Hãng Sony đang cố làm gì để tìm lại chính mình?

tuyen_kientruc2010

Well-Known Member
kaz-hirai-sony-600x434_zps6cf835e8.jpg


Theo bài phân tích của hãng truyền thông Reuter thường trực tại Singapore có cuộc trao đổi với các vị lãnh đạo của Sony cho biết. Giám đốc Kaz Hirai đã chi 1,8 tỷ USD trong ba tháng qua để tìm và mua lại các danh mục kinh doanh từ các công ty thiết bị y tế, nền tảng game điện toán đám mây, trong khi đó các nhà đầu tư lại lo ngại ông dùng khoản tài chính ít ỏi còn lại của công ty vào các kế hoạch phục hồi một cách lộn xộn và không rõ ràng.

Hirai là một trong những cựu chiến binh đã làm việc cho Sony trong suốt ba thập kỷ qua, và đã trở thành người đứng đầu trong khoảng hơn nữa năm nay. Ông nhậm chức trong bối cảnh công ty đang chịu nhiều khủng hoảng, suy giảm và tốn thất từ nhiều nguyên nhân từ bộ phận thiết bị game và truyền hình.

2012_09_01_sony_4963.jpg


Sau một thập kỷ mất tiền vì mảng truyền hình và bốn nằm ròng liên tiếp thua lỗ bởi sự cạnh tranh với Apple và Samsung Electronics. Sony đang chạy đua với thời gian và tiền bạc. Ông Tetsuro Ii, Giám đốc điều hành quản lý một công ty Commons chuyển quản lý về tài sản cũng chia sẻ, Sony có những dấu hiệu của sự thay đổi, nhưng nó chỉ là một sự khởi đầu.

Từ những gì chúng ta đang chứng kiến từ trước cho đến nay, chiến lược của ông xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt và các khoản đầu tư không được đầu tư đúng chỗ và không đem lại lợi nhuận. Rõ ràng ông nên đưa ra một lời giải thích minh bạch trước hội đồng quản trị công ty, đây cũng là cách duy nhất để Sony cải thiện tài chính kiếm được.

Nhìn chung trong hai tháng qua sự tổn thất lớn của các công ty điện tử khổng lồ Nhật Bản điều thuộc về thị trường TV trong đó có Sharp là công ty đầu tiên phải gánh chịu thiệt hại này. Các ngân hàng Nhật Bản phải nới lỏng để gói cứu trợ khổng lồ trị giá 4,6 tỷ USD để ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng thanh khoản ngay lập tức. Tuy nhận được gói cứu trợ nhưng trước mắt Sharp vẫn còn một chăng đường dài chong gai phía trước trong quá trình phục hồi.

Các nhà phân tích chỉ ra, công ty quá lạc quan và tài chính thì đang bị ngày càng giảm dần, xếp hạng tín dụng công ty cũng bị kéo theo cùng với những thương vụ thâu tóm quá phô trương.

Đây phải chăng là tìm lại chính mình?

Công ty đã đồng ý chi 643 triệu USD cho 11% cổ phần để nhầm khắc phục vụ bê bối của Olympus Corp và trở thành một cổ đông lớn nhất, hai công ty sẽ sơm thành lập một tập đoàn liên doanh sản xuất thiết bị y tế và máy ảnh và từ đây Sony sẽ tìm lại mình từ một lĩnh vực khác mà đã mất từ mảng kinh doanh TV. Nhưng đây cũng là một nguyên nhân tiêu hao tài chính kéo dài bởi vì trong 8 năm sẽ chỉ thêm 1 tỷ USD doanh thu cho công ty một năm 90 tỷ USD.

Trong chuyến đi tham quan CEATEC tại Tokyo hôm thứ ba, Kaz Hairai cũng có những giải bài về mục tiêu đầu tư của mình:

Khi chúng tôi tiến hành các vụ mua lại, chúng tôi rất cân nhắc đến đồng tiền của chúng tôi.

Vào tháng trước, Hirai đã đồng ý trả 771 triệu USD tương đương với 42 % cổ phần của trang thông tin y tế So-net Entertaimnet. Trước thời điểm đó cũng một tháng, ông cho biết sẽ mua lại Gaikai một dịch vụ điện toán đám mây phục vụ chơi game với trị giá 380 triệu USD.

Tuy nhiên hiện giờ, một vấn đề nổi cộm trong kinh doanh các hệ máy chơi game có dấu hiệu bị đe dọa phải từ bỏ, đây là một trong những mảng trụ cột trong kế hoạch phục hồi công ty của Hirai. Trong tháng 8 Sony đã cắt giảm dự báo tăng trưởng hàng năm cho hai thiết bị PS Vita và PSP từ 16 triệu máy chỉ còn 12 triệu máy.

