HP vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững thường niên mới nhất, khẳng định những nỗ lực của tập đoàn hướng đến một ngành công nghệ bền vững và bình đẳng.
Hôm nay, Nằm trong chiến lược Phát triển Bền vững, tập đoàn HP vừa công bố cam kết thúc đẩy bình đẳng kỹ thuật số cho 150 triệu người vào năm 2030. Theo đó, HP sẽ khởi động chương trình HP PATH (Hợp tác và Công nghệ Vì Nhân loại) – nhằm phát triển những sáng kiến mới và tận dụng nguồn lực từ địa phương để hỗ trợ các cộng đồng thiếu điều kiện tiếp cận với cơ hội giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe.
Công bố được HP đưa ra đồng thời với việc ra mắt Báo cáo Phát triển Bền vững thường niên lần thứ 20, khẳng định những bước tiến của tập đoàn trong 3 lĩnh vực trọng yếu: Hành động vì Khí hậu, Bình Đẳng Giới, và Bình đẳng kỹ thuật số. Báo cáo ghi nhận những nỗ lực thiết thực của HP trong năm qua trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, trong đó bao gồm các chiến lược hành động vì môi trường, thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực công nghệ.
“Phát triển bền vững là chiến lược chúng tôi đeo đuổi để hỗ trợ xây dựng cộng đồng, đồng thời thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng trong kinh doanh. Sáng tạo công nghệ để thúc đẩy phát triển là thế mạnh đồng thời là sứ mệnh của HP. Điều này là nguồn thúc đẩy và truyền cảm hứng giúp chúng tôi liên tục nỗ lực để đạt được những mục tiêu đã đặt ra”, ông Nguyễn Minh Đức, Tổng Giám đốc HP Việt Nam cho biết.
“Công nghệ số đang từng ngày biến đổi mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại nguy cơ gia tăng khoảng cách số giữa các cộng đồng, đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn và những cộng đồng thiếu điều kiện tiếp cận với công nghệ. Nhận thức được điều này, HP cam kết hỗ trợ xóa bỏ khoảng cách số, nhằm mang lại cho các cộng đồng khó khăn cơ hội tiếp cận với giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe. Tại Việt Nam, chúng tôi đã và đang làm việc trực tiếp với các đối tác địa phương để trang bị kỹ năng số cho trẻ em vùng khó khăn thông qua các khóa đào tạo và Trung tâm Công nghệ (HP Tech Hubs), mang công nghệ đến gần hơn với các em”, ông Đức chia sẻ thêm.
Tăng tốc thúc đẩy bình đẳng kỹ thuật số
Đại dịch COVID-19 đã và đang làm trầm trọng hóa khoảng cách số trên toàn cầu. Thực trạng bất bình đẳng về kỹ thuật số đang đạt ngưỡng cao nhất mọi thời đại và sẽ tiếp tục gia tăng nếu chúng ta không cùng nhau tìm ra giải pháp. Theo UNICEF, ít nhất một phần ba trẻ em trên toàn thế giới (khoảng 463 triệu em) đã không thể tiếp cận với phương pháp học từ xa khi các trường học bị đóng cửa trong bối cảnh đại dịch.
Tại Việt Nam, mô hình học tập từ xa cũng mang lại nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và học tập hiệu quả, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Theo một báo cáo của UNICEF, khoảng 37% người tham gia phỏng vấn cho biết con họ không thể tham gia các lớp học trực tuyến thường xuyên vì vấn đề kỹ thuật. Ngoài ra, khoảng 93% giáo viên ở các tỉnh vùng sâu và vùng xa cho biết họ chưa từng sử dụng các công nghệ hiện đại trong lớp học trước đại dịch COVID-19, làm ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy trực tuyến.
Ngoài giáo dục, khoảng cách số ngày càng tăng còn có thể cản trở việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và cơ hội việc làm cạnh tranh trong thời kỳ chuyển đổi số.
Với quan điểm bình đẳng kỹ thuật số là quyền lợi của mỗi công dân, HP đã đầu tư phát triển chương trình HP LIFE nhằm tạo dựng cơ hội và giải quyết tình trạng thiếu kỹ năng và nhân lực trong thị trường. Đây là một chương trình miễn phí của HP Foundation giúp cộng đồng rèn luyện lại các kỹ năng IT và kinh doanh. Đồng thời, HP cũng hợp tác với các tổ chức phi chính phủ như Junior Achievement, Girl Rising, MIT Solve và NABU để giải quyết thách thức này.
