Bài viết trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng về doanh nghiệp Trung Quốc Huawei. Khởi nghiệp từ một hãng kinh doanh nhỏ ở Thâm Quyến, cho đến trở thành hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất. Văn hóa, những lo ngại và cách để họ vượt qua tình hình căng thẳng hiện nay. VnReview xin chuyển ngữ tới bạn đọc.
Trước 2004, rất ít nhà khai thác mạng di động ở châu Âu nghe về công ty nọ tên là Huawei Technologies. Tuy nhiên, kể từ khi Richard Yu, người mà hiện đang dẫn dắt kinh doanh điện tử tiêu dùng cho Huawei, chứng minh với một khách hàng ở Hà Lan về khả năng của Huawei, mọi chuyện thay đổi. Telfort là mạng di dộng nhỏ nhất trong số bốn hãng ở Hà Lan khi ấy. Họ gặp rắc rối về chi phí để xây dựng hạ tầng 3G, rồi thì không đủ không gian để đặt các thiết bị ở trạm gốc. Huawei lúc đó đang loay hoay để xâm nhập thị trường châu Âu đã chớp lấy cơ hội. Ngài Yu đã hủy tất cả các cuộc hẹn để tập trung làm việc với đội ngũ nhỏ ở châu Âu. Các kĩ sư cũng trở lại Trung Quốc hòng tìm ra giải pháp cho Telfort.
Chỉ một tuần sau, họ quay lại với một thiết kế trạm gốc mới, có thể triển khai thành hai phần hòng làm giảm diện tích lắp đặt, cũng như yêu cầu chi phí rẻ hơn. Tất nhiên với một đơn vị đang khó khăn như Telfort, họ thực sự bị thuyết phục bởi khả năng của Huawei. Điều này mang đến bước ngoặt to lớn với công ty Trung Quốc. Trong vòng vài tháng sau đó, hai bên đi đến kí kết bản hợp đồng trị giá 230 triệu Euro với kỳ hạn 10 năm, chính thức đưa Huawei có mặt trên bản đồ viễn thông châu Âu. Được đà chiến thắng, năm sau Huawei ký được tiếp hợp đồng với BT Group của Anh và Vodafone Group - một trong những nhà mạng lớn nhất thế giới.
Huawei và Telfort ký hợp đồng mạng 3G năm 2004 (ảnh: Stefan Scheuerle)
Stefan Scheuerle, cựu giám đốc bán hàng của Huawei, người từng làm việc trong thỏa thuận với Telfort, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Tại thời điểm đó, Huawei vẫn chưa thống trị ở Trung Quốc. Công ty có quan hệ tốt với China Mobile nhưng phía khách hàng nói rằng nếu Huawei muốn giành được nhiều cơ hội kinh doanh hơn ở đây, họ phải chứng tỏ được mình là một công ty mang tầm quốc tế". Scheuerle nói rằng chính thương vụ với Telfort đã mở ra cánh cửa cho Huawei. Sau khi đạt được thỏa thuận cung cấp cho BT Group và Vodafone, họ chính thức được chấp nhận ở châu Âu.
Hiện tại, Huawei đã trở thành nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới, trước thềm mạng 5G triển khai. Gần một nửa doanh thu của họ đến từ nước ngoài, tuy nhiên khu vực châu Âu với sự hiện diện 30% đang bị đe dọa. Mỹ đang gây sức ép với các đồng minh châu Âu để loại bỏ Huawei, dẫn đến nhiều tuyên bố lo ngại và liên tục bị từ chối. Mặc dù vẫn có một số khách hàng và quan chức lên tiếng ủng hộ Huawei.
