Hãy cùng điểm lại quá trình phát triển của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới, Google Search, từ khi ra mắt năm 1998 cho tới nay.
1998
Giao diện rất đơn giản của Google Search khi mới ra mắt năm 1998:
Vài năm sau, kết quả tìm kiếm trên Google vẫn còn khá “thô sơ”, chỉ là những đường link màu xanh với các mục quảng cáo đặt phía bên phải trang:
2001
Ngày 11/09/2001, Google hiển thị thêm đường link dẫn tới những bài đăng mới nhất về các vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ. Một số người cho rằng việc này đã vượt quá nghĩa vụ chính của Google (lúc đó trang web tổng hợp tin tức Google News chưa đi vào hoạt động).
2006:
Khoảng năm 2006, Google bắt đầu đưa ra các kết quả như Google Maps vào khu vực “OneBox” nằm trên đầu các kết quả tìm kiếm.
Dưới đây là một ví dụ về Google Maps trong OneBox:
2007:
Thay đổi lớn được Google thực hiện năm 2007 với Universal Search: lồng thẳng kết quả Google Maps vào giữa các đường link có liên quan:
Cũng vào năm này, Universal Search bổ sung cả video từ YouTube:
Và các bài báo mới từ Google News:
Cũng như các danh mục hàng hóa có liên quan tới từ khóa tìm kiếm:
2009
Năm 2009, Google bắt đầu thử nghiệm Social Search - tính năng giúp liên kết kết quả tìm kiếm với các nội dung tương đồng trên mạng xã hội. Ví dụ, khi bạn tìm kiếm từ khóa “"New Zealand", bạn sẽ thấy những nội dung liên quan tới “New Zealand” được bạn bè đăng trên các mạng xã hội.
Tuy nhiên, lúc đó Google chưa có mạng xã hội riêng nên các đường link sẽ dẫn tới trang của hãng thứ ba. Trong ảnh chụp màn hình dưới đây, dưới kết quả đầu tiên có thông báo một người bạn đã chia sẻ nội dung này trên Twitter:
2011:
Tháng 02/2011, Google bắt đầu đưa các kết quả Social Search vào ngay dưới mỗi kết quả tìm kiếm (trước đây chúng chỉ xuất hiện ở cuối trang).
2012
Google bắt đầu đưa nội dung trên Google+ - mạng xã hội riêng của họ - vào các kết quả tìm kiếm.
Ví dụ, nếu trong số những người bạn kết nối qua Google+ có chia sẻ đường link nói về nhà hàng “Uncle Zhou in Queens”, khi bạn đăng nhập tài khoản Google và tìm kiếm với từ khóa “Uncle Zhou in Queens”, bạn sẽ thấy bên dưới kết quả tìm kiếm dẫn tới liên kết đó có thông báo đã được chia sẻ qua Google+ bởi người nào.
Ngoài ra, nếu bạn tìm kiếm với từ khóa “sushi”, bạn sẽ nhận được các hình ảnh về sushi mà bạn bè trên Google+ đã chia sẻ.
Theo ICTnews, link nguồn ở đây
1998
Giao diện rất đơn giản của Google Search khi mới ra mắt năm 1998:
Vài năm sau, kết quả tìm kiếm trên Google vẫn còn khá “thô sơ”, chỉ là những đường link màu xanh với các mục quảng cáo đặt phía bên phải trang:
2001
Ngày 11/09/2001, Google hiển thị thêm đường link dẫn tới những bài đăng mới nhất về các vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ. Một số người cho rằng việc này đã vượt quá nghĩa vụ chính của Google (lúc đó trang web tổng hợp tin tức Google News chưa đi vào hoạt động).
2006:
Khoảng năm 2006, Google bắt đầu đưa ra các kết quả như Google Maps vào khu vực “OneBox” nằm trên đầu các kết quả tìm kiếm.
Dưới đây là một ví dụ về Google Maps trong OneBox:
2007:
Thay đổi lớn được Google thực hiện năm 2007 với Universal Search: lồng thẳng kết quả Google Maps vào giữa các đường link có liên quan:
Cũng vào năm này, Universal Search bổ sung cả video từ YouTube:
Và các bài báo mới từ Google News:
Cũng như các danh mục hàng hóa có liên quan tới từ khóa tìm kiếm:
2009
Năm 2009, Google bắt đầu thử nghiệm Social Search - tính năng giúp liên kết kết quả tìm kiếm với các nội dung tương đồng trên mạng xã hội. Ví dụ, khi bạn tìm kiếm từ khóa “"New Zealand", bạn sẽ thấy những nội dung liên quan tới “New Zealand” được bạn bè đăng trên các mạng xã hội.
Tuy nhiên, lúc đó Google chưa có mạng xã hội riêng nên các đường link sẽ dẫn tới trang của hãng thứ ba. Trong ảnh chụp màn hình dưới đây, dưới kết quả đầu tiên có thông báo một người bạn đã chia sẻ nội dung này trên Twitter:
2011:
Tháng 02/2011, Google bắt đầu đưa các kết quả Social Search vào ngay dưới mỗi kết quả tìm kiếm (trước đây chúng chỉ xuất hiện ở cuối trang).
2012
Google bắt đầu đưa nội dung trên Google+ - mạng xã hội riêng của họ - vào các kết quả tìm kiếm.
Ví dụ, nếu trong số những người bạn kết nối qua Google+ có chia sẻ đường link nói về nhà hàng “Uncle Zhou in Queens”, khi bạn đăng nhập tài khoản Google và tìm kiếm với từ khóa “Uncle Zhou in Queens”, bạn sẽ thấy bên dưới kết quả tìm kiếm dẫn tới liên kết đó có thông báo đã được chia sẻ qua Google+ bởi người nào.
Ngoài ra, nếu bạn tìm kiếm với từ khóa “sushi”, bạn sẽ nhận được các hình ảnh về sushi mà bạn bè trên Google+ đã chia sẻ.
Theo ICTnews, link nguồn ở đây