Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Burn-in hay hiện tượng lưu ảnh luôn là nỗi ám ảnh trên tất cả các loại màn hình TV. Cho dù đó là TV Plasma, OLED, LED hay thậm chí là CRT cổ xưa thì tất cả chúng dù ít dù nhiều vẫn gặp phải hiện tượng này. Tuy vậy nhưng mỗi công nghệ hiển thị lại có những phản ứng khác nhau trước hiện tượng lưu ảnh, do đó nếu dùng burn-in để làm phép đo về chất lượng thì chắc chắn rằng sẽ có người thắng trận và kẻ thua cuộc.
Hiện tượng lưu ảnh do đâu mà có?
Lưu ảnh là hiện tượng xuất hiện khi một hình ảnh xuất hiện quá lâu trên màn ảnh, và sau đó khi ta chuyển sang một hình ảnh khác thì hình ảnh cũ vẫn còn lưu lại ít nhiều “bóng dáng” của nó trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Nếu trên CRT, burn-in có thể được hiểu dưới góc độ mất đi một số vùng ánh sáng bởi việc chiếu một hình ảnh quá lâu, thì TV Plasma lại ngược lại, burn-in xuất hiện do ánh sáng bị “kích động” và giữ mãi vùng hiển thị của nó. Tất cả các công nghệ hiển thị đều gặp phải tình trạng lưu ảnh, tuy nhiên có một loại công nghệ mang rất nhiều ưu điểm nhưng lại bị burn-in đeo đuổi làm ám ảnh ngay từ những ngày đầu xuất hiện – đó chính là OLED.
Chúng ta đã có quá nhiều topic nói về hiện tượng này, nhưng cứ nhắc đến OLED thì công nghệ này mặc nhiên được gắn cùng với yếu điểm về burn-in. Để biết được tại sao, chúng ta hãy điểm sơ qua về công nghệ chế tạo OLED.
Xét về khía cạnh công nghệ và lý thuyết, rõ ràng OLED là mang nhiều ưu điểm khi mỗi điểm ảnh là một đi ốt phát sáng độc lập, nhờ đó mà các màn hình sử dụng công nghệ hiển thị này kiểm soát ánh sáng vô cùng tốt, kết quả đem lại chính là độ tương phản ấn tượng, tạo nên một ấn tượng thị giác mạnh. Tuy nhiên nói đến ưu điểm, thì cũng cần nhắc đến nhược điểm của loại công nghệ này. Đầu tiên phải kể đến chi phí chế tạo đắt đỏ, tiếp đó chính là độ bền của của loại đi ốt hữu cơ được sử dụng trên OLED. Theo lý thuyết, mỗi đi ốt trong OLED có thể hoạt động được từ 30.000 – 40.000 giờ liên tục, tương đương với từ 3-5 năm và sau đó độ sáng cũng như màu sắc của OLED sẽ suy giảm đáng kể.
Tựu chung lại, OLED chắc chắn có độ bền không cao nếu so với công nghệ hiển thị LED truyền thống vốn dùng đèn LED chiếu sáng lên một tấm phim để tái tạo màu sắc. Như các bạn cũng biết, tất cả màu sắc trên bất cứ công nghệ hiển thị nào cũng đều được tái tạo lại từ ba màu chính, bao gồm Đỏ, Xanh dương, Xanh lá, và OLED cũng không là một ngoại lệ. Tấm nền OLED được tạo nên từ vô số những đèn LED hữu cơ đỏ, xanh lục và xanh lá như vậy, nhưng trong số chúng, đi ốt xanh lục lại có ánh sáng yếu nhất. Để cân bằng ánh sáng và màu sắc, người ta buộc phải tăng dòng điện chạy qua các đi ốt xanh lục này, và do đó độ bền của chúng cũng kém hơn nếu hiển thị liên tục màu xanh và trắng. Theo thời gian, độ bền của đi ốt xanh lục sẽ kém đi đầu tiên, khi đó các anh bạn đi ốt khỏe mạnh của chúng ta còn lại chỉ là đỏ và xanh lá, hệ quả là bóng mờ của các hình ảnh sẽ dễ dàng bị lưu lại trên màn hình. Hay gọi là “chết trong lòng một ít” cũng được.
Đâu là hướng khắc phục hiện tượng lưu ảnh?
Thực tế trải nghiệm người dùng khi loại đi ốt xanh dương “lão hóa” sẽ bị giảm đi đáng kể, do đó để giữ độ bền và màu sắc cho OLED, chúng ta không nên giữ một hình ảnh quá lâu trên màn ảnh mà cần phải thay đổi nội dung liên tục. Tuy nhiên có những thứ không phải cứ muốn là làm được bởi đối với TV, hầu hết nội dung từ các nhà đài đều có logo cố định một chỗ, đặc biệt các kênh tin tức còn tồn tại một khung tin khá dài hiển thị ở cạnh dưới suốt thời lượng chương trình, đó chính là thứ làm màn hình OLED nói riêng và màn hình hiển thị nói chung nhanh chóng gặp phải hiện tượng lưu ảnh khó chịu.