Từ những chiến lược hiện có, HP cam kết phát triển lộ trình hỗ trợ các cộng đồng khó khăn, với mục tiêu đảm bảo bình đẳng kỹ thuật số cho 150 triệu người vào năm 2030 thông qua các giải pháp và dịch vụ sáng tạo.
Theo HP, bình đẳng kỹ thuật số bao gồm 4 yếu tố chính: Phần cứng (ví dụ: máy tính xách tay hoặc máy in); Kết nối (ví dụ: khả năng truy cập mạng Internet); Nội dung (ví dụ: tài liệu học tập) và Kỹ năng số (ví dụ: kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ). Dựa trên những yếu tố này, HP sẽ chú trọng đầu tư và cải thiện tình trạng bất bình đẳng số ở 4 cộng đồng trọng tâm:
Khởi động chương trình HP PATH (Hợp tác và Công nghệ vì Nhân loại)
HP PATH (Partnership and Technology for Humanity) sẽ là chương trình tiên phong trong việc hướng đến bình đẳng kỹ thuật số cho các cộng đồng khó khăn trên toàn thế giới, thông qua sự hợp tác, đổi mới, trao đổi trực tiếp với các nhà lãnh đạo địa phương.
Trong giai đoạn đầu, PATH sẽ tập trung xây dựng những diễn đàn thảo luận để lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ các cộng đồng trên khắp thế giới về những nguyên nhân và nguồn lực cần thiết để hỗ trợ xóa bỏ khoảng cách số. Những thông tin này sẽ quyết định lộ trình phát triển sản phẩm và giải pháp của HP. Bên cạnh đó, HP sẽ cung cấp quỹ tài trợ với các gói giải pháp được cá nhân hóa. HP sẽ tiếp tục phát triển sáng tạo đổi mới, mang đến các sản phẩm và giải pháp giúp thúc đẩy bình đẳng số, đồng thời hướng đến mục tiêu mang đến kết quả học tập tốt hơn cho 100 triệu người vào năm 2025.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2020
Phát triển Bền vững là trụ cột chiến lược quan trọng của HP, giúp doanh nghiệp trở thành công ty công nghệ có những đóng góp bền vững và bình đẳng nhất thế giới. Không chỉ góp phần tạo ra những tác động tích cực cho hành tinh và xã hội, phát triển bền vững còn là nhân tố ngày càng quan trọng đối với người tiêu dùng, mang lại doanh số hơn 1 tỷ đô la cho HP trong 2 năm liên tiếp (số liệu được ghi nhận vào năm 2020).
Từ bản báo cáo tác động xã hội và môi trường đầu tiên vào năm 2001, đến nay HP vẫn kiên định với những cam kết minh bạch và có trách nhiệm. Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm nay, HP đã phác thảo những tiến bộ đạt được trong năm 2020 cũng như những mặt có thể cải thiện trong thời gian tới. Sau đây là những nội dung nổi bật trong báo cáo (tham khảo bản tóm tắt cụ thể tại đây):
Nỗ lực khắc phục biến đổi khí hậu trên toàn cầu:
HP cũng vừa công bố phát hành Khuôn khổ Đầu tư Trái phiếu Bền vững để thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp đầu tư vào các dự án mà tập đoàn tin rằng giúp hướng đến các mục tiêu bền vững và bình đẳng. Đồng thời, HP chính thức công bố định giá 1 tỷ đô la cho trái phiếu trung hạn bền vững đầu tiên của tập đoàn. Là một phần của chiến dịch huy động vốn trị giá 2 tỷ USD, những trái phiếu này được thiết kế để trao quyền cho các nhà đầu tư, khuyến khích họ tham gia cùng HP trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và chú trọng phát triển bền vững. Tham khảo thông tin chi tiết tại đây.
Thúc đẩy bình đẳng kỹ thuật số cho 150 triệu người vào năm 2030 là một sứ mệnh quan trọng cần sự chung tay đồng lòng từ đội ngũ nhân viên, nhà cung ứng và toàn thể đối tác. Hiểu được điều đó, HP đã nỗ lực mở rộng mạng lưới, lan tỏa tinh thần phát triển bền vững. Đối với đội ngũ nhân viên, HP cam kết hỗ trợ thiết lập các mục tiêu Phát triển Bền vững của từng cá nhân. HP cũng đưa ra chương trình đối tác đầu tiên trên toàn cầu HP Amplify Impact™ để cùng đối tác mang đến những thay đổi tích cực cho xã hội.