Về phía Mỹ, động cơ của họ là vì mạng 5G, khi triển khai sẽ cung cấp tốc độ gấp 100 lần 4G hiện tại và có thể dùng cho nhiều lĩnh vực nhạy cảm như y tế, quân sự,... Họ muốn nó được cung cấp bởi các quốc gia thân thiện - ít gây nguy hiểm. Và Trung Quốc gần đây lại đang có sự phát triển đáng lo ngại. Kế hoạch hiện đại hóa kiện toàn nhiều ngành nghề đã gây chú ý với giới chức diều hâu của Mỹ, cho rằng nó sẽ đe dọa vị thế thống trị siêu cường. Bắc Kinh một mực cho rằng Mỹ đã "chơi xấu" và "bôi nhọ" Huawei cũng như họ. Dẫn đến hệ quả tồi tệ cho công ty là khối châu Âu trở nên lo ngại với thiết bị từ Trung Quốc. Vodafone thông báo đình chỉ triển khai trên toàn châu Âu đối với mạng lõi, chờ đến khi sóng gió chính trị qua đi. Còn BT Group thẳng thừng gạch tên Huawei, đồng thời tiến hành thay thế các thiết bị đã mua từ trước. Các nhà mạng khác cũng không thể làm lơ và phải cân nhắc cẩn thận thiệt hơn nếu ký kết với Huawei, trong khi theo dõi sát động thái của chính phủ.
Tuy nhiên, một quan chức của Huawei lại tỏ ra không lo ngại. Một trong ba giám đốc điều hành xoay vòng của Huawei nói trong buổi họp báo ở Thâm Quyến, nhu cầu lớn nhất để xây dựng hạ tầng 5G là ở Trung Đông và châu Á.
Doanh thu từ các hợp đồng khu vực nước ngoài chiếm tỉ trọng cao với Huawei
Mạng 5G được xem là một phần quan trọng thúc đẩy Internet of Things, trí tuệ nhân tạo, phương tiện tự hành,... Do vậy, Mỹ phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc cũng là để ngăn chặn đối phương thống trị mạng 5G toàn cầu. Huawei giống như "vật tế thần" giữa hai bên. Trong khi sáng lập của Huawei khẳng định họ "trong sạch" và ông thà đóng cửa công ty chứ quyết không làm điều gì tổn hại đến lợi ích khách hàng. Nhìn lại sự phát triển của Huawei, mọi người sẽ khó có thể nghĩ được họ lại thành công như bây giờ, với quy mô 170.000 nhân viên và kinh doanh tại 170 quốc gia. Công ty được thành lập năm 1987 bởi một quân nhân đã xuất ngũ, với số vốn chỉ 21.000 NDT. Trước đó, ông Nhậm Chính Phi đã thất bại trong vài vụ liên doanh.
Bengt Nordstrom, giám đốc tại một hãng tư vấn và là cựu nhân viên ở Ericsson cho rằng các đối thủ cạnh tranh Huawei đã đánh giá thấp công ty có thể đến tận năm 2010. Tuy nhiên bây giờ thì không thể nữa! Huawei phát triển bằng cách tuyển dụng nhiều kỹ sư tài năng, và được truyền cảm hứng từ cách hoạt động của Ericsson và Nokia đi trước. Từ các cuộc phỏng vấn với cựu nhân viên Huawei, đối thủ cạnh tranh và những nhà phân tích trong ngành, vẽ lên một bức tranh về cách công ty được hình thành. Ông Nhậm đã xây dựng nên những giá trị mà gần như là chủ nghĩa khắc kỷ khi phải đối mặt với thử thách và trong tình trạng khốn khó. Làm việc chăm chỉ để tập trung đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Văn hóa này xuất phát từ thời kỳ khó khăn của ông Nhậm. Sinh năm 1944 tại Trung Quốc, vùng nghèo ở phía tây nam tỉnh Quý Châu, là giáo viên, ông gia nhập quân đoàn kỹ thuật của quân đội Giải phóng Nhân dân năm 1974 và được gửi đến để xây dựng một nhà máy hóa chất ở vùng đông bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm 20 độ C vào mùa đông. Những điều kiện khắc nghiệt đã định hình ông và Huawei sau này. "Lúc đầu mọi người ngủ trên cỏ, vì không có nhà ở, và những người lính đã ăn cải bắp và củ cải trong sáu tháng trong năm", ông nói. "Chúng tôi học được cách tồn tại khi đối mặt với gian khó. Chúng tôi cũng lĩnh hội từ những công ty công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới này, trong khi vẫn sống trong một hoàn cảnh như thời nguyên thủy".