Như một lời tái khẳng định, hiện tượng lưu ảnh sẽ xuất hiện trên tất cả các công nghệ hiển thị và là chuyện không của riêng ai. Trên hầu hết các màn hình TV hiện nay đều có tính năng screensaver bằng cách tạo ra các hình ảnh thay đổi liên tục ở chế độ chờ, hoặc đơn giản TV sẽ tự động tắt đi nếu không dùng đến trong một khoảng thời gian nhất định.
Cho dù là công nghệ hiển thị nào thì chúng ít nhiều đều gặp phải hiện tượng lưu ảnh, tuy nhiên có một loại công nghệ hạn chế được burn-in rất tốt mà không ai ngờ đến đó chính là tấm nền LED truyền thống. Tuổi thọ của tấm nền OLED có thể khó có thể khiến các khách hàng chùn bước, nhưng burn-in thì lại có thể gây là sự khó chịu nhất định. Còn với QLED, đó chắc chắn là một câu chuyện khác hoàn toàn!
QLED 2018 của Samsung với Ambient Mode độc đáo và không ngại burn-in dù để ảnh tĩnh cả ngày
QLED chính là sự hoàn thiện công nghệ LED từ trước nay, cải tiến công nghệ này một cách toàn diện nhờ lớp lọc lượng tử và công nghệ led nền độc đáo. Nhờ đó mà QLED tái hiện được màu sắc trung thực, đem đến độ tương phản không thua kém gì OLED, trong khi lại có độ sáng cùng độ bền cao hơn một cách đáng kể. Tính đến hiện tại QLED đang cạnh tranh một cách sòng phẳng với OLED vốn là biểu tượng cho sự đột phá về công nghệ hiển thị. Do đó nếu người dùng đang e ngại về vấn đề lưu ảnh trên OLED, thì QLED với những cải tiến về chất lượng và công nghệ, đã trở thành một lựa chọn không hề tồi một chút nào.
Với QLED, Samsung tự tin công nghệ của mình không gặp phải hiện tượng lưu ảnh vốn là một yếu điểm chết người của OLED. Những gì Samsung công bố chắc chắn đã được họ nghiên cứu kỹ lưỡng, cũng bởi vì vậy mà các dòng QLED của họ được bảo hành hiện tượng lưu ảnh lên đến 10 năm.
Chúng ta đã có các giải pháp hạn chế hiện tượng lưu ảnh, nhưng sống là không chờ đợi! Ắt hẳn mỗi người đều có những câu trả lời và những lý do cho sự lựa chọn của mình. Nhưng nếu bạn thực sự e ngại về hiện tượng lưu ảnh, thì hãy nhớ rằng QLED chính là một lựa chọn có thể giúp xóa tan mọi điều lo âu ấy!
Hiện tượng lưu ảnh do đâu mà có?
Lưu ảnh là hiện tượng xuất hiện khi một hình ảnh xuất hiện quá lâu trên màn ảnh, và sau đó khi ta chuyển sang một hình ảnh khác thì hình ảnh cũ vẫn còn lưu lại ít nhiều “bóng dáng” của nó trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Nếu trên CRT, burn-in có thể được hiểu dưới góc độ mất đi một số vùng ánh sáng bởi việc chiếu một hình ảnh quá lâu, thì TV Plasma lại ngược lại, burn-in xuất hiện do ánh sáng bị “kích động” và giữ mãi vùng hiển thị của nó. Tất cả các công nghệ hiển thị đều gặp phải tình trạng lưu ảnh, tuy nhiên có một loại công nghệ mang rất nhiều ưu điểm nhưng lại bị burn-in đeo đuổi làm ám ảnh ngay từ những ngày đầu xuất hiện – đó chính là OLED.
Chúng ta đã có quá nhiều topic nói về hiện tượng này, nhưng cứ nhắc đến OLED thì công nghệ này mặc nhiên được gắn cùng với yếu điểm về burn-in. Để biết được tại sao, chúng ta hãy điểm sơ qua về công nghệ chế tạo OLED.
Xét về khía cạnh công nghệ và lý thuyết, rõ ràng OLED là mang nhiều ưu điểm khi mỗi điểm ảnh là một đi ốt phát sáng độc lập, nhờ đó mà các màn hình sử dụng công nghệ hiển thị này kiểm soát ánh sáng vô cùng tốt, kết quả đem lại chính là độ tương phản ấn tượng, tạo nên một ấn tượng thị giác mạnh. Tuy nhiên nói đến ưu điểm, thì cũng cần nhắc đến nhược điểm của loại công nghệ này. Đầu tiên phải kể đến chi phí chế tạo đắt đỏ, tiếp đó chính là độ bền của của loại đi ốt hữu cơ được sử dụng trên OLED. Theo lý thuyết, mỗi đi ốt trong OLED có thể hoạt động được từ 30.000 – 40.000 giờ liên tục, tương đương với từ 3-5 năm và sau đó độ sáng cũng như màu sắc của OLED sẽ suy giảm đáng kể.
