Nhiều báo cáo gần đây về việc bo mạch chủ Asus ROG Maximus Z690 Hero bị cháy đã xuất hiện trong những ngày gần đây. Khá nhiều người dùng đã báo cáo vấn đề đáng lo ngại này trên cả những diễn đàn Asus ROG cũng như subreddit của công ty phần cứng. Ít nhất đã có 6 báo cáo liên quan đến vấn đề này xuất hiện. Ngay cả những người dùng nhận bo mạch chủ đã sửa chữa hoặc thay thế cũng tiếp tục gặp phải vấn đề này.
Cần nhấn mạnh rằng, Asus ROG Maximus Z690 Hero không phải là 1 bo mạch chủ Alder Lake thông thường. Nhiều trang đánh giá gọi nó là “trùm cuối trong dòng bo mạch chủ Z690” và với giá bán 600 USD, con số đó chắc chắn đã phản ánh được chất lượng cao cấp của bo mạch chủ này.
Một người dùng trên diễn đàn Asus, Maximumrog57, đã mô tả chi tiết trải nghiệm của anh về vấn đề cháy bo mạch chủ này. Sau khi nâng cấp cả BIOS và firmware, bo mạch chủ Asus ROG Maximus Z690 Hero vẫn hoạt động mà không gặp bất kỳ trục trặc nào trong vài ngày, sau đó nó bắt đầu phát ra tiếng kêu. Ngày hôm sau, người dùng gặp phải lỗi QCODE 53 khi khởi động bo mạch chủ. Màu QLED cũng biến thành màu cam và có một vết cháy với kích thước bằng đồng xu bên dưới. Nó gần như “cháy thành than”, sau đó phần hộp chứa QCODE lại bị chảy ra một chút.
QCODE 53 là một lỗi liên quan đến việc đặt sai bộ nhớ, hoặc RAM không tương thích. Tuy nhiên, người dùng nhấn mạnh, sự xuất hiện của lỗi cụ thể này không có ý nghĩa gì vì bo mạch chủ hoạt động hoàn toàn bình thường sau lần khởi động đầu tiên.
Nhiều người khác trên Reddit cũng chia sẻ tình trạng tương tự người dùng nói trên, xác nhận rằng các bo mạch chủ của họ đều bị cháy. Nhiều người dùng cũng cho biết rằng các bo mạch của họ gặp lỗi trong POST, hay còn được biết đến là trình tự kiểm tra khi bật nguồn. Thuật ngữ này được liên kết với một quá trình do firmware thực hiện sau khi hệ thống bật lên nhằm kiểm tra xem các thành phần tích hợp như RAM và ổ đĩa có hoạt động bình thường hay không.
Một người dùng khác trên subreddit của Asus cho biết bo mạch Maximus Z690 Hero của họ đã gặp vấn đề do lỗi QCODE 53 xuất hiện. Sau khi sử dụng trình duyệt, người dùng nghe thấy một “tiếng nổ rất to và hệ thống ngay lập tức bị khóa”. Bo mạch bắt đầu phát sáng ở góc trên bên phải, sau đó, người dùng bắt đầu ngửi thấy mùi cháy khét.
Một người dùng khác cũng gặp vấn đề tương tự, với mùi khét bốc ra từ bo mạch chủ sau khi duyệt web. Người dùng này sau đó đã tìm cách tìm hiểu xem vấn đề này có bất thường hay không bằng cách lắp ráp 1 hệ thống khác hoàn toàn mới. Với CPU Intel Core i7-12700K, 1 bo mạch chủ Asus ROG Maximus Z690 Hero khác cùng bộ nguồn Corsair RM1000x mới (đề phòng trường hợp sự cố xuất phát từ bộ nguồn), anh đã lắp đặt lại 1 chiếc PC và “chắc chắn rằng không có dây nào được lắp đặt sai hoặc đặt ở nơi không được phép.”
Sau khi chạy một số kiểm tra và chơi game, hệ thống lại gặp phải hiện tượng tương tự khi lướt web. Tuy nhiên, thay vì các vết cháy, lần này, một thành phần trên bo mạch chủ đã bốc cháy.
Mốt số người dùng khác trên Reddit đã xác nhận vấn đề cháy tương tự đối với bo mạch chủ Asus ROG Maximus Z690 Hero, thế nên, đây rõ ràng không phải là một sự cố diễn ra với một vài người.
Theo ghi nhận của Wccftech, một vài thông tin cho biết rằng 2 IC “4C10B MOSFET” không liên quan đến các khe DDR5 DIMM. Một số người khác trên Overclock.net xác nhận rằng các nhà sản xuất DDR5 nhất định đang flash thông tin SPD bị lỗi trong profile XMP cho những kit RAM cụ thể. Điều này có thể dẫn đến việc vượt quá điện áp, gây cháy bo mạch chủ.
Kênh YouTube Actually Hardcore Overclocking đã tìm hiểu kỹ tình hình hơn một chút, cho thấy rằng vấn đề quá nhiệt có thể do một tụ điện trên bo mạch bị lắp đặt ngược trong nhà máy đối với một số bo mạch.