Hôm nay, Nằm trong chiến lược Phát triển Bền vững, tập đoàn HP vừa công bố cam kết thúc đẩy bình đẳng kỹ thuật số cho 150 triệu người vào năm 2030. Theo đó, HP sẽ khởi động chương trình HP PATH (Hợp tác và Công nghệ Vì Nhân loại) – nhằm phát triển những sáng kiến mới và tận dụng nguồn lực từ địa phương để hỗ trợ các cộng đồng thiếu điều kiện tiếp cận với cơ hội giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe.
Công bố được HP đưa ra đồng thời với việc ra mắt Báo cáo Phát triển Bền vững thường niên lần thứ 20, khẳng định những bước tiến của tập đoàn trong 3 lĩnh vực trọng yếu: Hành động vì Khí hậu, Bình Đẳng Giới, và Bình đẳng kỹ thuật số. Báo cáo ghi nhận những nỗ lực thiết thực của HP trong năm qua trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, trong đó bao gồm các chiến lược hành động vì môi trường, thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực công nghệ.
“Phát triển bền vững là chiến lược chúng tôi đeo đuổi để hỗ trợ xây dựng cộng đồng, đồng thời thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng trong kinh doanh. Sáng tạo công nghệ để thúc đẩy phát triển là thế mạnh đồng thời là sứ mệnh của HP. Điều này là nguồn thúc đẩy và truyền cảm hứng giúp chúng tôi liên tục nỗ lực để đạt được những mục tiêu đã đặt ra”, ông Nguyễn Minh Đức, Tổng Giám đốc HP Việt Nam cho biết.
“Công nghệ số đang từng ngày biến đổi mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại nguy cơ gia tăng khoảng cách số giữa các cộng đồng, đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn và những cộng đồng thiếu điều kiện tiếp cận với công nghệ. Nhận thức được điều này, HP cam kết hỗ trợ xóa bỏ khoảng cách số, nhằm mang lại cho các cộng đồng khó khăn cơ hội tiếp cận với giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe. Tại Việt Nam, chúng tôi đã và đang làm việc trực tiếp với các đối tác địa phương để trang bị kỹ năng số cho trẻ em vùng khó khăn thông qua các khóa đào tạo và Trung tâm Công nghệ (HP Tech Hubs), mang công nghệ đến gần hơn với các em”, ông Đức chia sẻ thêm.
Tăng tốc thúc đẩy bình đẳng kỹ thuật số
Đại dịch COVID-19 đã và đang làm trầm trọng hóa khoảng cách số trên toàn cầu. Thực trạng bất bình đẳng về kỹ thuật số đang đạt ngưỡng cao nhất mọi thời đại và sẽ tiếp tục gia tăng nếu chúng ta không cùng nhau tìm ra giải pháp. Theo UNICEF, ít nhất một phần ba trẻ em trên toàn thế giới (khoảng 463 triệu em) đã không thể tiếp cận với phương pháp học từ xa khi các trường học bị đóng cửa trong bối cảnh đại dịch.
Tại Việt Nam, mô hình học tập từ xa cũng mang lại nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và học tập hiệu quả, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Theo một báo cáo của UNICEF, khoảng 37% người tham gia phỏng vấn cho biết con họ không thể tham gia các lớp học trực tuyến thường xuyên vì vấn đề kỹ thuật. Ngoài ra, khoảng 93% giáo viên ở các tỉnh vùng sâu và vùng xa cho biết họ chưa từng sử dụng các công nghệ hiện đại trong lớp học trước đại dịch COVID-19, làm ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy trực tuyến.
Ngoài giáo dục, khoảng cách số ngày càng tăng còn có thể cản trở việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và cơ hội việc làm cạnh tranh trong thời kỳ chuyển đổi số.
Với quan điểm bình đẳng kỹ thuật số là quyền lợi của mỗi công dân, HP đã đầu tư phát triển chương trình HP LIFE nhằm tạo dựng cơ hội và giải quyết tình trạng thiếu kỹ năng và nhân lực trong thị trường. Đây là một chương trình miễn phí của HP Foundation giúp cộng đồng rèn luyện lại các kỹ năng IT và kinh doanh. Đồng thời, HP cũng hợp tác với các tổ chức phi chính phủ như Junior Achievement, Girl Rising, MIT Solve và NABU để giải quyết thách thức này.
Từ những chiến lược hiện có, HP cam kết phát triển lộ trình hỗ trợ các cộng đồng khó khăn, với mục tiêu đảm bảo bình đẳng kỹ thuật số cho 150 triệu người vào năm 2030 thông qua các giải pháp và dịch vụ sáng tạo.