Tựu chung lại, OLED chắc chắn có độ bền không cao nếu so với công nghệ hiển thị LED truyền thống vốn dùng đèn LED chiếu sáng lên một tấm phim để tái tạo màu sắc. Như các bạn cũng biết, tất cả màu sắc trên bất cứ công nghệ hiển thị nào cũng đều được tái tạo lại từ ba màu chính, bao gồm Đỏ, Xanh dương, Xanh lá, và OLED cũng không là một ngoại lệ. Tấm nền OLED được tạo nên từ vô số những đèn LED hữu cơ đỏ, xanh lục và xanh lá như vậy, nhưng trong số chúng, đi ốt xanh lục lại có ánh sáng yếu nhất. Để cân bằng ánh sáng và màu sắc, người ta buộc phải tăng dòng điện chạy qua các đi ốt xanh lục này, và do đó độ bền của chúng cũng kém hơn nếu hiển thị liên tục màu xanh và trắng. Theo thời gian, độ bền của đi ốt xanh lục sẽ kém đi đầu tiên, khi đó các anh bạn đi ốt khỏe mạnh của chúng ta còn lại chỉ là đỏ và xanh lá, hệ quả là bóng mờ của các hình ảnh sẽ dễ dàng bị lưu lại trên màn hình. Hay gọi là “chết trong lòng một ít” cũng được.
Đâu là hướng khắc phục hiện tượng lưu ảnh?
Thực tế trải nghiệm người dùng khi loại đi ốt xanh dương “lão hóa” sẽ bị giảm đi đáng kể, do đó để giữ độ bền và màu sắc cho OLED, chúng ta không nên giữ một hình ảnh quá lâu trên màn ảnh mà cần phải thay đổi nội dung liên tục. Tuy nhiên có những thứ không phải cứ muốn là làm được bởi đối với TV, hầu hết nội dung từ các nhà đài đều có logo cố định một chỗ, đặc biệt các kênh tin tức còn tồn tại một khung tin khá dài hiển thị ở cạnh dưới suốt thời lượng chương trình, đó chính là thứ làm màn hình OLED nói riêng và màn hình hiển thị nói chung nhanh chóng gặp phải hiện tượng lưu ảnh khó chịu.
Như một lời tái khẳng định, hiện tượng lưu ảnh sẽ xuất hiện trên tất cả các công nghệ hiển thị và là chuyện không của riêng ai. Trên hầu hết các màn hình TV hiện nay đều có tính năng screensaver bằng cách tạo ra các hình ảnh thay đổi liên tục ở chế độ chờ, hoặc đơn giản TV sẽ tự động tắt đi nếu không dùng đến trong một khoảng thời gian nhất định.
Cho dù là công nghệ hiển thị nào thì chúng ít nhiều đều gặp phải hiện tượng lưu ảnh, tuy nhiên có một loại công nghệ hạn chế được burn-in rất tốt mà không ai ngờ đến đó chính là tấm nền LED truyền thống. Tuổi thọ của tấm nền OLED có thể khó có thể khiến các khách hàng chùn bước, nhưng burn-in thì lại có thể gây là sự khó chịu nhất định. Còn với QLED, đó chắc chắn là một câu chuyện khác hoàn toàn!
QLED 2018 của Samsung với Ambient Mode độc đáo và không ngại burn-in dù để ảnh tĩnh cả ngày
QLED chính là sự hoàn thiện công nghệ LED từ trước nay, cải tiến công nghệ này một cách toàn diện nhờ lớp lọc lượng tử và công nghệ led nền độc đáo. Nhờ đó mà QLED tái hiện được màu sắc trung thực, đem đến độ tương phản không thua kém gì OLED, trong khi lại có độ sáng cùng độ bền cao hơn một cách đáng kể. Tính đến hiện tại QLED đang cạnh tranh một cách sòng phẳng với OLED vốn là biểu tượng cho sự đột phá về công nghệ hiển thị. Do đó nếu người dùng đang e ngại về vấn đề lưu ảnh trên OLED, thì QLED với những cải tiến về chất lượng và công nghệ, đã trở thành một lựa chọn không hề tồi một chút nào.
Với QLED, Samsung tự tin công nghệ của mình không gặp phải hiện tượng lưu ảnh vốn là một yếu điểm chết người của OLED. Những gì Samsung công bố chắc chắn đã được họ nghiên cứu kỹ lưỡng, cũng bởi vì vậy mà các dòng QLED của họ được bảo hành hiện tượng lưu ảnh lên đến 10 năm.
Chúng ta đã có các giải pháp hạn chế hiện tượng lưu ảnh, nhưng sống là không chờ đợi! Ắt hẳn mỗi người đều có những câu trả lời và những lý do cho sự lựa chọn của mình. Nhưng nếu bạn thực sự e ngại về hiện tượng lưu ảnh, thì hãy nhớ rằng QLED chính là một lựa chọn có thể giúp xóa tan mọi điều lo âu ấy!