Hãng TV Trung Quốc TCL vừa công bố lộ trình thương mại TV OLED được sản xuất bằng công nghệ in phun mới, hứa hẹn tạo ra đột phá trên thị trường đang do LG và Samsung thống trị.
Vào năm 2016, công ty màn hình CSOT của TCL đã thông báo khoản đầu tư trị giá gần 7 tỷ USD vào dây chuyền LCD và OLED dành cho TV. Đến nay, họ đã là 1 trong những nhà cung ứng panel LCD lớn nhất, ngay cả Samsung và LG cũng phải mua panel từ CSOT để sản xuất TV.
TCL đã đầu tư hơn 36 tỷ USD vào 10 dây chuyền sản xuất màn hình
Năm ngoái, CSOT công bố tiếp dây chuyền OLED di động tại Vũ Hán, Trung Quốc. Mục tiêu hàng năm cho ra lò 80 triệu panel OLED phục vụ thị trường smartphone. Tính tới hết năm 2021, hãng đã đầu tư tổng cộng 36 tỷ USD vào 10 dây chuyền sản xuất màn hình, đủ loại kích cỡ, tập trung vào OLED cho di động và LCD cho TV.
Đầu tư vào OLED in phun
Hiện tại, công ty đang tích cực đẩy mạnh LCD miniLED trên thị trường TV. Tuy nhiên, họ đang xúc tiến xây dựng dây chuyền RGB OLED mới tại Quảng Châu, hòng chen chân vào thị trường tấm nền OLED cỡ lớn cho TV. Ban đầu, TCL chủ yếu sản xuất 3 kích thước 55, 65 và 75 inch. Sau này có thể mở rộng ra 42 inch và 98 inch, xa hơn nữa là màn hình vi tính khoảng 30 inch.
Tấm nền OLED in phun 8K kích thước 65 inch
Dây chuyền này sẽ áp dụng công nghệ OLED in phun bắt nguồn từ Nhật Bản, có thể sản xuất loại RGB OLED cao cấp hơn White OLED của LG và Blue OLED của Samsung. RGB OLED chính là loại đang có trên smartphone và tablet của chúng ta, sử dụng quy trình lắng đọng chân không. Tuy nhiên khi mở rộng kích thước cho màn hình vi tính và TV, các nhà sản xuất thất bại không thể đạt đến quy mô hàng loạt.
Do vậy, LG Display đã mua lại công nghệ White OLED kết hợp bộ lọc màu của Kodak (White OLED ban đầu do người Nhật phát minh), còn Samsung Display phát triển Blue OLED kết hợp bộ đổi màu chấm lượng tử (QDCC). Từ đó, sản xuất hàng loạt màn hình TV và máy tính OLED hiện nay. Cả White OLED và Blue OLED vẫn bị xem là công nghệ thấp hơn RGB OLED, nhưng rẻ hơn và dễ sản xuất hơn nên có thể phổ biến.
Màn hình OLED vòm 31 inch độ phân giải 4K
Để sản xuất được panel RGB OLED cỡ lớn, TCL đã bỏ qua quy trình lắng đọng chân không mà sử dụng in phun. Đây là công nghệ được JOLED phát triển dựa trên kinh nghiệm của Panasonic và Sony. Năm 2020, TCL đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào công nghệ này với quyết tâm không lệ thuộc vào công ty Hàn Quốc mà tự sản xuất panel OLED cho TV của mình.
Sáng hơn và rẻ hơn
Sử dụng công nghệ in phun của người Nhật, TCL kì vọng giới thiệu loại tấm nền TV OLED hoàn toàn mới - RGB OLED - hòng cạnh tranh với LG Display và Samsung Display. Giống như trên smartphone, RGB OLED trên TV sử dụng 3 điểm ảnh phụ R-G-B để tạo ra màu sắc. Độ sáng trung bình khoảng 300 nit và đỉnh sáng 2.000 nit, có thể sử dụng ở phòng khách sáng sủa.
Tấm nền OLED 8K, cong, kích thước 65 inch hướng đến gaming
Về độ phủ màu, nó đạt 90% không gian màu Rec.2020, không sử dụng bất kì lớp phủ màu sắc nào như White OLED (bộ lọc màu) và QD-OLED (bộ đổi màu chấm lượng tử). Vì vậy màu sắc được cho là tinh khiết hơn.
Tại sự kiện, TCL trình diễn nguyên mẫu panel OLED 8K 65 inch, OLED cong 8K 65 inch. Đối với phân khúc màn hình vi tính, hãng mang đến OLED co dãn thành hình vòm 31 inch 4K có tần số quét 120Hz. Một nguyên mẫu khác là OLED 14 inch có độ phân giải 2.8K, mật độ điểm ảnh 240ppi. Đặc biệt, tấm nền laptop có tần số quét thay đổi từ 30 đến 120Hz, khá giống tính năng trên smartphone flagship hiện nay.
Tấm nền OLED 14 inch có thể thay đổi tần số quét
TCL cũng cho biết RGB OLED in phun của họ tiêu thụ điện năng thấp và hiệu quả sản xuất sẽ tăng dần theo quy mô mở rộng. Ban đầu chi phí đầu tư có thể rất cao nhưng theo thời gian, nó sẽ ngày càng giảm và có thể rẻ hơn cả loại sản xuất bằng lắng đọng chân không hiện nay. Theo 1 số chuyên gia trong ngành, chi phí cho 1 panel OLED in phun 75/77 inch thấp hơn 33% so với panel White OLED 77 inch của LG Display.
