Điều này là một dấu hiệu cho thấy người khổng lồ công nghệ Trung Quốc không muốn bị bỏ lại phía sau trong một xu hướng mới của ngành công nghệ.
Nhiều nguồn tin từ Bloomberg cho biết, hãng Baidu đang lên kế hoạch triển khai một dịch vụ chatbot AI tương tự như ChatGPT của OpenAI, một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không muốn là người đi sau trong lĩnh vực này trên đường đua công nghệ.
Dự kiến người khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc sẽ ra mắt một ứng dụng kiểu ChatGPT vào tháng 3 tới đây. Ban đầu nó sẽ được nhúng vào các dịch vụ tìm kiếm chính của công ty, cho phép người dùng có được các kết quả tìm kiếm dưới dạng giao tiếp hội thoại tương tự như cách ChatGPT đang làm hiện nay.
Mặc dù vậy, tên của dịch vụ này vẫn chưa được công ty quyết định.
Từ nhiều năm nay, Baidu đã đầu tư hàng tỷ USD cho nghiên cứu AI để chuyển đổi từ mảng kinh doanh tiếp thị trực tuyến sang các lĩnh vực công nghệ cao hơn. Hệ thống Ernie của Baidu - mô hình học máy quy mô lớn đã được huấn luyện từ nhiều năm nay bằng dữ liệu của công ty – sẽ là nền tảng cho ứng dụng tương tự ChatGPT sắp ra mắt tới đây.
Kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 11 cho đến nay, ChatGPT đã mang lại cơn sốt mới cho người dùng công nghệ trên toàn cầu, khi lôi cuốn được 1 triệu người dùng chỉ sau vài ngày và gây nên các cuộc tranh luận về vai trò AI trong trường học, nghệ thuật, văn phòng và các gia đình.
Đặc biệt, giữa lúc thị trường công nghệ đang trở nên ảm đạm vì nỗi lo suy thoái kinh tế, làn sóng sa thải, ChatGPT đã giúp OpenAI thu hút được hàng tỷ USD đầu tư từ Microsoft và các quỹ lớn trong ngành công nghệ. Cổ phiếu của trang tin BuzzFeed đã tăng gấp đôi chỉ sau vài ngày nhờ thông báo kế hoạch tích hợp ChatGPT vào nội dung của mình.
Hiện tại, Baidu, Alibaba, Tencent và ByteDance đang là các công ty lớn kiểm soát hầu hết thị phần dịch vụ internet tại Trung Quốc. Nhưng so với các đối thủ khác, Baidu đang bị bỏ lại phía sau trong các lĩnh vực như quảng cáo di động, dịch vụ video và mạng xã hội. Chính vì vậy, người khổng lồ tìm kiếm này đang cố gắng lấy lại đà tăng trưởng từ AI và công nghệ xe tự lái.
Tháng 12 vừa qua, trong một cuộc hội thảo nội bộ công ty, CEO Baidu, ông Robin LI đã ca ngợi ChatGPT như một ví dụ về nơi người khổng lồ công nghệ này có thể dẫn đầu: "Tôi vui mừng rằng công nghệ mà chúng ta đang nghiên cứu mỗi ngày có thể hấp dẫn nhiều người dùng đến thế. Điều này thật không dễ dàng." Ông cũng cho rằng việc thương mại hóa công nghệ AI sản sinh bằng việc biến nó thành "một sản phẩm mà ai cũng cần" sẽ còn nhiều chông gai phía trước.
Không chỉ trên thế giới, ChatGPT cũng đang thu hút người dùng internet Trung Quốc, dù rằng internet nước này vốn có tiếng thường kiểm duyệt chặt chẽ việc truy cập các dịch vụ web của nước ngoài. Điều này cho thấy sức hút của chatbot AI này đang lớn đến đâu. Hiện tại, không chỉ Baidu, nhiều startup Trung Quốc cũng đang khám phá công nghệ AI sản sinh và thu hút được sự chú ý của nhiều quỹ đầu tư lớn như Sequoia và Sinovation Ventures.
