Huawei giới thiệu chip lõi trạm 5G đầu tiên trên thế giới cho 5G đơn giản hóa

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpeg

Huawei ngày hôm nay (24/1/2019) đã ra mắt chip lõi (core chip) đầu tiên trên thế giới được thiết kế dành riêng cho các trạm gốc 5G, có tên mã Huawei TIANGANG. Tại một sự kiện khai trương 5G tại Bắc Kinh đồng thời được xem như bước khởi động cho MWC Barcelona 2019, Huawei đã công bố con chip sáng tạo sẽ hỗ trợ các hệ thống mạng 5G đơn giản hóa và triển khai hệ thống mạng 5G quy mô lớn trên toàn thế giới. Đến nay, công ty đã ký kết được 30 hợp đồng 5G thương mại và vận chuyển hơn 25.000 trạm gốc 5G trên toàn cầu.

Huawei cam kết nhận lấy sự phức tạp về mình và tạo sự đơn giản cho khách hàng của mình. Thực hiện cam kết này, công ty đã đầu tư mạnh mẽ và liên tục đổi mới sáng tạo. Các chip 5G tổng thể của công ty hỗ trợ các hệ thống mạng ở tất cả các tiêu chuẩn và trên mọi băng tần (C band, 3.5G và 2.6G), giúp khách hàng truy cập các dịch vụ không dây và sóng vi ba (microwave) tốt nhất. "Huawei từ lâu đã cam kết đầu tư vào khoa học và công nghệ cơ bản. Chúng tôi là những người đầu tiên tạo ra những bước đột phá trong các công nghệ quan trọng cho việc ứng dụng thương mại 5G quy mô lớn", Ryan Dinh, Giám đốc điều hành của Huawei kiêm Tổng giám đốc Nhóm kinh doanh Hạ tầng viễn thông (Carrier BG) cho biết. "Huawei hiện có năng lực hàng đầu trong ngành để cung cấp 5G tổng thể từ đầu đến cuối, với các hệ thống mạng 5G được đơn giản hóa, và vận hành và bảo trì (O&M) đơn giản. Chúng tôi đang dẫn đầu triển khai thương mại 5G và xây dựng một hệ sinh thái ngành trưởng thành".

Chip lõi (core chip) trạm 5G đầu tiên trên thế giới

Tại sự kiện hôm nay, Huawei đã công bố chip lõi 5G đầu tiên trong ngành, Huawei TIANGANG, với những đột phá về khả năng tích hợp, sức mạnh điện toán và phổ tần. Con chip này có khả năng tích hợp cao, có nghĩa là nó có thể hỗ trợ tích hợp quy mô lớn cho các bộ khuếch đại công suất hoạt động (PA) và các mảng ăng ten thụ động thành các ăng ten rất nhỏ. Nó cũng tự hào với khả năng điện toán siêu cao, với mức tăng gấp 2,5 lần so với các chip trước đó. Sử dụng các thuật toán và công nghệ tập trung tín hiệu beamforming mới nhất, một con chip đơn lẻ có thể điều khiển tới 64 kênh, đây là tiêu chuẩn cao nhất của ngành. Con chip này cũng hỗ trợ băng thông phổ cao 200 MHz, sẵn sàng cho việc triển khai hệ thống mạng trong tương lai.

Con chip này cũng mang đến những cải tiến có tính cách mạng trong các đơn vị ăng ten hoạt động (AAU), với các trạm gốc kích thước nhỏ hơn 50%, nhẹ hơn 23% và tiêu thụ điện năng ít hơn 21%. Các trạm gốc 5G có thể được triển khai chỉ trong một nửa thời gian cần thiết để lắp đặt trạm gốc 4G. Các tính năng này sẽ giúp giải quyết các vấn đề như sử dụng lại các điểm trạm gốc chi phí triển khai mạng.

Các giải pháp 5G đơn giản hóa cho việc triển khai 5G nhanh chóng, quy mô lớn trên toàn cầu

Huawei bắt đầu triển khai các hệ thống mạng 5G thương mại trong năm 2018. Công ty dẫn đầu trong việc tung ra đầy đủ các sản phẩm 5G thương mại, thử nghiệm và kiểm tra thực địa 5G, và sử dụng thương mại 5G quy mô lớn. Tính đến cuối năm 2018, Huawei đã hoàn thành tất cả các thử nghiệm và kiểm tra tiền thương mại cho các sản phẩm 5G của mình tại Trung Quốc, bật đèn xanh 5G cho ứng dụng thương mại.

Vào ngày 9 tháng 1 năm 2019, trạm cơ sở phiến (blade) 5G của Huawei đã được trao Giải thưởng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ hạng nhất, ghi nhận những đột phá lớn về công nghệ và thiết kế mô-đun hợp nhất. Tất cả các đơn vị trạm gốc sử dụng khuôn mẫu dạng phiến, và các mô-đun khác nhau có thể được kết hợp khi cần thiết, giúp cho việc lắp đặt trạm gốc 5G trở nên đơn giản và dễ dàng như các khối xây dựng.

