FPT Shop được 1086 cọc (cao hơn cả thegioididong, he he, hơi lạ), CellphoneS được 437 khách mua (không hiện bao nhiêu đã cọc) … Tạm coi những con số trên này là thật (cá nhân mình chỉ tin mỗi thế giới di động là gần giống thực tế, còn các bên khác nói thách hơn bà bán cá đầu ngỏ nhà mình), thì tổng số máy được đặt cọc sau 2 tuần đang ở mức khá thấp. Nên nhớ đây là đặt cọc cho cả 2 model P30 và P30 Pro.
Số lượng đặt cọc từ Thế giới di động khá thấp
Đến đây, lại phải minh định thêm một lần nữa, thế nào là thất bại, thế nào là thành công? Bởi thất bại hay thành công nó cần một hệ quy chiếu so sánh, ví dụ kỳ vọng bán 1.000 máy thôi, thì đã là thành công, còn kỳ vọng bán 5.000 máy chẳng hạn, thì nó là thất bại. Nếu muốn, đường nào cũng nói thành công luôn cũng được, như Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng cuộc chiến 1979, thằng đéo nào cũng thắng, mỗi nhân dân thua.
Cho nên, việc dùng từ “thất bại doanh số”, người viết đã cẩn thận cho vào ngoặc kép cho nó chắc ăn, tránh bị phản dame khi chưa mặc giáp, ờ thì thất bại hay thành công cũng được, ở trong chăn mới biết chăn có rận, he he. Trong khuôn khổ bài này, chỉ phân tích lý do tại sao Huawei P30 và P30 Pro không tạo được sự thu hút và hào hứng đón nhận từ phía người dùng cao cấp, dù đổ rất nhiều tiền của cho các KOL như H’Hen Nie, Sam, Ngô Kiến Huy, các youtuber livestream review mỗi ngày, rồi offline ở Landmark mời á hậu này nọ … tất cả đều như nước đổ lá môn, không mua là nhất quyết không mua.
Thiết kế nhàm chán cũ kỹ
Trong khi ở phía đối thủ, Samsung tung ra màn hình đục lỗ trên Galaxy S10/S10+, hoàn toàn mới so với Galaxy S9, thì Huawei lại đem cái màn hình “giọt nước” vốn là kiểu của các dòng tầm trung năm trước đã phổ biến rộng rãi từ OPPO đến Vivo. Thiết kế màn hình của P30 và P30 Pro còn chán hơn cả dòng tầm trung OPPO F11 Pro với camera trước thò thụt đầy sáng tạo công nghệ năm nay. Huawei đã bỏ bê phần này, thui chột đi khả năng sáng tạo thiết kế, tập trung nhiều vào cái camera, hậu quả thì đã nhãn tiền.
Thiết kế màn hình nhìn phát chán ngay
Huawei quên mất một điều rằng cái smartphone cao cấp còn giải quyết khâu oai cho người mua. Giống như mình đeo máy ảnh, cái dây chính hãng không đeo êm và ngon bằng dây đắt tiền vài triệu, nhưng nó có chữ D850 hoặc Sony A7 trên đó, thế là bỏ không được. Điều đó cho thấy rằng bề ngoài rất quan trọng, mua một cái điện thoại mà thiết kế nhìn phát ngán, thì ai mua làm gì, nhất là với hàng cao cấp.
Anh lớn nhà bán lẻ lạnh nhạt
Ai cũng biết nhà bán lẻ rất quan trọng, có khi còn quan trọng hơn PR/Marketing, và ai cũng biết nhà bán lẻ smartphone lớn nhất Việt Nam là Thế Giới Di Động với hơn 2.000 cửa hàng trên 63 tỉnh thành. Thế nhưng, ở lần mở bán Huawei P30 và P30 Pro lần này, với số lượng sau 2 tuần là 559 máy, không mặn mà gì với việc quảng cáo, quảng bá sản phẩm, có vẻ như anh lớn trong làng đang có vấn đề với Huawei.
Theo một nguồn tin thân cận, sự việc bắt nguồn từ chuyện Huawei “xanh vỏ đỏ nòng”, trong vấn đề quà tặng trừ trực tiếp vào giá bán. Về mặt công khai, không nhà bán lẻ nào được trừ cái đồng hồ Huawei quà tặng kèm vào giá bán. Vì trừ vào sẽ có 2 vấn đề, đồng hồ vẫn tồn kho và hãng lại mất tiền do giá bán thực tế bị giảm. Cái tiền giảm này, hãng phải chịu, chứ đương nhiên là chả có nhà bán lẻ nào chịu lỗ để đẩy hàng cho hãng cả.
