Liệu người dùng có dám mua một sản phẩm mà chính nhà sản xuất cũng không dám cho người mẫu đeo lên để chụp hình quảng cáo?
Các thiết bị đeo "sống hay chết" khi được tung ra thị trường phụ thuộc nhiều vào việc chúng có thực sự khiến người sử dụng thoải mái khi đeo hay không. Và sẽ thật khó để giới thiệu một thiết bị mới nếu nó khiến người đeo cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi hoặc liên tục bị trượt khỏi vùng cơ thể cố định ban đầu.
Vì vậy, nhiều người dùng đang tỏ ra nghi ngờ đối với chiếc tai nghe VR Vive Flow vừa được ra mắt của HTC. Được nhà sản xuất giới thiệu là đặc biệt nhẹ, dễ dàng sử dụng và phù hợp với mọi tình huống trong cuộc sống, thế nhưng các bức ảnh quảng bá sản phẩm trên trang chủ của hãng lại không sử dụng các bức ảnh thật.
Ảnh quảng cáo tai nghe VR Vive Flow của HTC.
Cụ thể hơn, những người mẫu trên thực tế không đeo thứ gì lên đầu. Bởi tất cả đều là các bức ảnh đã được chỉnh sửa. Ví dụ, người phụ nữ trong bức ảnh trên được chụp hình với một bát bỏng ngô chứ không phải tai nghe hay điện thoại. Bức ảnh gốc có thể dễ dàng tìm thấy trên trang bán ảnh istockphoto.
Bức ảnh gốc trước khi được chỉnh sửa trên istockphoto
Từ nghi ngờ này, nhiều người dùng đã thử tìm kiếm và chia sẻ trên Twitter phát hiện của mình, rằng đại đa số các hình ảnh miêu tả phong cách sống với tai nghe VR mới này dường như đều đến từ istockphoto.
Ảnh được dùng trên trang web vive.com.
Ảnh gốc trên istockphoto
Một bức ảnh khác trên trang chủ của sản phẩm.
Còn đây là ảnh gốc trên istockphoto
Thậm chí trong trường hợp dưới đây, HTC đã chỉnh sửa để thêm cả một nụ cười giả tạo trên khuôn mặt của người mẫu, vì nó không có trong bức ảnh gốc.
Ảnh được HTC chỉnh sửa.
Ảnh gốc không có tai nghe hay điện thoại kề bên.
Cách đây không lâu, Panasonic đã gây ra một scandal chỉnh sửa ảnh khi thay đầu của một người đàn ông da trắng lên cơ thể một người đàn ông da đen để quảng bá cho một chiếc loa có thể đeo được của mình.
Và đây là lần thứ hai trong vòng hai tháng, chúng ta thấy một thiết bị đeo được lại được thêm vào cơ thể người bằng kỹ thuật số, thay vì đơn giản được người mẫu đeo lên trong thực tế để chụp ảnh. Điều này có thể gây ra nhiều hiểu lầm, bởi nó có thể khiến khách hàng tiềm năng nghi ngờ rằng nhà sản xuất đang cố che giấu điều gì đó liên quan tới thiết kế hoặc trải nghiệm sản phẩm.
Các thiết bị đeo "sống hay chết" khi được tung ra thị trường phụ thuộc nhiều vào việc chúng có thực sự khiến người sử dụng thoải mái khi đeo hay không. Và sẽ thật khó để giới thiệu một thiết bị mới nếu nó khiến người đeo cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi hoặc liên tục bị trượt khỏi vùng cơ thể cố định ban đầu.
Vì vậy, nhiều người dùng đang tỏ ra nghi ngờ đối với chiếc tai nghe VR Vive Flow vừa được ra mắt của HTC. Được nhà sản xuất giới thiệu là đặc biệt nhẹ, dễ dàng sử dụng và phù hợp với mọi tình huống trong cuộc sống, thế nhưng các bức ảnh quảng bá sản phẩm trên trang chủ của hãng lại không sử dụng các bức ảnh thật.
Ảnh quảng cáo tai nghe VR Vive Flow của HTC.
Cụ thể hơn, những người mẫu trên thực tế không đeo thứ gì lên đầu. Bởi tất cả đều là các bức ảnh đã được chỉnh sửa. Ví dụ, người phụ nữ trong bức ảnh trên được chụp hình với một bát bỏng ngô chứ không phải tai nghe hay điện thoại. Bức ảnh gốc có thể dễ dàng tìm thấy trên trang bán ảnh istockphoto.
Bức ảnh gốc trước khi được chỉnh sửa trên istockphoto
Từ nghi ngờ này, nhiều người dùng đã thử tìm kiếm và chia sẻ trên Twitter phát hiện của mình, rằng đại đa số các hình ảnh miêu tả phong cách sống với tai nghe VR mới này dường như đều đến từ istockphoto.
Ảnh được dùng trên trang web vive.com.
Ảnh gốc trên istockphoto
Một bức ảnh khác trên trang chủ của sản phẩm.
Còn đây là ảnh gốc trên istockphoto
Thậm chí trong trường hợp dưới đây, HTC đã chỉnh sửa để thêm cả một nụ cười giả tạo trên khuôn mặt của người mẫu, vì nó không có trong bức ảnh gốc.
Ảnh được HTC chỉnh sửa.
Ảnh gốc không có tai nghe hay điện thoại kề bên.
Cách đây không lâu, Panasonic đã gây ra một scandal chỉnh sửa ảnh khi thay đầu của một người đàn ông da trắng lên cơ thể một người đàn ông da đen để quảng bá cho một chiếc loa có thể đeo được của mình.
Và đây là lần thứ hai trong vòng hai tháng, chúng ta thấy một thiết bị đeo được lại được thêm vào cơ thể người bằng kỹ thuật số, thay vì đơn giản được người mẫu đeo lên trong thực tế để chụp ảnh. Điều này có thể gây ra nhiều hiểu lầm, bởi nó có thể khiến khách hàng tiềm năng nghi ngờ rằng nhà sản xuất đang cố che giấu điều gì đó liên quan tới thiết kế hoặc trải nghiệm sản phẩm.
Theo Genk