Công ty cũng cắt giảm dự báo lợi nhuận hàng năm từ 180 tỷ Yên chỉ còn 130 tỷ Yên 1,7 tỷ USD. Trong khi được dự báo cắt giảm mà biên tập viên Thamson của Reuter tham khảo các nhà phân tích còn thấp hơn hẳn, chỉ đạt trung bình tăng trường khoảng 110 tỷ Yên.

Cũng tại cùng địa điểm này diển ra cách đây chưa đầy hai tuần, tại Tokyo Game, ông Yoshikazu Tanaka người sáng lập công ty chơi game xã hội Gree Inc, còn tồi tệ hơn ông đã đưa ra dự đoán cái chết của game console, ống nói: “Thiết bị chơi game sẽ là nạn nhân của các thiết bị di động, máy tính bảng, điện thoại thông minh vì chúng sẽ chơi được tất cả các game trong tương lai” ông nói tiếp: “Trong vòng vài năm nữa, sức mạnh của máy tính bảng và điện thoại thông minh sẽ vượt qua máy chơi game”.

Hy vọng một mùa xuân sẽ trở lại!

Hirai cho biết chiến lược của Sony cũng tựa như cuộc chiến tranh tại Nhật Bản sau chiến tranh tái sinh và hậu bong bóng sụp đổ của nó, là nhằm mục đích “đặt lại nụ cười trên khuôn mặt của khách hàng”. Cả khách hàng và nhà đầu tư sẽ mừng chung một niềm vui trọn vẹn.

Ông Donald van Deventer giám đốc điều hành Kamakura Corporation, một công ty chuyên cung cấp các nghiên cứu rủi ro cho biết: “Sony và Sharp có cùng một hoàn cảnh, bị mất vị thế vào tay Apple và Samsung, đầu tư chi phí cao, không có sản phẩm mới”. Kamakura ước tính xác suất một năm của Sony mặc định 1,53%. “Chúng tôi thường đánh giá bất cứ một điều gì trên 1 phần trăm như một con số rủi ro”.

Vào tháng 6 vừa qua, tỷ lệ cổ đông, vốn chủ sở hữu đã xuống đến mức trầm trọng dưới 15%, trong khi tỷ lệ 20% đã được coi là mức tối thiểu của sự ổn định. Trong khi đó cùng một thời điểm Panasonic lại có một thế vững vàng với tỷ lệ 29%.

Hiện giờ vào thời điểm này nhiệm vụ Hirai gánh vác vô cùng khó khăn, ông liên tục tìm đủ mọi cách để cứu vãn tính thế. Áp lực dồn dập buộc ông phải vay mượn để tạo vòng quay cho công ty. Khó khăn nối tiếp, Standard & Poor đã hạ hạng nợ dài hạn đến hai bậc. Hirai phải tính đến việc bán tài sản của Sony như trụ sở của hãng tại New York, Mỹ.

Chúng tôi đã bán một số tài sản của chúng tôi cũng như để nhầm tạo ra tiền mặt và do đó nó chỉ là vấn đề để đảm bảo chúng tôi giữ được thế cân bằng.

Những gì ông nói và làm sẽ luôn được mọi người lưu ý và ghi nhớ, mục đích Hirai đến CEATEC là để truyền thông điệp về tình hình chung của sự hồi sinh cho công ty, ông nói:

Rõ ràng, chúng ta cần phải làm rất nhiều và như tôi đã luôn luôn nói rằng, chúng ta hãy để kết quả nói lên điều đó.


Nguồn : Is Sony buying time - or problems? - Hindustan Times
 

Stormhdvn

Well-Known Member
Ðề: Hãng Sony đang cố làm gì để tìm lại chính mình?

Sony mà chết thì chả bik tin dùng thằng nào nữa , quan niệm xài đồ nhật có thương hiệu ăn sâu vào não rồi ko bỏ được
 

huongduong118

New Member
Mình cũng rất thích Sony, hy vọng sẽ có những thay đổi đáng kể có thể lấy lại lòng tin của người dùng như trước đây.
 

ayun

New Member
Ðề: Hãng Sony đang cố làm gì để tìm lại chính mình?

Sony nếu giảm bớt giá thì chắc sẽ kích cầu tốt
 

binhba

New Member
Ðề: Hãng Sony đang cố làm gì để tìm lại chính mình?

Mình cũng là fan của Sony, tuy nhiên giá của các sản phẩm từ Sony hơi mắc nhất là có made in Japan.
 

sangps

New Member
Ðề: Hãng Sony đang cố làm gì để tìm lại chính mình?

Mình vẫn là fan của các sản phẩm Sony, tuy nhiên, các dòng sản phẩm của hãng giá chưa được bình dân lắm, nếu khắc phục điểm này thì hy vọng Sony sẽ thành công.
 

huyentr

New Member
Ðề: Hãng Sony đang cố làm gì để tìm lại chính mình?

Sony mấy năm nay vấp phải những đối thủ quá mạnh, họ có những sản phẩm tốt và phù hợp với sở thích của người tiêu dùng nữa.
 
Bên trên