“Các sản phẩm 5G đơn giản hóa đầy đủ các dòng, cho mọi kịch bản của Huawei hỗ trợ trải nghiệm và hiệu năng 5G tối ưu nhất”, Yang Chaobin, Chủ tịch Dòng sản phẩm Mạng 5G của Huawei nói. "Những sản phẩm này giúp gia tăng đáng kể việc triển khai hệ thống mạng và hiệu quả hoạt động và bảo trì (O&M), và giúp triển khai 5G dễ dàng hơn 4G".

Trí tuệ nhân tạo (AI) cho các hệ thống mạng lái xe tự hành

Hôm nay, Huawei cũng giới thiệu bộ chuyển mạch (switch) trung tâm dữ liệu đầu tiên trên thế giới với một bộ não AI. Với hiệu suất hàng đầu trong ngành, bộ chuyển mạch này giúp giảm khả năng thất lạc gói Ethernet về mức 0 và độ trễ tổng thể chỉ dưới 10 mili giây. Nó tiêu thụ ít hơn 8W năng lượng trong khi cung cấp năng lực tính toán cao hơn 25 máy chủ CPU hai chiều chính thống cộng lại.

Huawei cũng đã giới thiệu các công nghệ AI toàn diện, cho mọi kịch bản để hỗ trợ các hệ thống mạng lái xe tự hành, và phát triển giải pháp AI SoftCOM để giúp các nhà khai thác mạng tối đa hóa hiệu quả năng lượng, hiệu suất mạng, hiệu quả O&M và trải nghiệm người dùng.

Trong sự kiện này, Richard Yu, Giám đốc điều hành của Huawei kiêm Tổng giám đốc Nhóm Kinh doanh Tiêu dùng (Consumer BG), cũng đã công bố chip cho thiết bị đầu cuối đa chế độ 5G nhanh nhất thế giới và các thiết bị thương mại 5G.

MWC 2019 diễn ra từ ngày 25 đến 28 tháng 2 tại Barcelona, Tây Ban Nha. Huawei sẽ trưng bày và giới thiệu các sản phẩm và giải pháp của mình tại gian hàng 1H50 ở Fira Gran Via Sảnh 1, gian hàng 3I30 ở Sảnh 3, khu vực Thành phố Đổi mới Sáng tạo ở Sảnh 4 và gian hàng 7C21 -7C31 ở Sảnh 7. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập http: //www.huawei.com/mwc2019/.
 

GL Dũng

New Member
Hệ thống đầu nối thực tế cho mạng LAN cáp quang

Với nhu cầu về tốc độ cao, sự ổn định của hệ thống mạng nội bộ, mạng LAN, mà ngày nay các doanh nghiệp, các công ty ứng dụng cáp quang vào sử dụng mạng nội bộ là điều hết sức quan trọng và cần thiết.

Để triển khai một mạng LAN cáp quang nội bộ thì câu hỏi đặt ra là cần phải sử dụng những thiết bị gì, thiết bị đó có tương thích với hệ thống mạng hiện tại hay không và các lưu ý khi sử dụng hệ thống mạng LAN nội bộ cũng như những điều cần tránh.

1. Giải pháp kết nối mạng LAN được hiểu như thế nào?

Giải pháp kết nối mạng LAN – quang, hay còn được gọi là giải pháp mạng LAN, là một giải pháp đưa ra để kết nối mạng LAN trong cùng một tòa nhà, 1 khu xưởng, khu chế xuất, … sao cho các thiết bị cần thiết có thể kết nối với nhau ở khoảng cách từ xa đến rất xa.

2. Điều kiện thỏa mãn khách hàng

Để giải đáp những thắc mắc trên còn tùy thuộc vào từng yêu cầu thực tế cụ thể của Khách hàng như sau:

Về mặt khoảng cách: Chúng ta thường sử dụng cáp quang cho các đường truyền từ 100m trở lên, việc khoảng cách dài hay ngắn không ảnh hưởng tới việc truyền dữ liệu cũng như độ ổn định của hệ thống mà nó chỉ ảnh hưởng đến chi phí triển khai.

Về mặt tốc độ: Hiện nay đa phần chúng ta sử dụng chuẩn Fast Ethernet có tốc độ 10/100Mbps và chuẩn Gigabit Ethernet (10/100/1000Mbps) trong các hệ thống mạng nội bộ do vậy tùy vào tốc độ của hệ thống hiện tại mà khi triển khai mạng cáp quang chúng ta phải chọn bộ chuyển đổi quang điện tương ứng.

Điều kiện làm việc: Mỗi thiết bị đều được thiết kế để hoạt động trong một điều kiện môi trường nhất định, nếu dùng không đúng chủng loại có thể làm cho hệ thống hoạt động không ổn định vì thế chúng ta cũng phải đặc biệt quan tâm điến yếu tố này.

3. Các vật tư, thiết bị để triển khai hệ thống mạng LAN

Dây nhảy quang : dây nhảy quang có nhiều loại phụ thuộc vào hệ thống bạn sử dụng dùng cáp quang và converter loại gì. Đây là thiết bị giúp truyền tải tín hiệu quang từ converter đến conveter hoặc từ hộp phối quang ODF đến conveter.