Như trong hình, CellphoneS đã từng có chương trình “xanh vỏ đỏ nòng” như thế. Hãng thì cũng mắt nhắm mắt mở, không thấy xử lý gì mạnh, chắc áp lực doanh số cũng lớn. Khi có sự sai biệt trong cách đối xử, thì bên bị đối xử sẽ phản ứng, "cơm không lành canh không ngọt" là đương nhiên, “còn gì vui hơn trong phút giây được yêu, còn gì đau thương khi lắng nghe tình vỡ”. Mà làm mất lòng Thế giới di động thì coi như bít cửa. CellphoneS dù là chuỗi cửa hàng thì cũng chỉ có ở Sài Gòn và Hà Nội. Khó, nói chung là Nam Cường đang hát bài Khó cho Huawei nghe.
Galaxy S10 đã xuất sắc đánh phủ đầu ở phân khúc cao cấp
Mở bán sau siêu phẩm nhà Samsung chỉ vài tuần, Huawei thực sự đặt P30 và P30 Pro vào thế khó. Hoặc là hãng tự tin đánh bại được ông lớn đến từ Hàn Quốc, hãng có doanh số số 1 thị trường Việt Nam.
Galaxy S10/S10+ trong năm nay thực sự "khủng", dù không có camera zoom số 30x
Trong các đợt mở bán Galaxy S10/S10+, Samsung luôn công bố các con số đặt hàng kỷ lục, lên đến hơn 45.000 máy được bán ra chỉ trong thời gian pre-order. Có nghĩa là gì, là ở phân khúc cao cấp, những ai muốn đổi smartphone, họ đã mua Galaxy S10/S10+ hết rồi, còn ai không mua, đang găm tiền thì họ chờ… iPhone. Huawei trở thành “trâu chậm uống nước đục”, chưa kể thương hiệu Huawei không phải là cái tên lựa chọn hàng đầu ở phân khúc người giàu có tiền, họ không rảnh ngồi so con chip 7 nm với 8 nm khác nhau thế nào.
Kết quả thực tế đã rõ, Huawei không thể đạt nổi con số 10 ngàn máy cho tổng các nhà bán lẻ, ngay trong giai đoạn tặng quà giảm tiền. Sau thời gian “trăng mật” pre-order, không biết con số sẽ ra sao, lo quá.
“Giấc mộng Trung Hoa” tan vỡ?
Ông Fan Jun, Tổng giám đốc tập đoàn viễn thông Huawei tại Việt Nam, trong cuộc gặp với một số phóng viên tại TP.HCM vào chiều 3/4/2019 đã nói về chuyện “Năm 2020, Huawei sẽ đứng thứ 2 tại thị trường Việt Nam mảng smartphone”. Đây không phải chuyện mới, vì cách đây 3 năm, trong các buổi họp báo với giới phóng viên công nghệ, Huawei cũng từng nhiều lần nhắc tới mục tiêu này, nó thể hiện tham vọng lớn, một “giấc mộng Trung Hoa” phiên bản smartphone tại thị trường Việt Nam.
Ông Fan Jun, Tổng giám đốc tập đoàn viễn thông Huawei tại Việt Nam - Ảnh của nhà báo Dương Tấn Ba
Nhưng cho đến nay là 2019, Huawei thậm chí còn chưa lọt vào top 3 thị trường, dòng sản phẩm bán được nhiều nhất là dòng tầm trung Nova (đến năm nay chính là P30 Lite, sẽ bàn trong bài sau về dòng này) cũng chưa thể bằng được OPPO. Trong một diễn biến khác, OPPO F11 và F11 Pro vừa công bố con số đặt hàng vượt kỳ vọng với 35.000 máy, trong đó 22.000 máy là dòng cao F11 Pro. Tín hiệu này mang đến kết quả là ngay cả dòng tầm trung, Huawei vẫn còn chật vật với đối thủ quê nhà, thì sao mà ở dòng cao cấp đấu lại Samsung và Apple.
“Đừng dạy nhà giàu tiêu tiền”, là câu nói của những kẻ tự ti mặc cảm yếm thế nói cho nhau nghe, chứ thực tế thì đổ tiền ào ào chưa chắc đã mang lại kết quả mong đợi. Để hoàn thành “Giấc mộng Trung Hoa” tại thị trường smartphone Việt Nam, Huawei ắt hẳn còn phải đầu tư và thay đổi nhiều.
