Những nâng cấp mới của Rosie MKII không chỉ giúp loa đạt được hiệu suất trình diễn tốt hơn mà còn tăng khả năng phối ghép đa dạng với ampli. Ngoài ra, mẫu loa này còn sở hữu nhiều phối màu đẹp mắt, cá tính.
Rosie MKII được Heeskof Audio tập trung cải tiến bộ phân tần giúp tăng khả năng tái tạo hài âm, mang lại âm trường rộng và chính xác hơn đáng kể so với phiên bản trước. Bên cạnh đó, hãng cũng sửa đổi một số chi tiết ở thùng loa và cổng thoát hơi nhằm tối ưu hơn cho dải trầm cũng như hạn chế tối đa cộng hưởng cho loa.
Sau một thời gian dài phát triển qua hơn 100 biến thể khác nhau, Heeskof Audio đã quyết định tùy chỉnh các thông số đo lường cũng như vật liệu cấu tạo nên các linh kiện bên trong. Kết quả đạt được cho thấy bộ phân tần mới giúp giữ sự đồng nhất về pha cho hai driver, hỗ trợ việc mở rộng âm trường rộng chuẩn xác hơn, đồng thời cũng cho thấy khả năng tái tạo chi tiết của âm hình nhạc cụ được rõ ràng, tách bạch. Ngoài ra dải trung và dải trầm của loa sẽ dễ cảm hơn nhờ có độ tĩnh cao.
Những linh kiện bên trong của bộ phân tần này đều được hãng lựa chọn kỹ lưỡng từ Jantzen Audio của Đan Mạch, bao gồm điện trở Superes - một trong những loại linh kiện tốt nhất hiện nay với dung sai rất thấp. Đối với driver tweeter, hãng sử dụng tụ điện chất lượng cao từ nhà sản xuất ClarityCap của Anh để tạo nên một dải cao chi tiết nhất nhưng hài hòa, mượt mà. Phần bảng mạch được làm từ một tấm đồng dày gấp đôi được phủ sơn mài, các điểm hàn có tiết diện lớn hơn ở những điểm nối cáp quan trọng giúp tăng khả năng xử lý tín hiệu, hạn chế nhiễu điện cũng như nhiễu xuyên âm thường thấy. Kể cả những dây nối bên trong cũng được làm từ đồng (không oxy hóa) có độ tinh khiết cao đến từ thương hiệu cáp SUPRA nổi tiếng của Thụy Điển.
Là một mẫu loa sở hữu 2 đường tiếng, Rosie MKII được trang bị driver tweeter 1in Scan Speak, có vị trí thấp gần sát loa woofer và lệch tâm khá đặc biệt, Theo hãng, thiết kế này giúp tăng độ mở âm mà còn tối ưu về pha, xử lý tốt dải cao lên đến ngưỡng 40kHz.
Heeskof Audio cho biết ban đầu hãng có ý định sử dụng woofer màng nhôm nhưng quyết định cuối cùng là màng giấy nhằm tạo nên một âm thanh có độ tự nhiên và dễ chịu hơn nên. Driver mid-woofer của loa có đường kính 6in, màng giấy đến từ hãng SB Acoustics của Đan Mạch.
Các bộ phận của driver mid-bass đều được bắt dính vào một khung nhôm đúc rất chắc chắn nằm phía sau màng loa, giúp ổn định cũng giảm chấn cho loa khi hoạt động. Bổ trợ thêm cho dải trầm là cổng thoát hơi bass-reflex được đặt ở mặt trước, cho phép người dùng có thể kê loa sát tường.
Một điểm thú vị ở Rosie MKII đó là loa sở hữu rất nhiều "màu áo" ngoài cho nhiều phong cách trưng bày khác nhau tại phòng nghe. Cụ thể, Heeskof Audio đã tạo ra gần 10 phiên bản hoàn thiện cho phần thùng loa của Rosie MKII, bao gồm 5 màu theo tone nhám mờ và 5 màu veneer vân gỗ khác nhau. Thùng loa được gia cường chống rung bằng cách sử dụng các tấm MDF độ dày 22mm đồng nhất về mật độ ghép lại. Bên trong, Heeskof Audio sử dụng 2 loại vật liệu để giảm rung chấn, cải thiện cộng hưởng nội cho loa.
