Mira Murati bắt đầu làm việc cho OpenAI từ năm 2018. Khi cả thế giới vẫn chưa hết ngạc nhiên về ChatGPT, Murati và đội ngũ của mình vẫn đang tiếp tục tập trung cải tiến những sản phẩm khác. Theo Fast Company, đây được coi là bước đột phá lớn nhất của Thung lũng Silicon kể từ khi iPhone ra đời.
Trước đây, Mira Murati theo học trường Pearson United World College ở Victoria, British Columbia. Lần đầu tiên cô tiếp xúc với AI là khi làm việc cho Tesla vào năm 2013 với vị trí Quản lý sản phẩm cấp cao cho Model X. Vào thời điểm đó, Tesla phát hành phiên bản đầu tiên của Autopilot, phần mềm lái xe tự động với sự hỗ trợ của AI và phát triển robot AI ứng dụng trong các nhà máy của mình.
Lúc này, Murati cũng bắt đầu nghiên cứu các sản phẩm khác có ứng dụng AI. Năm 2016, cô trở thành phó giám đốc sản phẩm và kỹ thuật tại Leap Motion, công ty phát triển hệ thống thay thế bàn phím và chuột bằng cử chỉ tay. Murati muốn làm trải nghiệm tương tác với máy tính trở nên trực quan và chân thực hơn nhưng cô sớm nhận ra rằng công nghệ dựa trên tai nghe VR là quá sớm. Cô nhấn mạnh: “Ngay cả một khoảng cách rất nhỏ về độ chính xác cũng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt”.
Khi cân nhắc những việc cần làm tiếp theo, Murati kết luận rằng “tiến bộ vượt bậc trong công nghệ” sẽ phải đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức lớn nhất của thế giới. Murati gia nhập OpenAI vào năm 2018 và cô đã gặp những người đồng nghiệp có chung chí hướng và họ tin rằng AGI (trí tuệ nhân tạo tổng quát, thuật ngữ chỉ một AI có thể hiểu và học hỏi mọi nhiệm vụ tư duy của con người) sẽ làm được điều đó.
Mira Murati được thăng chức CTO OpenAI vào tháng 5/2022 sau 4 năm làm việc tại đây. Sau khi nhận chức, cô chỉ đạo chiến lược phát triển sản phẩm để thử nghiệm các công cụ AI trước khi chính thức ra mắt. Tháng 9/2022, Dall-E 2, công cụ vẽ tranh bằng cách nhập văn bản chính thức ra mắt và thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng.
Cuối tháng 11/2022, OpenAI tiếp tục cho ra mắt chatbot ChatGPT tạo ra một hiện tượng mới và trở thành chủ đề tranh luận trong nhiều tháng. Chỉ 2 tháng sau khi ra mắt, công cụ này có tới 100 triệu người dùng, đạt kỷ lục trong lịch sử các ứng dụng.
ChatGPT được cho là có thể “trả lời câu hỏi như người thật”, trình bày ý tứ một cách logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy cho các câu hỏi phức tạp trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, công cụ này đã để lộ nhiều điểm yếu khi đưa ra các dữ liệu sai, thiếu tính cập nhật và thậm chí là bịa đặt thông tin.
Nhiều người tỏ ra lo sợ và lo lắng về tiềm năng của trí tuệ nhân tạo khi họ nhận được những kết quả quá tốt từ công cụ như ChatGPT. Nhiều trường học tại Mỹ đã cấm sử dụng công cụ này trong học tập. Với sự bùng nổ của công cụ này, Microsoft - trước đó đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào OpenAI - công bố sẽ tích hợp công cụ như ChatGPT vào các sản phẩm của mình và cam kết đầu tư thêm 10 tỷ USD vào công ty.
Mặc dù những “gã khổng lồ” như Google vẫn giữ bí mật về nghiên cứu và các khả năng của AI trong phòng thí nghiệm nhưng các sản phẩm của OpenAI đã được phổ biến rộng rãi. Murati đam mê thử nghiệm những sản phẩm này với công chúng. Cô chia sẻ: “Bạn có thể đạt được tiến bộ công nghệ trong môi trường thí nghiệm mà không cần phải đưa chúng vào thế giới thực. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu bạn có thực sự đang đi đúng hướng không?”
Cô cho rằng, việc xây dựng trí thông minh nhân tạo tổng quát (AGI) chỉ trong giới hạn của phòng thí nghiệm đã có thể khiến mọi người bị sốc, thậm chí còn đáng lo ngại hơn khi nó xuất hiện trong thế giới thực. Điều hòa các mô hình ngôn ngữ lớn của công ty thông qua việc phản hồi với con người là một phương pháp hiệu quả hơn để giải quyết mọi thách thức về cách thức hoạt động của AI.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của của OpenAi đang phải vật lộn với sự thành công quá chóng vánh của chatbot này. Nhóm của Murati thường phải họp bàn về cách ChatGPT cân bằng độ chính xác và tính sáng tạo trong các câu trả lời của mình. Thay vì truy xuất các câu trả lời được xác định trước, chatbot này tạo ra một câu trả lời mới cho yêu cầu của người dùng. Đây là lý do tại sao công cụ này được gọi là AI tổng quát, có thể hiểu và học hỏi mọi nhiệm vụ tư duy của con người.
