Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Một đề tài cũ rích được thể hiện một cách đơn điệu, buồn chán và thiếu muối, thực sự thử thách kiên nhẫn của người xem. Một phim tưởng có vẻ hài nhưng thực ra cười không có nổi, ngay cả khi mướn thêm một đứa ngồi cạnh chọc lét. "Hồn papa da con gái" thất bại ngay từ mục tiêu gây cười ban đầu.
Câu chuyện phim là 2 cha con bị hoán đổi thân xác cho nhau, kiểu phim này thì ai cũng đoán được, thậm chí đoán được luôn kết cục thế nào dễ dàng. Cái muốn xem chắc chắn là những tình huống oái ăm gì diễn ra để gây cười. Cái muốn xem là hành trình thay đổi như thế nào.
Đáng tiếc, là toàn bộ hơn một trăm phút phim không có một pha hài nào đủ sức sáng tạo, đủ sức bật. Những tình huống sau khi hoán đổi nó nhạt nhẽo và phi logic, đầy gượng ép để cố ra được cái gì đó vui vui. Tình huống dịch thuật cho ông người Nhật là một ví dụ, kệch cỡm và giả tạo, phi lý. Nên không có gì ngạc nhiên khi cả phim, toàn bộ rạp không cười 1 lần nào (xem rạp BHD suất 6h chiều ngày 26/12). À, có hai tình huống phì cười, là cảnh văng lên dây điện cháy xèo xèo ở đầu và cuối phim, cười vì nó tào lao nhảm nhí và xàm quá.
Kaity Nguyễn đóng y phim trước, dù sao, gái xinh, mặt học sinh ngực phụ huynh nên tha thứ hết. Thái Hòa thì thôi, phim này dưới phong độ, cảm giác cứ mệt mệt, nhàn nhạt, yếu yếu, đuối đuối. Cảm tưởng như anh gò mình, tiết chế quá, nên thành ra cái gì cũng thiếu.
Nội dung phim khá đơn điệu, thiếu câu chuyện rõ ràng, thiếu các tình huống điểm nhấn đặc biệt ấn tượng, nên thành ra nó cứ đều đều, trơn tuột và không ghim được cảm xúc. Cái chính khi hoán đổi là người bị hoán đổi sẽ nhận ra được những điều trước đó không thấy, những biến đổi trong tâm lý sâu sắc mạnh mẽ, nhưng ở phim này lại được thể hiện quá nhạt nhòa.
Điểm sáng ở phim là dàn diễn viên phụ chất, như Kathy Uyên, Vân Trang, NSUT Thành Lộc... Trong đó tốt nhất vẫn là Kathy Uyên và NSUT Thành Lộc, còn Hồng Vân đóng ở mức bình thường, chưa kể "đoạn biến thái" mang đến cảm giác ngán ngẩm, không hợp.
Nhân nói chuyện "biến thái", đạo diễn Ken Ochiai đã dùng một lần trong phim Vệ sỹ Sài Gòn (cũng Thái Hòa đóng chính), đến phim này vẫn vậy. Nhưng cái cảnh đó nó không có vui, dù bản thân bình xem đầy thứ biến thái hơn thế, cảnh vô phim nó chỉ vô duyên và vô nghĩa.
Nói chung, "Hồn papa da con gái" là phim Việt ở mức trung bình. Điểm sáng duy nhất là hình ảnh đẹp, quay tốt, dựng trau chuốt nhịp nhàng và Kaity Nguyễn nhìn hấp dẫn. Hồn Ken Ochiai, da Charlie Nguyễn cũng chỉ có vậy thôi.
Câu chuyện phim là 2 cha con bị hoán đổi thân xác cho nhau, kiểu phim này thì ai cũng đoán được, thậm chí đoán được luôn kết cục thế nào dễ dàng. Cái muốn xem chắc chắn là những tình huống oái ăm gì diễn ra để gây cười. Cái muốn xem là hành trình thay đổi như thế nào.
Đáng tiếc, là toàn bộ hơn một trăm phút phim không có một pha hài nào đủ sức sáng tạo, đủ sức bật. Những tình huống sau khi hoán đổi nó nhạt nhẽo và phi logic, đầy gượng ép để cố ra được cái gì đó vui vui. Tình huống dịch thuật cho ông người Nhật là một ví dụ, kệch cỡm và giả tạo, phi lý. Nên không có gì ngạc nhiên khi cả phim, toàn bộ rạp không cười 1 lần nào (xem rạp BHD suất 6h chiều ngày 26/12). À, có hai tình huống phì cười, là cảnh văng lên dây điện cháy xèo xèo ở đầu và cuối phim, cười vì nó tào lao nhảm nhí và xàm quá.
Kaity Nguyễn đóng y phim trước, dù sao, gái xinh, mặt học sinh ngực phụ huynh nên tha thứ hết. Thái Hòa thì thôi, phim này dưới phong độ, cảm giác cứ mệt mệt, nhàn nhạt, yếu yếu, đuối đuối. Cảm tưởng như anh gò mình, tiết chế quá, nên thành ra cái gì cũng thiếu.
Nội dung phim khá đơn điệu, thiếu câu chuyện rõ ràng, thiếu các tình huống điểm nhấn đặc biệt ấn tượng, nên thành ra nó cứ đều đều, trơn tuột và không ghim được cảm xúc. Cái chính khi hoán đổi là người bị hoán đổi sẽ nhận ra được những điều trước đó không thấy, những biến đổi trong tâm lý sâu sắc mạnh mẽ, nhưng ở phim này lại được thể hiện quá nhạt nhòa.
Điểm sáng ở phim là dàn diễn viên phụ chất, như Kathy Uyên, Vân Trang, NSUT Thành Lộc... Trong đó tốt nhất vẫn là Kathy Uyên và NSUT Thành Lộc, còn Hồng Vân đóng ở mức bình thường, chưa kể "đoạn biến thái" mang đến cảm giác ngán ngẩm, không hợp.
Nhân nói chuyện "biến thái", đạo diễn Ken Ochiai đã dùng một lần trong phim Vệ sỹ Sài Gòn (cũng Thái Hòa đóng chính), đến phim này vẫn vậy. Nhưng cái cảnh đó nó không có vui, dù bản thân bình xem đầy thứ biến thái hơn thế, cảnh vô phim nó chỉ vô duyên và vô nghĩa.
Nói chung, "Hồn papa da con gái" là phim Việt ở mức trung bình. Điểm sáng duy nhất là hình ảnh đẹp, quay tốt, dựng trau chuốt nhịp nhàng và Kaity Nguyễn nhìn hấp dẫn. Hồn Ken Ochiai, da Charlie Nguyễn cũng chỉ có vậy thôi.