Rosie MKII hiện đã lên kệ với mức giá tham khảo khoảng 30 triệu đồng (không bao gồm chân loa).
Rosie MKII được Heeskof Audio tập trung cải tiến bộ phân tần giúp tăng khả năng tái tạo hài âm, mang lại âm trường rộng và chính xác hơn đáng kể so với phiên bản trước. Bên cạnh đó, hãng cũng sửa đổi một số chi tiết ở thùng loa và cổng thoát hơi nhằm tối ưu hơn cho dải trầm cũng như hạn chế tối đa cộng hưởng cho loa.
Sau một thời gian dài phát triển qua hơn 100 biến thể khác nhau, Heeskof Audio đã quyết định tùy chỉnh các thông số đo lường cũng như vật liệu cấu tạo nên các linh kiện bên trong. Kết quả đạt được cho thấy bộ phân tần mới giúp giữ sự đồng nhất về pha cho hai driver, hỗ trợ việc mở rộng âm trường rộng chuẩn xác hơn, đồng thời cũng cho thấy khả năng tái tạo chi tiết của âm hình nhạc cụ được rõ ràng, tách bạch. Ngoài ra dải trung và dải trầm của loa sẽ dễ cảm hơn nhờ có độ tĩnh cao.
Những linh kiện bên trong của bộ phân tần này đều được hãng lựa chọn kỹ lưỡng từ Jantzen Audio của Đan Mạch, bao gồm điện trở Superes - một trong những loại linh kiện tốt nhất hiện nay với dung sai rất thấp. Đối với driver tweeter, hãng sử dụng tụ điện chất lượng cao từ nhà sản xuất ClarityCap của Anh để tạo nên một dải cao chi tiết nhất nhưng hài hòa, mượt mà. Phần bảng mạch được làm từ một tấm đồng dày gấp đôi được phủ sơn mài, các điểm hàn có tiết diện lớn hơn ở những điểm nối cáp quan trọng giúp tăng khả năng xử lý tín hiệu, hạn chế nhiễu điện cũng như nhiễu xuyên âm thường thấy. Kể cả những dây nối bên trong cũng được làm từ đồng (không oxy hóa) có độ tinh khiết cao đến từ thương hiệu cáp SUPRA nổi tiếng của Thụy Điển.
Là một mẫu loa sở hữu 2 đường tiếng, Rosie MKII được trang bị driver tweeter 1in Scan Speak, có vị trí thấp gần sát loa woofer và lệch tâm khá đặc biệt, Theo hãng, thiết kế này giúp tăng độ mở âm mà còn tối ưu về pha, xử lý tốt dải cao lên đến ngưỡng 40kHz.
Heeskof Audio cho biết ban đầu hãng có ý định sử dụng woofer màng nhôm nhưng quyết định cuối cùng là màng giấy nhằm tạo nên một âm thanh có độ tự nhiên và dễ chịu hơn nên. Driver mid-woofer của loa có đường kính 6in, màng giấy đến từ hãng SB Acoustics của Đan Mạch.
Các bộ phận của driver mid-bass đều được bắt dính vào một khung nhôm đúc rất chắc chắn nằm phía sau màng loa, giúp ổn định cũng giảm chấn cho loa khi hoạt động. Bổ trợ thêm cho dải trầm là cổng thoát hơi bass-reflex được đặt ở mặt trước, cho phép người dùng có thể kê loa sát tường.
Một điểm thú vị ở Rosie MKII đó là loa sở hữu rất nhiều "màu áo" ngoài cho nhiều phong cách trưng bày khác nhau tại phòng nghe. Cụ thể, Heeskof Audio đã tạo ra gần 10 phiên bản hoàn thiện cho phần thùng loa của Rosie MKII, bao gồm 5 màu theo tone nhám mờ và 5 màu veneer vân gỗ khác nhau. Thùng loa được gia cường chống rung bằng cách sử dụng các tấm MDF độ dày 22mm đồng nhất về mật độ ghép lại. Bên trong, Heeskof Audio sử dụng 2 loại vật liệu để giảm rung chấn, cải thiện cộng hưởng nội cho loa.
Rosie MKII hiện đã lên kệ với mức giá tham khảo khoảng 30 triệu đồng (không bao gồm chân loa).
Theo Nghe Nhìn