Nhiều nguồn tin từ Bloomberg cho biết, hãng Baidu đang lên kế hoạch triển khai một dịch vụ chatbot AI tương tự như ChatGPT của OpenAI, một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không muốn là người đi sau trong lĩnh vực này trên đường đua công nghệ.
Dự kiến người khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc sẽ ra mắt một ứng dụng kiểu ChatGPT vào tháng 3 tới đây. Ban đầu nó sẽ được nhúng vào các dịch vụ tìm kiếm chính của công ty, cho phép người dùng có được các kết quả tìm kiếm dưới dạng giao tiếp hội thoại tương tự như cách ChatGPT đang làm hiện nay.
Mặc dù vậy, tên của dịch vụ này vẫn chưa được công ty quyết định.
Từ nhiều năm nay, Baidu đã đầu tư hàng tỷ USD cho nghiên cứu AI để chuyển đổi từ mảng kinh doanh tiếp thị trực tuyến sang các lĩnh vực công nghệ cao hơn. Hệ thống Ernie của Baidu - mô hình học máy quy mô lớn đã được huấn luyện từ nhiều năm nay bằng dữ liệu của công ty – sẽ là nền tảng cho ứng dụng tương tự ChatGPT sắp ra mắt tới đây.
Kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 11 cho đến nay, ChatGPT đã mang lại cơn sốt mới cho người dùng công nghệ trên toàn cầu, khi lôi cuốn được 1 triệu người dùng chỉ sau vài ngày và gây nên các cuộc tranh luận về vai trò AI trong trường học, nghệ thuật, văn phòng và các gia đình.
Đặc biệt, giữa lúc thị trường công nghệ đang trở nên ảm đạm vì nỗi lo suy thoái kinh tế, làn sóng sa thải, ChatGPT đã giúp OpenAI thu hút được hàng tỷ USD đầu tư từ Microsoft và các quỹ lớn trong ngành công nghệ. Cổ phiếu của trang tin BuzzFeed đã tăng gấp đôi chỉ sau vài ngày nhờ thông báo kế hoạch tích hợp ChatGPT vào nội dung của mình.
Hiện tại, Baidu, Alibaba, Tencent và ByteDance đang là các công ty lớn kiểm soát hầu hết thị phần dịch vụ internet tại Trung Quốc. Nhưng so với các đối thủ khác, Baidu đang bị bỏ lại phía sau trong các lĩnh vực như quảng cáo di động, dịch vụ video và mạng xã hội. Chính vì vậy, người khổng lồ tìm kiếm này đang cố gắng lấy lại đà tăng trưởng từ AI và công nghệ xe tự lái.
Tháng 12 vừa qua, trong một cuộc hội thảo nội bộ công ty, CEO Baidu, ông Robin LI đã ca ngợi ChatGPT như một ví dụ về nơi người khổng lồ công nghệ này có thể dẫn đầu: "Tôi vui mừng rằng công nghệ mà chúng ta đang nghiên cứu mỗi ngày có thể hấp dẫn nhiều người dùng đến thế. Điều này thật không dễ dàng." Ông cũng cho rằng việc thương mại hóa công nghệ AI sản sinh bằng việc biến nó thành "một sản phẩm mà ai cũng cần" sẽ còn nhiều chông gai phía trước.
Không chỉ trên thế giới, ChatGPT cũng đang thu hút người dùng internet Trung Quốc, dù rằng internet nước này vốn có tiếng thường kiểm duyệt chặt chẽ việc truy cập các dịch vụ web của nước ngoài. Điều này cho thấy sức hút của chatbot AI này đang lớn đến đâu. Hiện tại, không chỉ Baidu, nhiều startup Trung Quốc cũng đang khám phá công nghệ AI sản sinh và thu hút được sự chú ý của nhiều quỹ đầu tư lớn như Sequoia và Sinovation Ventures.
Theo Genk