Ảnh Số Hóa
Vậy thì đến nay, doanh số của chiếc smartphone này đạt được bao nhiêu. Cùng điểm qua thử các đơn vị bán lẻ lớn, tính đến này 9/4, dễ dàng thấy thegioididong đạt 579 khách cọc, FPT Shop được 1086 cọc (cao hơn cả thegioididong, he he, hơi lạ), CellphoneS được 437 khách mua (không hiện bao nhiêu đã cọc) … Tạm coi những con số trên này là thật (cá nhân mình chỉ tin mỗi thế giới di động là gần giống thực tế, còn các bên khác nói thách hơn bà bán cá đầu ngỏ nhà mình), thì tổng số máy được đặt cọc sau 2 tuần đang ở mức khá thấp. Nên nhớ đây là đặt cọc cho cả 2 model P30 và P30 Pro.
Số lượng đặt cọc từ Thế giới di động khá thấp
Đến đây, lại phải minh định thêm một lần nữa, thế nào là thất bại, thế nào là thành công? Bởi thất bại hay thành công nó cần một hệ quy chiếu so sánh, ví dụ kỳ vọng bán 1.000 máy thôi, thì đã là thành công, còn kỳ vọng bán 5.000 máy chẳng hạn, thì nó là thất bại. Nếu muốn, đường nào cũng nói thành công luôn cũng được, như Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng cuộc chiến 1979, thằng đéo nào cũng thắng, mỗi nhân dân thua.
Cho nên, việc dùng từ “thất bại doanh số”, người viết đã cẩn thận cho vào ngoặc kép cho nó chắc ăn, tránh bị phản dame khi chưa mặc giáp, ờ thì thất bại hay thành công cũng được, ở trong chăn mới biết chăn có rận, he he. Trong khuôn khổ bài này, chỉ phân tích lý do tại sao Huawei P30 và P30 Pro không tạo được sự thu hút và hào hứng đón nhận từ phía người dùng cao cấp, dù đổ rất nhiều tiền của cho các KOL như H’Hen Nie, Sam, Ngô Kiến Huy, các youtuber livestream review mỗi ngày, rồi offline ở Landmark mời á hậu này nọ … tất cả đều như nước đổ lá môn, không mua là nhất quyết không mua.
Thiết kế nhàm chán cũ kỹ
Trong khi ở phía đối thủ, Samsung tung ra màn hình đục lỗ trên Galaxy S10/S10+, hoàn toàn mới so với Galaxy S9, thì Huawei lại đem cái màn hình “giọt nước” vốn là kiểu của các dòng tầm trung năm trước đã phổ biến rộng rãi từ OPPO đến Vivo. Thiết kế màn hình của P30 và P30 Pro còn chán hơn cả dòng tầm trung OPPO F11 Pro với camera trước thò thụt đầy sáng tạo công nghệ năm nay. Huawei đã bỏ bê phần này, thui chột đi khả năng sáng tạo thiết kế, tập trung nhiều vào cái camera, hậu quả thì đã nhãn tiền.
Thiết kế màn hình nhìn phát chán ngay
Huawei quên mất một điều rằng cái smartphone cao cấp còn giải quyết khâu oai cho người mua. Giống như mình đeo máy ảnh, cái dây chính hãng không đeo êm và ngon bằng dây đắt tiền vài triệu, nhưng nó có chữ D850 hoặc Sony A7 trên đó, thế là bỏ không được. Điều đó cho thấy rằng bề ngoài rất quan trọng, mua một cái điện thoại mà thiết kế nhìn phát ngán, thì ai mua làm gì, nhất là với hàng cao cấp.
Anh lớn nhà bán lẻ lạnh nhạt
Ai cũng biết nhà bán lẻ rất quan trọng, có khi còn quan trọng hơn PR/Marketing, và ai cũng biết nhà bán lẻ smartphone lớn nhất Việt Nam là Thế Giới Di Động với hơn 2.000 cửa hàng trên 63 tỉnh thành. Thế nhưng, ở lần mở bán Huawei P30 và P30 Pro lần này, với số lượng sau 2 tuần là 559 máy, không mặn mà gì với việc quảng cáo, quảng bá sản phẩm, có vẻ như anh lớn trong làng đang có vấn đề với Huawei.
Theo một nguồn tin thân cận, sự việc bắt nguồn từ chuyện Huawei “xanh vỏ đỏ nòng”, trong vấn đề quà tặng trừ trực tiếp vào giá bán. Về mặt công khai, không nhà bán lẻ nào được trừ cái đồng hồ Huawei quà tặng kèm vào giá bán. Vì trừ vào sẽ có 2 vấn đề, đồng hồ vẫn tồn kho và hãng lại mất tiền do giá bán thực tế bị giảm. Cái tiền giảm này, hãng phải chịu, chứ đương nhiên là chả có nhà bán lẻ nào chịu lỗ để đẩy hàng cho hãng cả.