Vào năm 2016, công ty màn hình CSOT của TCL đã thông báo khoản đầu tư trị giá gần 7 tỷ USD vào dây chuyền LCD và OLED dành cho TV. Đến nay, họ đã là 1 trong những nhà cung ứng panel LCD lớn nhất, ngay cả Samsung và LG cũng phải mua panel từ CSOT để sản xuất TV.
TCL đã đầu tư hơn 36 tỷ USD vào 10 dây chuyền sản xuất màn hình
Năm ngoái, CSOT công bố tiếp dây chuyền OLED di động tại Vũ Hán, Trung Quốc. Mục tiêu hàng năm cho ra lò 80 triệu panel OLED phục vụ thị trường smartphone. Tính tới hết năm 2021, hãng đã đầu tư tổng cộng 36 tỷ USD vào 10 dây chuyền sản xuất màn hình, đủ loại kích cỡ, tập trung vào OLED cho di động và LCD cho TV.
Đầu tư vào OLED in phun
Hiện tại, công ty đang tích cực đẩy mạnh LCD miniLED trên thị trường TV. Tuy nhiên, họ đang xúc tiến xây dựng dây chuyền RGB OLED mới tại Quảng Châu, hòng chen chân vào thị trường tấm nền OLED cỡ lớn cho TV. Ban đầu, TCL chủ yếu sản xuất 3 kích thước 55, 65 và 75 inch. Sau này có thể mở rộng ra 42 inch và 98 inch, xa hơn nữa là màn hình vi tính khoảng 30 inch.
Tấm nền OLED in phun 8K kích thước 65 inch
Dây chuyền này sẽ áp dụng công nghệ OLED in phun bắt nguồn từ Nhật Bản, có thể sản xuất loại RGB OLED cao cấp hơn White OLED của LG và Blue OLED của Samsung. RGB OLED chính là loại đang có trên smartphone và tablet của chúng ta, sử dụng quy trình lắng đọng chân không. Tuy nhiên khi mở rộng kích thước cho màn hình vi tính và TV, các nhà sản xuất thất bại không thể đạt đến quy mô hàng loạt.
Do vậy, LG Display đã mua lại công nghệ White OLED kết hợp bộ lọc màu của Kodak (White OLED ban đầu do người Nhật phát minh), còn Samsung Display phát triển Blue OLED kết hợp bộ đổi màu chấm lượng tử (QDCC). Từ đó, sản xuất hàng loạt màn hình TV và máy tính OLED hiện nay. Cả White OLED và Blue OLED vẫn bị xem là công nghệ thấp hơn RGB OLED, nhưng rẻ hơn và dễ sản xuất hơn nên có thể phổ biến.
Màn hình OLED vòm 31 inch độ phân giải 4K
Để sản xuất được panel RGB OLED cỡ lớn, TCL đã bỏ qua quy trình lắng đọng chân không mà sử dụng in phun. Đây là công nghệ được JOLED phát triển dựa trên kinh nghiệm của Panasonic và Sony. Năm 2020, TCL đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào công nghệ này với quyết tâm không lệ thuộc vào công ty Hàn Quốc mà tự sản xuất panel OLED cho TV của mình.
Sáng hơn và rẻ hơn
Sử dụng công nghệ in phun của người Nhật, TCL kì vọng giới thiệu loại tấm nền TV OLED hoàn toàn mới - RGB OLED - hòng cạnh tranh với LG Display và Samsung Display. Giống như trên smartphone, RGB OLED trên TV sử dụng 3 điểm ảnh phụ R-G-B để tạo ra màu sắc. Độ sáng trung bình khoảng 300 nit và đỉnh sáng 2.000 nit, có thể sử dụng ở phòng khách sáng sủa.
Tấm nền OLED 8K, cong, kích thước 65 inch hướng đến gaming
Về độ phủ màu, nó đạt 90% không gian màu Rec.2020, không sử dụng bất kì lớp phủ màu sắc nào như White OLED (bộ lọc màu) và QD-OLED (bộ đổi màu chấm lượng tử). Vì vậy màu sắc được cho là tinh khiết hơn.
Tại sự kiện, TCL trình diễn nguyên mẫu panel OLED 8K 65 inch, OLED cong 8K 65 inch. Đối với phân khúc màn hình vi tính, hãng mang đến OLED co dãn thành hình vòm 31 inch 4K có tần số quét 120Hz. Một nguyên mẫu khác là OLED 14 inch có độ phân giải 2.8K, mật độ điểm ảnh 240ppi. Đặc biệt, tấm nền laptop có tần số quét thay đổi từ 30 đến 120Hz, khá giống tính năng trên smartphone flagship hiện nay.
Tấm nền OLED 14 inch có thể thay đổi tần số quét
TCL cũng cho biết RGB OLED in phun của họ tiêu thụ điện năng thấp và hiệu quả sản xuất sẽ tăng dần theo quy mô mở rộng. Ban đầu chi phí đầu tư có thể rất cao nhưng theo thời gian, nó sẽ ngày càng giảm và có thể rẻ hơn cả loại sản xuất bằng lắng đọng chân không hiện nay. Theo 1 số chuyên gia trong ngành, chi phí cho 1 panel OLED in phun 75/77 inch thấp hơn 33% so với panel White OLED 77 inch của LG Display.
Theo VN review