Dẫu sao đi chăng nữa, bất kỳ ai đang sử dụng bo mạch chủ Asus ROG Maximus Z690 Hero cũng nên thận trọng khi sử dụng, chờ đến lúc tìm được giải pháp khắc phục vĩnh viễn hoặc khi Asus chính thức giải quyết vấn đề.
Cần nhấn mạnh rằng, Asus ROG Maximus Z690 Hero không phải là 1 bo mạch chủ Alder Lake thông thường. Nhiều trang đánh giá gọi nó là “trùm cuối trong dòng bo mạch chủ Z690” và với giá bán 600 USD, con số đó chắc chắn đã phản ánh được chất lượng cao cấp của bo mạch chủ này.
Một người dùng trên diễn đàn Asus, Maximumrog57, đã mô tả chi tiết trải nghiệm của anh về vấn đề cháy bo mạch chủ này. Sau khi nâng cấp cả BIOS và firmware, bo mạch chủ Asus ROG Maximus Z690 Hero vẫn hoạt động mà không gặp bất kỳ trục trặc nào trong vài ngày, sau đó nó bắt đầu phát ra tiếng kêu. Ngày hôm sau, người dùng gặp phải lỗi QCODE 53 khi khởi động bo mạch chủ. Màu QLED cũng biến thành màu cam và có một vết cháy với kích thước bằng đồng xu bên dưới. Nó gần như “cháy thành than”, sau đó phần hộp chứa QCODE lại bị chảy ra một chút.
QCODE 53 là một lỗi liên quan đến việc đặt sai bộ nhớ, hoặc RAM không tương thích. Tuy nhiên, người dùng nhấn mạnh, sự xuất hiện của lỗi cụ thể này không có ý nghĩa gì vì bo mạch chủ hoạt động hoàn toàn bình thường sau lần khởi động đầu tiên.
Nhiều người khác trên Reddit cũng chia sẻ tình trạng tương tự người dùng nói trên, xác nhận rằng các bo mạch chủ của họ đều bị cháy. Nhiều người dùng cũng cho biết rằng các bo mạch của họ gặp lỗi trong POST, hay còn được biết đến là trình tự kiểm tra khi bật nguồn. Thuật ngữ này được liên kết với một quá trình do firmware thực hiện sau khi hệ thống bật lên nhằm kiểm tra xem các thành phần tích hợp như RAM và ổ đĩa có hoạt động bình thường hay không.
Một người dùng khác trên subreddit của Asus cho biết bo mạch Maximus Z690 Hero của họ đã gặp vấn đề do lỗi QCODE 53 xuất hiện. Sau khi sử dụng trình duyệt, người dùng nghe thấy một “tiếng nổ rất to và hệ thống ngay lập tức bị khóa”. Bo mạch bắt đầu phát sáng ở góc trên bên phải, sau đó, người dùng bắt đầu ngửi thấy mùi cháy khét.
Một người dùng khác cũng gặp vấn đề tương tự, với mùi khét bốc ra từ bo mạch chủ sau khi duyệt web. Người dùng này sau đó đã tìm cách tìm hiểu xem vấn đề này có bất thường hay không bằng cách lắp ráp 1 hệ thống khác hoàn toàn mới. Với CPU Intel Core i7-12700K, 1 bo mạch chủ Asus ROG Maximus Z690 Hero khác cùng bộ nguồn Corsair RM1000x mới (đề phòng trường hợp sự cố xuất phát từ bộ nguồn), anh đã lắp đặt lại 1 chiếc PC và “chắc chắn rằng không có dây nào được lắp đặt sai hoặc đặt ở nơi không được phép.”
Sau khi chạy một số kiểm tra và chơi game, hệ thống lại gặp phải hiện tượng tương tự khi lướt web. Tuy nhiên, thay vì các vết cháy, lần này, một thành phần trên bo mạch chủ đã bốc cháy.
Mốt số người dùng khác trên Reddit đã xác nhận vấn đề cháy tương tự đối với bo mạch chủ Asus ROG Maximus Z690 Hero, thế nên, đây rõ ràng không phải là một sự cố diễn ra với một vài người.
Theo ghi nhận của Wccftech, một vài thông tin cho biết rằng 2 IC “4C10B MOSFET” không liên quan đến các khe DDR5 DIMM. Một số người khác trên Overclock.net xác nhận rằng các nhà sản xuất DDR5 nhất định đang flash thông tin SPD bị lỗi trong profile XMP cho những kit RAM cụ thể. Điều này có thể dẫn đến việc vượt quá điện áp, gây cháy bo mạch chủ.
Kênh YouTube Actually Hardcore Overclocking đã tìm hiểu kỹ tình hình hơn một chút, cho thấy rằng vấn đề quá nhiệt có thể do một tụ điện trên bo mạch bị lắp đặt ngược trong nhà máy đối với một số bo mạch.
Dẫu sao đi chăng nữa, bất kỳ ai đang sử dụng bo mạch chủ Asus ROG Maximus Z690 Hero cũng nên thận trọng khi sử dụng, chờ đến lúc tìm được giải pháp khắc phục vĩnh viễn hoặc khi Asus chính thức giải quyết vấn đề.
Theo VN review