Theo HP, bình đẳng kỹ thuật số bao gồm 4 yếu tố chính: Phần cứng (ví dụ: máy tính xách tay hoặc máy in); Kết nối (ví dụ: khả năng truy cập mạng Internet); Nội dung (ví dụ: tài liệu học tập) và Kỹ năng số (ví dụ: kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ). Dựa trên những yếu tố này, HP sẽ chú trọng đầu tư và cải thiện tình trạng bất bình đẳng số ở 4 cộng đồng trọng tâm:
- Phụ nữ và trẻ em gái;
- Người khuyết tật (bao gồm người già);
- Cộng đồng người da màu/nhóm yếu thế;
- Nhà giáo dục và người đang hành nghề - để giải quyết các trở ngại ngăn cản họ hội nhập số
Khởi động chương trình HP PATH (Hợp tác và Công nghệ vì Nhân loại)
HP PATH (Partnership and Technology for Humanity) sẽ là chương trình tiên phong trong việc hướng đến bình đẳng kỹ thuật số cho các cộng đồng khó khăn trên toàn thế giới, thông qua sự hợp tác, đổi mới, trao đổi trực tiếp với các nhà lãnh đạo địa phương.
Trong giai đoạn đầu, PATH sẽ tập trung xây dựng những diễn đàn thảo luận để lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ các cộng đồng trên khắp thế giới về những nguyên nhân và nguồn lực cần thiết để hỗ trợ xóa bỏ khoảng cách số. Những thông tin này sẽ quyết định lộ trình phát triển sản phẩm và giải pháp của HP. Bên cạnh đó, HP sẽ cung cấp quỹ tài trợ với các gói giải pháp được cá nhân hóa. HP sẽ tiếp tục phát triển sáng tạo đổi mới, mang đến các sản phẩm và giải pháp giúp thúc đẩy bình đẳng số, đồng thời hướng đến mục tiêu mang đến kết quả học tập tốt hơn cho 100 triệu người vào năm 2025.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2020
Phát triển Bền vững là trụ cột chiến lược quan trọng của HP, giúp doanh nghiệp trở thành công ty công nghệ có những đóng góp bền vững và bình đẳng nhất thế giới. Không chỉ góp phần tạo ra những tác động tích cực cho hành tinh và xã hội, phát triển bền vững còn là nhân tố ngày càng quan trọng đối với người tiêu dùng, mang lại doanh số hơn 1 tỷ đô la cho HP trong 2 năm liên tiếp (số liệu được ghi nhận vào năm 2020).
Từ bản báo cáo tác động xã hội và môi trường đầu tiên vào năm 2001, đến nay HP vẫn kiên định với những cam kết minh bạch và có trách nhiệm. Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm nay, HP đã phác thảo những tiến bộ đạt được trong năm 2020 cũng như những mặt có thể cải thiện trong thời gian tới. Sau đây là những nội dung nổi bật trong báo cáo (tham khảo bản tóm tắt cụ thể tại đây):
Nỗ lực khắc phục biến đổi khí hậu trên toàn cầu:
- Trong năm 2020, HP đã giảm 4% tổng lượng khí thải carbon ra môi trường; giảm 33% cường độ phát thải khí nhà kính từ sử dụng sản phẩm; tăng nguyên liệu nhựa tái chế lên 11% và giảm 19% lượng bao bì nhựa dùng một lần.
- Duy trì cam kết 100% không phá rừng khi sản xuất giấy in HP và 99% khi sản xuất bao bì sản phẩm làm từ giấy.
- Ra mắt Danh mục máy tính bền vững nhất thế giới; Dịch vụ quản lý máy in trung hòa khí carbon (carbon neutral) hoàn thiện nhất thế giới; và hơn 50 sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhựa từ rác thải đại dương như HP Elite, Pro, Z, Chromebook Enterprise và Pavilion – máy tính xách tay tiêu dùng cá nhân sử dụng nhựa từ rác thải đại dương đầu tiên trên thế giới.
- Trong hai năm liên tục, HP luôn đạt mức tăng trưởng đều đặn trong tỉ lệ lãnh đạo nữ (đạt 32% vào năm 2020; so với 31% vào năm 2019 và 2018), cũng như tỉ lệ nhân viên nữ trong hệ thống toàn cầu (đạt 57% vào năm 2020; so với 55% vào năm 2019 và 2018).
- Tại Châu Á, HP tiếp tục thúc đẩy chiến lược Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập thông qua các chương trình như:
- Women in Leadership Lab: chương trình lãnh đạo kéo dài 7 tháng ở Châu Á nhằm khám phá và trau dồi tiềm năng của các nữ giám đốc điều hành, đặc biệt trong các phòng ban và vị trí còn cần thêm sự hiện diện của phái nữ. Chương trình mang đến cho thành viên cơ hội học hỏi và trau dồi kinh nghiệm từ các nhà lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm tại HP.