Công ty Trung Quốc nổi tiếng trong giới kinh doanh bởi "văn hóa chó sói" - không biết sợ và rất hung hăng. Nhậm thường tự hào kể lại cách mà nhân viên mình đối mặt với thách thức và nghịch cảnh, giống như văn hóa của họ. Chủ nghĩa khắc kỷ và tập trung vào khách hàng đã là phần căn bản trong đặc điểm nhận diện của Huawei. Ví dụ, vào ngày 12 tháng 5 năm 2008, một trận động đất mạnh 8,0 độ richter đã đánh sập các tòa nhà ở tỉnh Tứ Xuyên và khiến 87.000 người thiệt mạng. Khi hàng ngàn người được sơ tán đến nơi an toàn khỏi các dư chấn, các kỹ sư của Huawei đã bảo vệ việc lắp đặt tạm thời các thiết bị liên lạc trên đỉnh đồi rung chuyển.
Cơ cấu doanh thu theo ngành hàng của Huawei, trích từ báo cáo hàng năm
Công ty khởi nghiệp với vai trò kinh doanh các thiết bị viễn thông. Mua các bộ switch điện thoại bàn từ Hồng Kông và một công ty Chu Hải, sau đó bán lại nó cho các bưu điện, các điểm khai thác ở khu vực nông thôn. Lúc đó họ kiếm được nhiều vì nhu cầu cao của thị trường. Năm 1991, ông Nhậm quyết định Huawei phải tự phát triển được switch của riêng mình, đầu tư toàn bộ vốn với một đội phát triển khởi đầu 50 người. Vào những năm 90, "Huawei" đồng nghĩa là sản phẩm tệ hại, chi phí thấp và có dịch vụ tốt. Những bộ switch của họ không đáng tin cậy, hay bị hỏng, tuy nhiên, dịch vụ của họ thì rất tuyệt vời. Công ty sẵn sàng làm việc cả ngày để hệ thống chạy trở lại, nhân viên Huawei sẽ xin lỗi khách hàng và không bao giờ tranh cãi.
Chính vì văn hóa tập trung tối đa vào khách hàng, Huawei đã để lại ấn tượng cực kì sâu sắc. Dịch vụ của họ tốt chưa từng có vào thời điểm ấy. Duncan Clark, chủ tịch của công ty tư vấn BDA Trung Quốc, người từng làm cố vấn cho Huawei cho biết: "Công ty luôn gây ấn tượng với tôi là người cực kỳ quyết đoán và tham vọng". Lựa chọn duy nhất của Huawei khi còn chưa phải một thế lực đó là đi về các vùng nông thôn, nơi mà các đối thủ nước ngoài bỏ ngỏ. Họ đã bắt đầu từ đó.
Còn ngày nay, hầu như cứ hai nhân viên thì có một làm công việc nghiên cứu và phát triển. Ngân sách duy trì cho R&D khoảng 20 tỷ USD mỗi năm, nhiều hơn cả ba đối thủ gần nhất của họ cộng lại. Thị phần toàn cầu của họ trong viễn thông dẫn đầu với 28%.
