5G sẽ mang lại cơ hội cho các ngành trị giá 1,2 ngàn tỷ đô la ở Đông Nam Châu Á (Southeast Asia) trong 5 năm tới, chủ tịch khu vực Huawei, cho biết tại cuộc phỏng vấn báo chí ở MWC 2019, Barcelona hôm Chủ nhật.
James Wu, Chủ tịch Huawei Đông Nam Châu Á có một cuộc phỏng vấn báo chí tại Barcelona trong sự kiện MWC 2019
James Wu, chủ tịch của Huawei khu vực Đông Nam Châu Á cho biết, “khu vực này sẽ nổi bật với mức tăng trưởng GDP nhanh nhất khoảng 5-6% trong 5 năm tới, và nền kinh tế kỹ thuật số sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng như vậy, chiếm 20%. Chúng tôi cam kết phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của các nước Đông Nam Châu Á và hợp tác với các đối tác để xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số”.
Wu dự đoán rằng việc sử dụng 5G thương mại khổng lồ tại các thị trường như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam sẽ bắt đầu sớm nhất là vào năm 2020. Trong 5 năm tới, số lượng thuê bao 5G trong khu vực sẽ lên tới 80 triệu. Thiết bị không dây, kỹ thuật số và thông minh sẽ cải thiện năng suất xã hội trung bình từ 4-8%.
Theo chủ tịch khu vực, Huawei đã nhận được lời mời từ nhiều quốc gia và khách hàng trên khắp Đông Nam Á để tiến hành thử nghiệm 5G. Wu tiết lộ rằng Huawei đã đầu tư 5 triệu đô la vào các thử nghiệm 5G ở Thái Lan, và thiết bị 5G sẵn sàng cho mục đích thương mại đã đến Thái Lan để tham gia thử nghiệm.
“Đông Nam Châu Á là một thị trường mới nổi, một động cơ tuyệt vời kết nối đổi mới sáng tạo và kinh doanh. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để đóng góp cho nền kinh tế kỹ thuật số và tầm nhìn thông minh thông qua đổi mới sáng tạo”, Wu nói.
Thị trường trong khu vực như Thái Lan đã tăng nhanh trong bảng xếp hạng Chỉ số Phát triển ICT (IDI) của ITU trong những năm qua, điều này cho thấy tiềm năng to lớn của một thị trường mới nổi về tăng tốc số hóa. Không còn nghi ngờ rằng cơ sở hạ tầng ICT đã đóng góp to lớn cho kết quả đó.
Năm 2018, Huawei đã xây dựng giải pháp ăng ten "Bangkok Platform", được thiết kế đặc biệt cho các dịch vụ LTE mật độ cao, tốc độ cao và tăng trưởng nhanh. Giải pháp này kết hợp với CloudAir để giải quyết vấn đề chi phí cao và tỷ lệ sử dụng thấp của băng tầnLTE, giúp đảm bảo băng thông tăng thêm 40% và cải thiện trải nghiệm người dùng. Tại Ấn Độ, Huawei đã giới thiệu vi sóng 5G giúp tăng gấp đôi hiệu quả băng tần của các truyền dẫn không dây.
“Tôi tin rằng năm 2019 sẽ là một năm nhiều dấu ấn cho 5G tại Đông Nam Châu Á. Huawei, với tư cách là nhà cung cấp 5G hàng đầu thế giới, sẽ giúp tất cả các nhà khai thác viễn thông trong khu vực thực hiện ước mơ 5G của họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào 5G, băng thông rộng, đám mây, trí tuệ nhân tạo và các thiết bị thông minh, để giúp các khách hàng tối đa hóa lợi ích của công nghệ mới này”.
Huawei, được thành lập vào năm 1987 tại Trung Quốc, đã phát triển để trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai. Năm 2018, doanh thu của công ty dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục 108,5 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước. Tại Đông Nam Châu Á, công ty cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2018, hoạt động kinh doanh tiêu dùng đã tăng trưởng 42% trong khu vực này.
Số hóa, không chính trị
Kể từ năm ngoái, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã phải đối mặt với những thách thức đến từ chiến dịch do Hoa Kỳ dẫn đầu, thúc giục các đồng minh loại bỏ Huawei khỏi việc triển khai 5G của họ, cho rằng công nghệ của công ty có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia và người dùng. Huawei phủ nhận các cáo buộc rằng công nghệ của họ có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp và cho đến nay không có bằng chứng nào được đưa ra để hỗ trợ cho các cáo buộc đó.