- Women’s Impact Network (WIN): mạng lưới hỗ trợ vững chắc cho phái nữ được tổ chức bởi chính đội ngũ nhân viên HP, với mục tiêu thúc đẩy sự gắn bó, đổi mới và định hướng phát triển sự nghiệp phù hợp với từng cá nhân. Năm nay, WIN tiếp tục truyền cảm hứng và tăng cường kết nối giữa các nhân viên nữ tại các phòng ban của HP trên khắp Châu Á. Mạng lưới hỗ trợ mang lại những buổi trò chuyện thân mật, chia sẻ kinh nghiệm và hội thảo với các nữ lãnh đạo trong và ngoài HP.
- Women in Leadership Lab: chương trình lãnh đạo kéo dài 7 tháng ở Châu Á nhằm khám phá và trau dồi tiềm năng của các nữ giám đốc điều hành, đặc biệt trong các phòng ban và vị trí còn cần thêm sự hiện diện của phái nữ. Chương trình mang đến cho thành viên cơ hội học hỏi và trau dồi kinh nghiệm từ các nhà lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm tại HP.
- Hỗ trợ phương pháp học tập kết hợp và thúc đẩy bình đẳng số trong bối cảnh trường học phải đóng cửa mùa đại dịch, hoàn thành một nửa chặng đường trong nỗ lực mang lại kết quả học tập tốt hơn cho 100 triệu người vào năm 2025, bao gồm mục tiêu tăng 210% số lượng học viên đăng ký chương trình đào tạo HP LIFE.
- Tại Việt Nam, HP hợp tác cùng tổ chức phi lợi nhuận Saigon Children’s Charity để hỗ trợ xây dựng trường tiểu học Kim Đồng (Hậu Giang).
- Bên cạnh đó, HP Việt Nam còn hợp tác với tổ chức giáo dục phi lợi nhuận Teach For Vietnam để xây dựng trung tâm học tập tại khu vực nông thôn tỉnh Bến Tre. Dự án nằm trong cam kết mang các kiến thức ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) đến gần hơn với trẻ em ở các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.
- Tại Indonesia, HP đã ra mắt nền tảng HP LIFE bằng ngôn ngữ Bahasa Indonesia để mang cơ hội phát triển tương lai đến các nhà lập nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ và những bạn trẻ đam mê học vấn. Thông qua các khóa học ngắn hạn miễn phí, nền tảng hỗ trợ nhu cầu đa dạng của học viên, từ phát triển kinh doanh, khởi nghiệp, tham gia vào lực lượng lao động hay chỉ đơn giản là tìm kiếm một cơ hội việc làm tốt hơn. Đồng thời, HP cũng mang đến cơ hội tiếp cận công nghệ cho hơn 5.000 học sinh/sinh viên ở các cộng đồng khó khăn với 6 Trung tâm Công nghệ (Tech Hubs) tại thành phố Jakarta và Lombok.
HP cũng vừa công bố phát hành Khuôn khổ Đầu tư Trái phiếu Bền vững để thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp đầu tư vào các dự án mà tập đoàn tin rằng giúp hướng đến các mục tiêu bền vững và bình đẳng. Đồng thời, HP chính thức công bố định giá 1 tỷ đô la cho trái phiếu trung hạn bền vững đầu tiên của tập đoàn. Là một phần của chiến dịch huy động vốn trị giá 2 tỷ USD, những trái phiếu này được thiết kế để trao quyền cho các nhà đầu tư, khuyến khích họ tham gia cùng HP trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và chú trọng phát triển bền vững. Tham khảo thông tin chi tiết tại đây.
Thúc đẩy bình đẳng kỹ thuật số cho 150 triệu người vào năm 2030 là một sứ mệnh quan trọng cần sự chung tay đồng lòng từ đội ngũ nhân viên, nhà cung ứng và toàn thể đối tác. Hiểu được điều đó, HP đã nỗ lực mở rộng mạng lưới, lan tỏa tinh thần phát triển bền vững. Đối với đội ngũ nhân viên, HP cam kết hỗ trợ thiết lập các mục tiêu Phát triển Bền vững của từng cá nhân. HP cũng đưa ra chương trình đối tác đầu tiên trên toàn cầu HP Amplify Impact™ để cùng đối tác mang đến những thay đổi tích cực cho xã hội.