Cơ cấu doanh thu theo khu vực địa lí, trích từ báo cáo hàng năm của Huawei
Tuy nhiên, công ty đang gặp khó khăn. Người ta chỉ trích công ty không thể leo lên vị thế hiện tại chỉ bằng dịch vụ tốt của mình. Mỹ đã cáo buộc họ ăn cắp bí mật công nghệ của nhà mạng T-Mobile, vi phạm lệnh cấm vận Iran. Trong khi ngược lại Huawei phủ nhận mọi cáo buộc. Vào năm 2004, hãng Cisco của Mỹ cũng đã lôi công ty Trung Quốc ra tòa với cáo buộc ăn cắp mã phần mềm dùng trong các bộ định tuyến. Trong khi nhà mạng Globe Telecom ở Philippines vẫn hỗ trợ Huawei, Giám đốc điều hành nói họ không tìm thấy vấn đề an ninh nào trong các thiết bị.
Ở Anh, có những tiếng nói trái ngược khi Cựu Giám đốc của Trụ sở Truyền thông Chính phủ kêu gọi cấm Huawei, lo ngại an ninh thiết bị viễn thông trong thời đại 5G. Nhưng Trung tâm An ninh mạng Quốc gia thì cho rằng vẫn có cách để giới hạn rủi ro nếu dùng thiết bị từ Huawei. Anh là một thành viên trong nhóm Five Eyes cùng Úc, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ, mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo. Tiếng nói của Anh sẽ ảnh hưởng tới giới chức các nước khác ở châu Âu.
Kevin Curran, giáo sư an ninh mạng tại Đại học Ulster ở Bắc Ireland, cho biết ông từng được một giám đốc của Huawei hỏi rằng công ty có thể làm gì để giảm bớt những lo ngại ở phương Tây. Ông khuyên giám đốc điều hành nên tiếp tục theo mô hình ở Anh, nơi Huawei đã thành lập một nhóm giám sát để xem xét các hoạt động bảo mật của mình. Tích cực hợp tác với chính phủ sẽ là một điều tốt. Cách duy nhất để đảm bảo rằng một phần mềm hoặc phần cứng không chứa "cửa hậu" là nhờ các chuyên gia tin cậy độc lập kiểm tra mã. "Đơn giản là không có sự thay thế nào cho việc xem mã", ông Curran nói trong một cuộc phỏng vấn. Sau đó, Huawei đã cung cấp bộ công cụ truy cập mạng cho các mạng cố định và di động của Vương quốc Anh trong hơn 15 năm.
Trước 2004, rất ít nhà khai thác mạng di động ở châu Âu nghe về công ty nọ tên là Huawei Technologies. Tuy nhiên, kể từ khi Richard Yu, người mà hiện đang dẫn dắt kinh doanh điện tử tiêu dùng cho Huawei, chứng minh với một khách hàng ở Hà Lan về khả năng của Huawei, mọi chuyện thay đổi. Telfort là mạng di dộng nhỏ nhất trong số bốn hãng ở Hà Lan khi ấy. Họ gặp rắc rối về chi phí để xây dựng hạ tầng 3G, rồi thì không đủ không gian để đặt các thiết bị ở trạm gốc. Huawei lúc đó đang loay hoay để xâm nhập thị trường châu Âu đã chớp lấy cơ hội. Ngài Yu đã hủy tất cả các cuộc hẹn để tập trung làm việc với đội ngũ nhỏ ở châu Âu. Các kĩ sư cũng trở lại Trung Quốc hòng tìm ra giải pháp cho Telfort.
Chỉ một tuần sau, họ quay lại với một thiết kế trạm gốc mới, có thể triển khai thành hai phần hòng làm giảm diện tích lắp đặt, cũng như yêu cầu chi phí rẻ hơn. Tất nhiên với một đơn vị đang khó khăn như Telfort, họ thực sự bị thuyết phục bởi khả năng của Huawei. Điều này mang đến bước ngoặt to lớn với công ty Trung Quốc. Trong vòng vài tháng sau đó, hai bên đi đến kí kết bản hợp đồng trị giá 230 triệu Euro với kỳ hạn 10 năm, chính thức đưa Huawei có mặt trên bản đồ viễn thông châu Âu. Được đà chiến thắng, năm sau Huawei ký được tiếp hợp đồng với BT Group của Anh và Vodafone Group - một trong những nhà mạng lớn nhất thế giới.