Khi được hỏi về những cáo buộc, James Wu nói rằng “cá nhân ông không quan tâm đến vấn đề này” và cảm ơn sự hỗ trợ của khách hàng.
“Tất cả các quốc gia không nên biến 5G thành vấn đề chính trị hay ý thức hệ”, ông Wu nói. “Chúng tôi chứng minh bản thân với 20 năm kỷ lục an ninh mạng ở Đông Nam Châu Á cho tất cả chính phủ và người dân, rằng Huawei có thể được tin tưởng. Tôi chắc chắn rằng họ có một phán quyết rõ ràng. Là một ví dụ điển hình của các thị trường mới nổi, Đông Nam Châu Á cần hợp tác với các nhà cung cấp ICT, những người thực sự đóng góp tại địa phương”.
Huawei đã đầu tư vào 5G trong hơn 10 năm và được công nhận với 12 đến 18 tháng lợi thế đi trước dẫn đầu trên thị trường. Các chuyên gia công nghiệp nhận định rằng việc cấm Huawei phát triển 5G có thể trì hoãn toàn bộ sự tăng trưởng của các hệ thống mạng.
“5G là một sự kế thừa và mở rộng của 4G về mặt kiến trúc bảo mật. Nhờ nỗ lực chung của hàng trăm chuyên gia đến từ hàng chục doanh nghiệp và nhà quản lý trong nhóm làm việc bảo mật 3GPP, giờ đây chúng ta có một cơ chế bảo đảm kiến trúc bảo mật theo tầng để truyền tải dữ liệu, thông tin người dùng và ứng dụng người dùng, hoàn toàn đảm bảo an toàn từ quan điểm cơ chế”.
Trong một báo cáo gần đây, Vương quốc Anh đã kết luận rằng những rủi ro đến từ thiết bị Huawei 5G có thể được giảm thiểu và quản lý.
“Tôi tin rằng, sự lựa chọn khôn ngoan và thực tế nhất là tạo ra một môi trường nơi tất cả các nhà cung cấp có thể cạnh tranh công bằng với nhau. Huawei hoan nghênh sự cạnh tranh, bởi vì nó dẫn đến đầu tư hiệu quả nhất vào cơ sở hạ tầng 5G và mang lại lợi ích cho công chúng của tất cả các quốc gia. Đề nghị của tôi là: kỹ thuật số, không chính trị. Và đây là một lựa chọn phục vụ cho lợi ích của tất cả các bên liên quan”, ông Wu nói.
James Wu, Chủ tịch Huawei Đông Nam Châu Á có một cuộc phỏng vấn báo chí tại Barcelona trong sự kiện MWC 2019
James Wu, chủ tịch của Huawei khu vực Đông Nam Châu Á cho biết, “khu vực này sẽ nổi bật với mức tăng trưởng GDP nhanh nhất khoảng 5-6% trong 5 năm tới, và nền kinh tế kỹ thuật số sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng như vậy, chiếm 20%. Chúng tôi cam kết phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của các nước Đông Nam Châu Á và hợp tác với các đối tác để xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số”.
Wu dự đoán rằng việc sử dụng 5G thương mại khổng lồ tại các thị trường như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam sẽ bắt đầu sớm nhất là vào năm 2020. Trong 5 năm tới, số lượng thuê bao 5G trong khu vực sẽ lên tới 80 triệu. Thiết bị không dây, kỹ thuật số và thông minh sẽ cải thiện năng suất xã hội trung bình từ 4-8%.
Theo chủ tịch khu vực, Huawei đã nhận được lời mời từ nhiều quốc gia và khách hàng trên khắp Đông Nam Á để tiến hành thử nghiệm 5G. Wu tiết lộ rằng Huawei đã đầu tư 5 triệu đô la vào các thử nghiệm 5G ở Thái Lan, và thiết bị 5G sẵn sàng cho mục đích thương mại đã đến Thái Lan để tham gia thử nghiệm.
“Đông Nam Châu Á là một thị trường mới nổi, một động cơ tuyệt vời kết nối đổi mới sáng tạo và kinh doanh. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để đóng góp cho nền kinh tế kỹ thuật số và tầm nhìn thông minh thông qua đổi mới sáng tạo”, Wu nói.
Thị trường trong khu vực như Thái Lan đã tăng nhanh trong bảng xếp hạng Chỉ số Phát triển ICT (IDI) của ITU trong những năm qua, điều này cho thấy tiềm năng to lớn của một thị trường mới nổi về tăng tốc số hóa. Không còn nghi ngờ rằng cơ sở hạ tầng ICT đã đóng góp to lớn cho kết quả đó.
