Nhà sản xuất phụ kiện hàng đầu, Aukey, vừa bị "đá" ra khỏi Amazon sau khi vi phạm điều khoản sàn thương mại điện tử này vì đã lên kế hoạch trả tiền cho khách hàng để nhận được những đánh giá tích cực. Tomtop và Mpow cũng dính líu đến kế hoạch này.
Thông tin này vừa được SafetyDetectives công bố, xác nhận đã tìm thấy các đoạn tin nhắn giữa những nhà cung cấp này với khách hàng, đề cập đến việc nhận các sản phẩm miễn phí để đổi lấy những đánh giá tích cực. Thực tế, khi có nhiều sản phẩm tích cực, sản phẩm sẽ được leo lên đầu trang sản phẩm của Amazon, giúp tăng doanh số bán hàng cũng như số lượng các đánh giá hợp pháp.
DigitalTrends cho biết, các sản phẩm của Aukey, Tomtop và Mpow đã bị Amazon xóa bỏ hoàn toàn. Khi nhấp vào đường dẫn sản phẩm của tai nghe Aukey EP-T27, bạn sẽ thấy một trang Amazon trống với dòng chữ "xin lỗi" ở phía trên cùng và hình ảnh một chú chó.
Theo thông tin, trang cửa hàng của Mpow dường như vẫn còn tồn tại trên Amazon, dù rằng tất cả các sản phẩm của nó đều ở trạng thái "hiện không có sẵn". Trang cửa hàng của Tomtop dường như đã bị ẩn đi, nhưng vẫn có những sản phẩm mang thương hiệu Tomtop đang được bán. Hiện vẫn chưa rõ những thương hiệu khác có bị ảnh hưởng hay không.
Theo thông tin chi tiết từ SafetyDetectives, các nhà sản xuất phụ kiện này sẽ trao đổi với một bên thứ ba để thông báo cho những người đánh giá tìm năng các sản phẩm nào cần thêm 5 sao. Sau đó, mọi người sẽ mua sản phẩm bằng tài khoản cá nhân của họ rồi để lại đánh giá 5 sao. Tiếp theo đó, người đánh giá cần gửi một tin nhắn đến nhà cung cấp, kèm theo đường dẫn hồ sơ Amazon của họ cùng thông tin PayPal. Cuối cùng, người đánh giá sẽ nhận được tiền hoàn lại thông qua PayPal và họ có thể giữ lại sản phẩm đã đánh giá như một phần thưởng.
SafetyDetectives cho biết, họ đã tìm thấy 75 nghìn tài khoản có khả năng được sử dụng để đăng các bài đánh giá không hợp lệ. Khi đột nhập vào máy chủ ElasticSearch, vốn không được mã hóa, tộng cộng đã tìm thấy 232.664 tài khoản Gmail, một số trong đó còn có thông tin nhận dạng cá nhân. Dẫu máy chủ này được đặt tại Trung Quốc, nhưng nó cũng có những thông tin về người dùng tại Mỹ và Châu Âu.
SafetyDetectives tin rằng máy chủ này thuộc sở hữu của một bên thứ 3 và đang hợp tác với Aukey cùng nhiều người bán khác để thu thập thông tin những người đánh giá tiềm năng.
Thú vị hơn, SafetyDetectives nhận thấy rằng những người đánh giá phải tuân theo các tiêu chí nhất định, bao gồm chờ đợi một vài ngày trước khi đăng một đánh giá, có một số từ nhất định và đôi khi là đánh giá bằng video. SafetyDetectives cũng nhận thấy, khi tiếp cận với những người đánh giá tiềm năng, bên thứ ba này đã sử dụng các từ chuyên nghiệp để đảm bảo các đánh giá trông giống như thật. Dĩ nhiên, bên thứ ba sẽ không bao giờ tiết lộ rằng việc việc làm này ít nhất có thể vi phạm điều khoản dịch vụ của Amazon.
Giờ đây, các thương hiệu như Aukey, Tomtop và Mpow đang phải "trả giá" cho những gì mình đã làm vì vi phạm các quy tắc của Amazon. Hiện vẫn chưa rõ liệu các nhà cung cấp này có được phép hoạt động trở hoặc có tài khoản cá nhân nào bị cấm hay không.
Đánh giá giả mạo vẫn luôn là vấn đề nhức nhối đối với các sàn thương mại điện tử cũng như kho ứng dụng. Không chỉ Amazon, Shopee, Lazada, Tiki, kho ứng dụng của Google Play Store cho Android cũng tràn ngập những đánh giá giả mạo. Có lẽ, các gã khổng lồ cần phải vắt óc suy nghĩ hơn nữa nhằm tìm ra một giải pháp triệt để loại bỏ vấn để này.