Huawei và Telfort ký hợp đồng mạng 3G năm 2004 (ảnh: Stefan Scheuerle)
Stefan Scheuerle, cựu giám đốc bán hàng của Huawei, người từng làm việc trong thỏa thuận với Telfort, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Tại thời điểm đó, Huawei vẫn chưa thống trị ở Trung Quốc. Công ty có quan hệ tốt với China Mobile nhưng phía khách hàng nói rằng nếu Huawei muốn giành được nhiều cơ hội kinh doanh hơn ở đây, họ phải chứng tỏ được mình là một công ty mang tầm quốc tế". Scheuerle nói rằng chính thương vụ với Telfort đã mở ra cánh cửa cho Huawei. Sau khi đạt được thỏa thuận cung cấp cho BT Group và Vodafone, họ chính thức được chấp nhận ở châu Âu.
Hiện tại, Huawei đã trở thành nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới, trước thềm mạng 5G triển khai. Gần một nửa doanh thu của họ đến từ nước ngoài, tuy nhiên khu vực châu Âu với sự hiện diện 30% đang bị đe dọa. Mỹ đang gây sức ép với các đồng minh châu Âu để loại bỏ Huawei, dẫn đến nhiều tuyên bố lo ngại và liên tục bị từ chối. Mặc dù vẫn có một số khách hàng và quan chức lên tiếng ủng hộ Huawei.
Về phía Mỹ, động cơ của họ là vì mạng 5G, khi triển khai sẽ cung cấp tốc độ gấp 100 lần 4G hiện tại và có thể dùng cho nhiều lĩnh vực nhạy cảm như y tế, quân sự,... Họ muốn nó được cung cấp bởi các quốc gia thân thiện - ít gây nguy hiểm. Và Trung Quốc gần đây lại đang có sự phát triển đáng lo ngại. Kế hoạch hiện đại hóa kiện toàn nhiều ngành nghề đã gây chú ý với giới chức diều hâu của Mỹ, cho rằng nó sẽ đe dọa vị thế thống trị siêu cường. Bắc Kinh một mực cho rằng Mỹ đã "chơi xấu" và "bôi nhọ" Huawei cũng như họ. Dẫn đến hệ quả tồi tệ cho công ty là khối châu Âu trở nên lo ngại với thiết bị từ Trung Quốc. Vodafone thông báo đình chỉ triển khai trên toàn châu Âu đối với mạng lõi, chờ đến khi sóng gió chính trị qua đi. Còn BT Group thẳng thừng gạch tên Huawei, đồng thời tiến hành thay thế các thiết bị đã mua từ trước. Các nhà mạng khác cũng không thể làm lơ và phải cân nhắc cẩn thận thiệt hơn nếu ký kết với Huawei, trong khi theo dõi sát động thái của chính phủ.
Tuy nhiên, một quan chức của Huawei lại tỏ ra không lo ngại. Một trong ba giám đốc điều hành xoay vòng của Huawei nói trong buổi họp báo ở Thâm Quyến, nhu cầu lớn nhất để xây dựng hạ tầng 5G là ở Trung Đông và châu Á.
Doanh thu từ các hợp đồng khu vực nước ngoài chiếm tỉ trọng cao với Huawei
Mạng 5G được xem là một phần quan trọng thúc đẩy Internet of Things, trí tuệ nhân tạo, phương tiện tự hành,... Do vậy, Mỹ phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc cũng là để ngăn chặn đối phương thống trị mạng 5G toàn cầu. Huawei giống như "vật tế thần" giữa hai bên. Trong khi sáng lập của Huawei khẳng định họ "trong sạch" và ông thà đóng cửa công ty chứ quyết không làm điều gì tổn hại đến lợi ích khách hàng. Nhìn lại sự phát triển của Huawei, mọi người sẽ khó có thể nghĩ được họ lại thành công như bây giờ, với quy mô 170.000 nhân viên và kinh doanh tại 170 quốc gia. Công ty được thành lập năm 1987 bởi một quân nhân đã xuất ngũ, với số vốn chỉ 21.000 NDT. Trước đó, ông Nhậm Chính Phi đã thất bại trong vài vụ liên doanh.