Nhưng công nghệ này cũng có thể dẫn đến “ảo giác”. CTO OpenAI cho biết: “Chúng ta phải hiểu được mối tương quan giữa độ chính xác và sự sáng tạo của ChatGPT”. Chính câu nói này của Murati đã mở ra những thử nghiệm mới được thiết kế để kiểm tra độ chính xác so với khả năng sáng tạo của công cụ ChatGPT trong những tuần tới.
Việc này có thể tốn tới hàng tỷ USD cả OpenAI và Microsoft. Tuy nhiên, việc không chứng minh được độ tin cậy của ChatGPT có thể gây nguy hiểm cho vị trí của OpenAI khi công ty này đang được đánh giá là công ty công nghệ hứa hẹn nhất của Thung lũng Silicon trong nhiều thập kỷ và khiến nhiều Big Tech khác rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Nói về độ chính xác hay hành vi đạo đức của ChatGPT, CTO OpenAI cho biết: “Chúng tôi có các nhà triết học và nhà đạo đức học, nhưng tôi thực sự nghĩ rằng những câu hỏi xã hội lớn hơn không nên chỉ nằm trong tay các nhà công nghệ”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Time, Murati cũng khẳng định: “Đây là một thời điểm để chúng ta quyết định việc liệu AI có thể làm thay đổi toàn thế giới hay không”. Cô cho rằng, việc đưa ra những quy định pháp lý về AI là điều cần thiết trong khoảng thời gian này.
Murati cho rằng, chatbot này vẫn còn cung cấp thông tin sai và bịa đặt thông tin. “Đây thực sự là thách thức chính trong thời gian tới. Chúng tôi chọn cách giao tiếp với AI là đối thoại cũng để người dùng có thể phản hồi những thông tin không chính xác đến từ công cụ này”, Murati nói.
Cô cho biết vấn đề quan trọng nhất bây giờ là cách con người quản lý công nghệ này trên toàn cầu. “Làm thế nào để quản lý việc sử dụng AI theo cách phù hợp với các giá trị của con người? AI có thể bị dùng sai cách hoặc bị dùng bởi kẻ xấu”, Murati nói.
CTO OpenAI cũng chia sẻ rằng, đây là công việc mà những công ty như OpenAI cần phải làm. “Nhưng chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ trong xã hội. Đề có thể quản lý và sử dụng AI một cách phù hợp nhất, cần phải có nhiều hơn hệ thống công nghệ, chúng tôi cần cả các cơ quan quản lý và chính phủ”.
Trước đây, Mira Murati theo học trường Pearson United World College ở Victoria, British Columbia. Lần đầu tiên cô tiếp xúc với AI là khi làm việc cho Tesla vào năm 2013 với vị trí Quản lý sản phẩm cấp cao cho Model X. Vào thời điểm đó, Tesla phát hành phiên bản đầu tiên của Autopilot, phần mềm lái xe tự động với sự hỗ trợ của AI và phát triển robot AI ứng dụng trong các nhà máy của mình.
Lúc này, Murati cũng bắt đầu nghiên cứu các sản phẩm khác có ứng dụng AI. Năm 2016, cô trở thành phó giám đốc sản phẩm và kỹ thuật tại Leap Motion, công ty phát triển hệ thống thay thế bàn phím và chuột bằng cử chỉ tay. Murati muốn làm trải nghiệm tương tác với máy tính trở nên trực quan và chân thực hơn nhưng cô sớm nhận ra rằng công nghệ dựa trên tai nghe VR là quá sớm. Cô nhấn mạnh: “Ngay cả một khoảng cách rất nhỏ về độ chính xác cũng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt”.
Khi cân nhắc những việc cần làm tiếp theo, Murati kết luận rằng “tiến bộ vượt bậc trong công nghệ” sẽ phải đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức lớn nhất của thế giới. Murati gia nhập OpenAI vào năm 2018 và cô đã gặp những người đồng nghiệp có chung chí hướng và họ tin rằng AGI (trí tuệ nhân tạo tổng quát, thuật ngữ chỉ một AI có thể hiểu và học hỏi mọi nhiệm vụ tư duy của con người) sẽ làm được điều đó.
Mira Murati được thăng chức CTO OpenAI vào tháng 5/2022 sau 4 năm làm việc tại đây. Sau khi nhận chức, cô chỉ đạo chiến lược phát triển sản phẩm để thử nghiệm các công cụ AI trước khi chính thức ra mắt. Tháng 9/2022, Dall-E 2, công cụ vẽ tranh bằng cách nhập văn bản chính thức ra mắt và thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng.
Cuối tháng 11/2022, OpenAI tiếp tục cho ra mắt chatbot ChatGPT tạo ra một hiện tượng mới và trở thành chủ đề tranh luận trong nhiều tháng. Chỉ 2 tháng sau khi ra mắt, công cụ này có tới 100 triệu người dùng, đạt kỷ lục trong lịch sử các ứng dụng.