Hộp phối quang ODF: là thiết bị giúp bảo vệ mối hàn cáp quang, đối với nhu cầu sử dụng nhiều sợi quang thì cần phải hàn nối cáp quang vào hộp odf rồi từ đó phân chia đến các thiết bị

Đầu fast conector hay còn gọi là đầu nối quang nhanh: chỉ sử dụng nếu bạn sử dụng cáp 1 sợi hoặc 2 sợi, cái này dùng để bấm đầu trực tiếp cho cáp quang mà không cần hàn nối

Bộ chuyển đổi quang điện, là thiết bị chính và quan trọng nhất trong hệ thống mạng lan quang, cũng tùy thuộc vào loại cáp quang sử dụng mà dùng bộ converter quang sao cho phù hợp

Cuối cùng là cáp quang: là thiết bị để truyền dẫn tín hiệu quang từ điểm A tới điểm B, tùy vào từng nhu cầu sử dụng có thể sử dụng cáp quang ít sợi hoặc cáp quang nhiều sợi.

Bộ dụng cụ làm quang : áp dụng đối với khách hàng sử dụng loại 1 -2 sợi quang, bấm đầu trực tiếp không cần hàn để thi công cáp quang.

4. Các lưu ý khi sử dụng hệ thống kết nối LAN

Khi xác định sử dụng mô hình giải pháp này, các bạn nên chú ý các vấn đề cơ bản sau:

Tất cả các thiết bị trong cùng một hệ thống phải đảm bảo tính tương thích với nhau: ví dụ một hệ thống hoạt động trên cáp singlemode thì các thiết bị khác như dây nhảy quang, bộ chuyển đổi quang điện đều phải dùng loại single mode.

Chuẩn kết nối phải tương thích với nhau: các thiết bị quang có các chuẩn kết nối phổ thông là chuẩn SC (vuông to) chuẩn LC ( vuông nhỏ) chuẩn FC (tròn xoáy) và chuẩn ST (tròn gài). Thông thường chuẩn chung cho converter thường là chuẩn SC nên ta cần sử dụng dây nhảy quang cùng chuẩn SC để bảm bảo kết nối được.

Về tốc độ truyền tải: phụ thuộc chính vào converter quang, có 2 loại phổ biến là tốc độ 10/100 base (cho phép truyền tải dữ liệu tối đa là 100mbps) và loại tốc độ 10/100/1000 base (truyền tải tối đa 1000mbps).

Ngoài ra để đảm bảo tín hiệu ta cũng cần chú ý đến đường truyền quang, mối hàn cáp quang vì nếu suy hao trên đường truyền quá lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ cũng như sự ổn định. Một lưu ý nữa là cáp quang không thể bị xoắn gập như cáp đồng, nhiều người không biết điều này và vô tình cuốn sợi cáp quang vượt quá độ cong cho phép dẫn đến việc tín hiệu không có hoặc rất kém.

5. Các sự cố thường gặp khi dùng hệ thống mạng LAN

Sau khi đã đấu nối toàn bộ hệ thống nhưng đầu B không có tín hiệu; bạn cần kiểm tra xem đường truyền quang đã thông hay chưa bằng các sử dụng bút soi quang bằng lase. Trường họp có ánh sáng xuất hiện ở đầu B nhưng vẫn không thông được mạng thì khả năng cao là do suy hao toàn tuyến vượt quá ngưỡng cho phép, bạn cần kiểm tra xem có bị gập dây ở đâu không? các mối hàn có đảm bảo không? nếu cần thì dùng máy đo công suất quang để có được thông số chuẩn xác nhất. Với trường hợp soi bằng bút không thấy có tín hiệu ở đầu B thì chắc chắn là đã bị đứt gãy hoặc tuột đầu sợi quang.

Trường hợp đã cắm thông hết rồi nhưng không có mạng, 6 đèn trên converter không sáng hết: trường hợp này có khá nhiều nguyên nhân. Nếu đèn tín hiệu trên convererter không sáng đủ, bạn cần kiểm tra xem có cắm nhầm dây không, có thể đảo chiều dây nhảy quang hoặc xem thêm hướng dẫn chi tiết ở bài viết : sự cố mất đèn tín hiệu converter và cách khắc phục

Một số trường hợp khác có thể xảy ra mà bạn không đoán biết được nguyên nhân thì làm lần lượt các bước sau để xác định xem sự cố xảy ra ở đâu và có hướng khắc phục:

Trước tiên bạn tháo rời hết các thiết bị ra, rồi lần lượt cắm từng cái vào để xem tín hiệu đèn báo trên converter,đầu tiên là cắm nguồn, converter sáng 1 đèn power, tiếp theo cắm dây mạng vào sẽ sáng tiếp 2 đèn nếu thông, rồi cắm dây cáp quang cuối cùng. bằng cách này bạn sẽ lần lượt kiểm tra được vấn đề ở chỗ nào và có hướng khắc phục.

---

Golden Link
 
Bên trên