Bengt Nordstrom, giám đốc tại một hãng tư vấn và là cựu nhân viên ở Ericsson cho rằng các đối thủ cạnh tranh Huawei đã đánh giá thấp công ty có thể đến tận năm 2010. Tuy nhiên bây giờ thì không thể nữa! Huawei phát triển bằng cách tuyển dụng nhiều kỹ sư tài năng, và được truyền cảm hứng từ cách hoạt động của Ericsson và Nokia đi trước. Từ các cuộc phỏng vấn với cựu nhân viên Huawei, đối thủ cạnh tranh và những nhà phân tích trong ngành, vẽ lên một bức tranh về cách công ty được hình thành. Ông Nhậm đã xây dựng nên những giá trị mà gần như là chủ nghĩa khắc kỷ khi phải đối mặt với thử thách và trong tình trạng khốn khó. Làm việc chăm chỉ để tập trung đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Văn hóa này xuất phát từ thời kỳ khó khăn của ông Nhậm. Sinh năm 1944 tại Trung Quốc, vùng nghèo ở phía tây nam tỉnh Quý Châu, là giáo viên, ông gia nhập quân đoàn kỹ thuật của quân đội Giải phóng Nhân dân năm 1974 và được gửi đến để xây dựng một nhà máy hóa chất ở vùng đông bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm 20 độ C vào mùa đông. Những điều kiện khắc nghiệt đã định hình ông và Huawei sau này. "Lúc đầu mọi người ngủ trên cỏ, vì không có nhà ở, và những người lính đã ăn cải bắp và củ cải trong sáu tháng trong năm", ông nói. "Chúng tôi học được cách tồn tại khi đối mặt với gian khó. Chúng tôi cũng lĩnh hội từ những công ty công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới này, trong khi vẫn sống trong một hoàn cảnh như thời nguyên thủy".
Công ty Trung Quốc nổi tiếng trong giới kinh doanh bởi "văn hóa chó sói" - không biết sợ và rất hung hăng. Nhậm thường tự hào kể lại cách mà nhân viên mình đối mặt với thách thức và nghịch cảnh, giống như văn hóa của họ. Chủ nghĩa khắc kỷ và tập trung vào khách hàng đã là phần căn bản trong đặc điểm nhận diện của Huawei. Ví dụ, vào ngày 12 tháng 5 năm 2008, một trận động đất mạnh 8,0 độ richter đã đánh sập các tòa nhà ở tỉnh Tứ Xuyên và khiến 87.000 người thiệt mạng. Khi hàng ngàn người được sơ tán đến nơi an toàn khỏi các dư chấn, các kỹ sư của Huawei đã bảo vệ việc lắp đặt tạm thời các thiết bị liên lạc trên đỉnh đồi rung chuyển.
Cơ cấu doanh thu theo ngành hàng của Huawei, trích từ báo cáo hàng năm
Công ty khởi nghiệp với vai trò kinh doanh các thiết bị viễn thông. Mua các bộ switch điện thoại bàn từ Hồng Kông và một công ty Chu Hải, sau đó bán lại nó cho các bưu điện, các điểm khai thác ở khu vực nông thôn. Lúc đó họ kiếm được nhiều vì nhu cầu cao của thị trường. Năm 1991, ông Nhậm quyết định Huawei phải tự phát triển được switch của riêng mình, đầu tư toàn bộ vốn với một đội phát triển khởi đầu 50 người. Vào những năm 90, "Huawei" đồng nghĩa là sản phẩm tệ hại, chi phí thấp và có dịch vụ tốt. Những bộ switch của họ không đáng tin cậy, hay bị hỏng, tuy nhiên, dịch vụ của họ thì rất tuyệt vời. Công ty sẵn sàng làm việc cả ngày để hệ thống chạy trở lại, nhân viên Huawei sẽ xin lỗi khách hàng và không bao giờ tranh cãi.