ChatGPT được cho là có thể “trả lời câu hỏi như người thật”, trình bày ý tứ một cách logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy cho các câu hỏi phức tạp trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, công cụ này đã để lộ nhiều điểm yếu khi đưa ra các dữ liệu sai, thiếu tính cập nhật và thậm chí là bịa đặt thông tin.
Nhiều người tỏ ra lo sợ và lo lắng về tiềm năng của trí tuệ nhân tạo khi họ nhận được những kết quả quá tốt từ công cụ như ChatGPT. Nhiều trường học tại Mỹ đã cấm sử dụng công cụ này trong học tập. Với sự bùng nổ của công cụ này, Microsoft - trước đó đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào OpenAI - công bố sẽ tích hợp công cụ như ChatGPT vào các sản phẩm của mình và cam kết đầu tư thêm 10 tỷ USD vào công ty.
Mặc dù những “gã khổng lồ” như Google vẫn giữ bí mật về nghiên cứu và các khả năng của AI trong phòng thí nghiệm nhưng các sản phẩm của OpenAI đã được phổ biến rộng rãi. Murati đam mê thử nghiệm những sản phẩm này với công chúng. Cô chia sẻ: “Bạn có thể đạt được tiến bộ công nghệ trong môi trường thí nghiệm mà không cần phải đưa chúng vào thế giới thực. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu bạn có thực sự đang đi đúng hướng không?”
Cô cho rằng, việc xây dựng trí thông minh nhân tạo tổng quát (AGI) chỉ trong giới hạn của phòng thí nghiệm đã có thể khiến mọi người bị sốc, thậm chí còn đáng lo ngại hơn khi nó xuất hiện trong thế giới thực. Điều hòa các mô hình ngôn ngữ lớn của công ty thông qua việc phản hồi với con người là một phương pháp hiệu quả hơn để giải quyết mọi thách thức về cách thức hoạt động của AI.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của của OpenAi đang phải vật lộn với sự thành công quá chóng vánh của chatbot này. Nhóm của Murati thường phải họp bàn về cách ChatGPT cân bằng độ chính xác và tính sáng tạo trong các câu trả lời của mình. Thay vì truy xuất các câu trả lời được xác định trước, chatbot này tạo ra một câu trả lời mới cho yêu cầu của người dùng. Đây là lý do tại sao công cụ này được gọi là AI tổng quát, có thể hiểu và học hỏi mọi nhiệm vụ tư duy của con người.
Nhưng công nghệ này cũng có thể dẫn đến “ảo giác”. CTO OpenAI cho biết: “Chúng ta phải hiểu được mối tương quan giữa độ chính xác và sự sáng tạo của ChatGPT”. Chính câu nói này của Murati đã mở ra những thử nghiệm mới được thiết kế để kiểm tra độ chính xác so với khả năng sáng tạo của công cụ ChatGPT trong những tuần tới.
Việc này có thể tốn tới hàng tỷ USD cả OpenAI và Microsoft. Tuy nhiên, việc không chứng minh được độ tin cậy của ChatGPT có thể gây nguy hiểm cho vị trí của OpenAI khi công ty này đang được đánh giá là công ty công nghệ hứa hẹn nhất của Thung lũng Silicon trong nhiều thập kỷ và khiến nhiều Big Tech khác rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Nói về độ chính xác hay hành vi đạo đức của ChatGPT, CTO OpenAI cho biết: “Chúng tôi có các nhà triết học và nhà đạo đức học, nhưng tôi thực sự nghĩ rằng những câu hỏi xã hội lớn hơn không nên chỉ nằm trong tay các nhà công nghệ”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Time, Murati cũng khẳng định: “Đây là một thời điểm để chúng ta quyết định việc liệu AI có thể làm thay đổi toàn thế giới hay không”. Cô cho rằng, việc đưa ra những quy định pháp lý về AI là điều cần thiết trong khoảng thời gian này.
Murati cho rằng, chatbot này vẫn còn cung cấp thông tin sai và bịa đặt thông tin. “Đây thực sự là thách thức chính trong thời gian tới. Chúng tôi chọn cách giao tiếp với AI là đối thoại cũng để người dùng có thể phản hồi những thông tin không chính xác đến từ công cụ này”, Murati nói.
Cô cho biết vấn đề quan trọng nhất bây giờ là cách con người quản lý công nghệ này trên toàn cầu. “Làm thế nào để quản lý việc sử dụng AI theo cách phù hợp với các giá trị của con người? AI có thể bị dùng sai cách hoặc bị dùng bởi kẻ xấu”, Murati nói.
CTO OpenAI cũng chia sẻ rằng, đây là công việc mà những công ty như OpenAI cần phải làm. “Nhưng chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ trong xã hội. Đề có thể quản lý và sử dụng AI một cách phù hợp nhất, cần phải có nhiều hơn hệ thống công nghệ, chúng tôi cần cả các cơ quan quản lý và chính phủ”.
Theo Genk