Năm 2018, Huawei đã xây dựng giải pháp ăng ten "Bangkok Platform", được thiết kế đặc biệt cho các dịch vụ LTE mật độ cao, tốc độ cao và tăng trưởng nhanh. Giải pháp này kết hợp với CloudAir để giải quyết vấn đề chi phí cao và tỷ lệ sử dụng thấp của băng tầnLTE, giúp đảm bảo băng thông tăng thêm 40% và cải thiện trải nghiệm người dùng. Tại Ấn Độ, Huawei đã giới thiệu vi sóng 5G giúp tăng gấp đôi hiệu quả băng tần của các truyền dẫn không dây.
“Tôi tin rằng năm 2019 sẽ là một năm nhiều dấu ấn cho 5G tại Đông Nam Châu Á. Huawei, với tư cách là nhà cung cấp 5G hàng đầu thế giới, sẽ giúp tất cả các nhà khai thác viễn thông trong khu vực thực hiện ước mơ 5G của họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào 5G, băng thông rộng, đám mây, trí tuệ nhân tạo và các thiết bị thông minh, để giúp các khách hàng tối đa hóa lợi ích của công nghệ mới này”.
Huawei, được thành lập vào năm 1987 tại Trung Quốc, đã phát triển để trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai. Năm 2018, doanh thu của công ty dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục 108,5 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước. Tại Đông Nam Châu Á, công ty cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2018, hoạt động kinh doanh tiêu dùng đã tăng trưởng 42% trong khu vực này.
Số hóa, không chính trị
Kể từ năm ngoái, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã phải đối mặt với những thách thức đến từ chiến dịch do Hoa Kỳ dẫn đầu, thúc giục các đồng minh loại bỏ Huawei khỏi việc triển khai 5G của họ, cho rằng công nghệ của công ty có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia và người dùng. Huawei phủ nhận các cáo buộc rằng công nghệ của họ có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp và cho đến nay không có bằng chứng nào được đưa ra để hỗ trợ cho các cáo buộc đó.
Khi được hỏi về những cáo buộc, James Wu nói rằng “cá nhân ông không quan tâm đến vấn đề này” và cảm ơn sự hỗ trợ của khách hàng.
“Tất cả các quốc gia không nên biến 5G thành vấn đề chính trị hay ý thức hệ”, ông Wu nói. “Chúng tôi chứng minh bản thân với 20 năm kỷ lục an ninh mạng ở Đông Nam Châu Á cho tất cả chính phủ và người dân, rằng Huawei có thể được tin tưởng. Tôi chắc chắn rằng họ có một phán quyết rõ ràng. Là một ví dụ điển hình của các thị trường mới nổi, Đông Nam Châu Á cần hợp tác với các nhà cung cấp ICT, những người thực sự đóng góp tại địa phương”.
Huawei đã đầu tư vào 5G trong hơn 10 năm và được công nhận với 12 đến 18 tháng lợi thế đi trước dẫn đầu trên thị trường. Các chuyên gia công nghiệp nhận định rằng việc cấm Huawei phát triển 5G có thể trì hoãn toàn bộ sự tăng trưởng của các hệ thống mạng.
“5G là một sự kế thừa và mở rộng của 4G về mặt kiến trúc bảo mật. Nhờ nỗ lực chung của hàng trăm chuyên gia đến từ hàng chục doanh nghiệp và nhà quản lý trong nhóm làm việc bảo mật 3GPP, giờ đây chúng ta có một cơ chế bảo đảm kiến trúc bảo mật theo tầng để truyền tải dữ liệu, thông tin người dùng và ứng dụng người dùng, hoàn toàn đảm bảo an toàn từ quan điểm cơ chế”.
Trong một báo cáo gần đây, Vương quốc Anh đã kết luận rằng những rủi ro đến từ thiết bị Huawei 5G có thể được giảm thiểu và quản lý.
“Tôi tin rằng, sự lựa chọn khôn ngoan và thực tế nhất là tạo ra một môi trường nơi tất cả các nhà cung cấp có thể cạnh tranh công bằng với nhau. Huawei hoan nghênh sự cạnh tranh, bởi vì nó dẫn đến đầu tư hiệu quả nhất vào cơ sở hạ tầng 5G và mang lại lợi ích cho công chúng của tất cả các quốc gia. Đề nghị của tôi là: kỹ thuật số, không chính trị. Và đây là một lựa chọn phục vụ cho lợi ích của tất cả các bên liên quan”, ông Wu nói.