Chính vì văn hóa tập trung tối đa vào khách hàng, Huawei đã để lại ấn tượng cực kì sâu sắc. Dịch vụ của họ tốt chưa từng có vào thời điểm ấy. Duncan Clark, chủ tịch của công ty tư vấn BDA Trung Quốc, người từng làm cố vấn cho Huawei cho biết: "Công ty luôn gây ấn tượng với tôi là người cực kỳ quyết đoán và tham vọng". Lựa chọn duy nhất của Huawei khi còn chưa phải một thế lực đó là đi về các vùng nông thôn, nơi mà các đối thủ nước ngoài bỏ ngỏ. Họ đã bắt đầu từ đó.
Còn ngày nay, hầu như cứ hai nhân viên thì có một làm công việc nghiên cứu và phát triển. Ngân sách duy trì cho R&D khoảng 20 tỷ USD mỗi năm, nhiều hơn cả ba đối thủ gần nhất của họ cộng lại. Thị phần toàn cầu của họ trong viễn thông dẫn đầu với 28%.
Cơ cấu doanh thu theo khu vực địa lí, trích từ báo cáo hàng năm của Huawei
Tuy nhiên, công ty đang gặp khó khăn. Người ta chỉ trích công ty không thể leo lên vị thế hiện tại chỉ bằng dịch vụ tốt của mình. Mỹ đã cáo buộc họ ăn cắp bí mật công nghệ của nhà mạng T-Mobile, vi phạm lệnh cấm vận Iran. Trong khi ngược lại Huawei phủ nhận mọi cáo buộc. Vào năm 2004, hãng Cisco của Mỹ cũng đã lôi công ty Trung Quốc ra tòa với cáo buộc ăn cắp mã phần mềm dùng trong các bộ định tuyến. Trong khi nhà mạng Globe Telecom ở Philippines vẫn hỗ trợ Huawei, Giám đốc điều hành nói họ không tìm thấy vấn đề an ninh nào trong các thiết bị.
Ở Anh, có những tiếng nói trái ngược khi Cựu Giám đốc của Trụ sở Truyền thông Chính phủ kêu gọi cấm Huawei, lo ngại an ninh thiết bị viễn thông trong thời đại 5G. Nhưng Trung tâm An ninh mạng Quốc gia thì cho rằng vẫn có cách để giới hạn rủi ro nếu dùng thiết bị từ Huawei. Anh là một thành viên trong nhóm Five Eyes cùng Úc, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ, mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo. Tiếng nói của Anh sẽ ảnh hưởng tới giới chức các nước khác ở châu Âu.
Kevin Curran, giáo sư an ninh mạng tại Đại học Ulster ở Bắc Ireland, cho biết ông từng được một giám đốc của Huawei hỏi rằng công ty có thể làm gì để giảm bớt những lo ngại ở phương Tây. Ông khuyên giám đốc điều hành nên tiếp tục theo mô hình ở Anh, nơi Huawei đã thành lập một nhóm giám sát để xem xét các hoạt động bảo mật của mình. Tích cực hợp tác với chính phủ sẽ là một điều tốt. Cách duy nhất để đảm bảo rằng một phần mềm hoặc phần cứng không chứa "cửa hậu" là nhờ các chuyên gia tin cậy độc lập kiểm tra mã. "Đơn giản là không có sự thay thế nào cho việc xem mã", ông Curran nói trong một cuộc phỏng vấn. Sau đó, Huawei đã cung cấp bộ công cụ truy cập mạng cho các mạng cố định và di động của Vương quốc Anh trong hơn 15 năm.
Theo Vn review