Như trong hình, CellphoneS đã từng có chương trình “xanh vỏ đỏ nòng” như thế. Hãng thì cũng mắt nhắm mắt mở, không thấy xử lý gì mạnh, chắc áp lực doanh số cũng lớn. Khi có sự sai biệt trong cách đối xử, thì bên bị đối xử sẽ phản ứng, "cơm không lành canh không ngọt" là đương nhiên, “còn gì vui hơn trong phút giây được yêu, còn gì đau thương khi lắng nghe tình vỡ”. Mà làm mất lòng Thế giới di động thì coi như bít cửa. CellphoneS dù là chuỗi cửa hàng thì cũng chỉ có ở Sài Gòn và Hà Nội. Khó, nói chung là Nam Cường đang hát bài Khó cho Huawei nghe.
Galaxy S10 đã xuất sắc đánh phủ đầu ở phân khúc cao cấp
Mở bán sau siêu phẩm nhà Samsung chỉ vài tuần, Huawei thực sự đặt P30 và P30 Pro vào thế khó. Hoặc là hãng tự tin đánh bại được ông lớn đến từ Hàn Quốc, hãng có doanh số số 1 thị trường Việt Nam.
Galaxy S10/S10+ trong năm nay thực sự "khủng", dù không có camera zoom số 30x
Trong các đợt mở bán Galaxy S10/S10+, Samsung luôn công bố các con số đặt hàng kỷ lục, lên đến hơn 45.000 máy được bán ra chỉ trong thời gian pre-order. Có nghĩa là gì, là ở phân khúc cao cấp, những ai muốn đổi smartphone, họ đã mua Galaxy S10/S10+ hết rồi, còn ai không mua, đang găm tiền thì họ chờ… iPhone. Huawei trở thành “trâu chậm uống nước đục”, chưa kể thương hiệu Huawei không phải là cái tên lựa chọn hàng đầu ở phân khúc người giàu có tiền, họ không rảnh ngồi so con chip 7 nm với 8 nm khác nhau thế nào.
Kết quả thực tế đã rõ, Huawei không thể đạt nổi con số 10 ngàn máy cho tổng các nhà bán lẻ, ngay trong giai đoạn tặng quà giảm tiền. Sau thời gian “trăng mật” pre-order, không biết con số sẽ ra sao, lo quá.
“Giấc mộng Trung Hoa” tan vỡ?
Ông Fan Jun, Tổng giám đốc tập đoàn viễn thông Huawei tại Việt Nam, trong cuộc gặp với một số phóng viên tại TP.HCM vào chiều 3/4/2019 đã nói về chuyện “Năm 2020, Huawei sẽ đứng thứ 2 tại thị trường Việt Nam mảng smartphone”. Đây không phải chuyện mới, vì cách đây 3 năm, trong các buổi họp báo với giới phóng viên công nghệ, Huawei cũng từng nhiều lần nhắc tới mục tiêu này, nó thể hiện tham vọng lớn, một “giấc mộng Trung Hoa” phiên bản smartphone tại thị trường Việt Nam.
Ông Fan Jun, Tổng giám đốc tập đoàn viễn thông Huawei tại Việt Nam - Ảnh của nhà báo Dương Tấn Ba
Nhưng cho đến nay là 2019, Huawei thậm chí còn chưa lọt vào top 3 thị trường, dòng sản phẩm bán được nhiều nhất là dòng tầm trung Nova (đến năm nay chính là P30 Lite, sẽ bàn trong bài sau về dòng này) cũng chưa thể bằng được OPPO. Trong một diễn biến khác, OPPO F11 và F11 Pro vừa công bố con số đặt hàng vượt kỳ vọng với 35.000 máy, trong đó 22.000 máy là dòng cao F11 Pro. Tín hiệu này mang đến kết quả là ngay cả dòng tầm trung, Huawei vẫn còn chật vật với đối thủ quê nhà, thì sao mà ở dòng cao cấp đấu lại Samsung và Apple.
“Đừng dạy nhà giàu tiêu tiền”, là câu nói của những kẻ tự ti mặc cảm yếm thế nói cho nhau nghe, chứ thực tế thì đổ tiền ào ào chưa chắc đã mang lại kết quả mong đợi. Để hoàn thành “Giấc mộng Trung Hoa” tại thị trường smartphone Việt Nam, Huawei ắt hẳn còn phải đầu tư và thay đổi nhiều.
Bùi An chém gió lăng nhăng