Thông tin này vừa được SafetyDetectives công bố, xác nhận đã tìm thấy các đoạn tin nhắn giữa những nhà cung cấp này với khách hàng, đề cập đến việc nhận các sản phẩm miễn phí để đổi lấy những đánh giá tích cực. Thực tế, khi có nhiều sản phẩm tích cực, sản phẩm sẽ được leo lên đầu trang sản phẩm của Amazon, giúp tăng doanh số bán hàng cũng như số lượng các đánh giá hợp pháp.
DigitalTrends cho biết, các sản phẩm của Aukey, Tomtop và Mpow đã bị Amazon xóa bỏ hoàn toàn. Khi nhấp vào đường dẫn sản phẩm của tai nghe Aukey EP-T27, bạn sẽ thấy một trang Amazon trống với dòng chữ "xin lỗi" ở phía trên cùng và hình ảnh một chú chó.
Theo thông tin, trang cửa hàng của Mpow dường như vẫn còn tồn tại trên Amazon, dù rằng tất cả các sản phẩm của nó đều ở trạng thái "hiện không có sẵn". Trang cửa hàng của Tomtop dường như đã bị ẩn đi, nhưng vẫn có những sản phẩm mang thương hiệu Tomtop đang được bán. Hiện vẫn chưa rõ những thương hiệu khác có bị ảnh hưởng hay không.
Theo thông tin chi tiết từ SafetyDetectives, các nhà sản xuất phụ kiện này sẽ trao đổi với một bên thứ ba để thông báo cho những người đánh giá tìm năng các sản phẩm nào cần thêm 5 sao. Sau đó, mọi người sẽ mua sản phẩm bằng tài khoản cá nhân của họ rồi để lại đánh giá 5 sao. Tiếp theo đó, người đánh giá cần gửi một tin nhắn đến nhà cung cấp, kèm theo đường dẫn hồ sơ Amazon của họ cùng thông tin PayPal. Cuối cùng, người đánh giá sẽ nhận được tiền hoàn lại thông qua PayPal và họ có thể giữ lại sản phẩm đã đánh giá như một phần thưởng.
SafetyDetectives cho biết, họ đã tìm thấy 75 nghìn tài khoản có khả năng được sử dụng để đăng các bài đánh giá không hợp lệ. Khi đột nhập vào máy chủ ElasticSearch, vốn không được mã hóa, tộng cộng đã tìm thấy 232.664 tài khoản Gmail, một số trong đó còn có thông tin nhận dạng cá nhân. Dẫu máy chủ này được đặt tại Trung Quốc, nhưng nó cũng có những thông tin về người dùng tại Mỹ và Châu Âu.
SafetyDetectives tin rằng máy chủ này thuộc sở hữu của một bên thứ 3 và đang hợp tác với Aukey cùng nhiều người bán khác để thu thập thông tin những người đánh giá tiềm năng.
Thú vị hơn, SafetyDetectives nhận thấy rằng những người đánh giá phải tuân theo các tiêu chí nhất định, bao gồm chờ đợi một vài ngày trước khi đăng một đánh giá, có một số từ nhất định và đôi khi là đánh giá bằng video. SafetyDetectives cũng nhận thấy, khi tiếp cận với những người đánh giá tiềm năng, bên thứ ba này đã sử dụng các từ chuyên nghiệp để đảm bảo các đánh giá trông giống như thật. Dĩ nhiên, bên thứ ba sẽ không bao giờ tiết lộ rằng việc việc làm này ít nhất có thể vi phạm điều khoản dịch vụ của Amazon.
Giờ đây, các thương hiệu như Aukey, Tomtop và Mpow đang phải "trả giá" cho những gì mình đã làm vì vi phạm các quy tắc của Amazon. Hiện vẫn chưa rõ liệu các nhà cung cấp này có được phép hoạt động trở hoặc có tài khoản cá nhân nào bị cấm hay không.
Đánh giá giả mạo vẫn luôn là vấn đề nhức nhối đối với các sàn thương mại điện tử cũng như kho ứng dụng. Không chỉ Amazon, Shopee, Lazada, Tiki, kho ứng dụng của Google Play Store cho Android cũng tràn ngập những đánh giá giả mạo. Có lẽ, các gã khổng lồ cần phải vắt óc suy nghĩ hơn nữa nhằm tìm ra một giải pháp triệt để loại bỏ vấn để này.
Theo VN review