Ngày nay MBL Audio đã trở thành một thương hiệu âm thanh hi-end hàng đầu thế giới. Không chỉ nổi danh về sáng tạo loa đa hướng 360 độ Radialstrahler mà MBL còn tạo ra giải pháp đồng bộ hệ thống, gồm cả khuếch đại, nguồn phát và nhiều cấp độ khác nhau.
Vào giữa những năm 1970, Wolfgang Meletzky, một người hâm mộ nhà soạn nhạc nổi tiếng Gustave Mahler, đã gặp phải một vấn đề. Wolfgang Meletzky nhận thấy rằng bản thân chỉ có thể đắm mình trong dòng cảm xúc tràn ngập các tác phẩm của Mahler khi dự những buổi hòa nhạc trực tiếp tại quê nhà Berlin. Hệ thống hi-fi trong nhà của ông ấy đơn giản là không thể tái tạo âm sắc, quy mô và cảm xúc bay bổng của âm nhạc mà đã trải nghiệm từ Dàn nhạc giao hưởng Berlin.
Là một kỹ sư điện tử trẻ tuổi, vấn đề này khiến Meletzky bối rối. Tại sao hệ thống âm thanh gia đình không thể mang đến cảm xúc của một dàn nhạc sống, thay vào đó chỉ là những nốt nhạc đều đều, tẻ nhạt phát ra từ thùng loa gỗ? Meletzky nhận ra rằng trong phòng hòa nhạc, giai điệu tinh tế của một cây vĩ cầm lan tỏa theo mọi hướng mỗi khi cây vĩ được kéo trên dây đàn. Những rung động âm thanh đó, khi được kết hợp với các nhạc cụ bằng đồng, hơi, bộ gõ và dây của 100 nhạc sĩ khác, đã khiến những người tham gia buổi hòa nhạc chìm đắm trong một dòng chảy âm nhạc.
Meletzky tự hỏi tại sao không thể di chuyển quanh phòng khách của mình và tận hưởng âm thanh chính xác từ một góc khác. Và nếu có nhiều hơn một người nghe trong phòng thì sao? Không phải tất cả họ đều có thể tận hưởng âm thanh giống nhau từ bất kỳ vị trí nào trong phòng sao? Phải có một cách tốt hơn để giải quyết vấn đề này.
Chính xác là có một cách tốt hơn nhưng Meletzky phải mất nhiều tháng thử nghiệm, sai hỏng và thất vọng để tìm ra nó. Thời gian cá nhân của Meletzky đã bị tiêu tốn cho nghiên cứu vô số tài liệu âm thanh, các cuộc gặp gỡ với giới chuyên gia trong lĩnh vực âm học và khảo cứu các yếu tố đầu vào về cấu trúc và vật liệu cần thiết để thiết kế một mẫu loa mà cho đến thời điểm đó vẫn chỉ tồn tại trong trí óc của ông.
Chính trong khoảnh khắc vô vọng, Meletzky đã có một sự khai mở. Ông chợt hình dung ra một bộ loa không mang hình khối chữ nhật như thường thấy mà có dạng hình cầu thuôn dài như “quả rocket” hay kiểu như trái dưa hấu, tỏa âm nhạc đều ra mọi hướng, giống như bóng đèn phát ra ánh sáng. Phải mất thêm nhiều tháng thử nghiệm, sai hỏng, thất bại và thêm thất bại trước khi Meletzky, với sự giúp đỡ của hai người bạn cùng đam mê âm thanh, đã tạo ra một bộ loa chưa từng thấy trước đây mang đến trải nghiệm hòa nhạc trong mơ của ông ấy. Meletzky gọi nó là Radialstrahler, một bộ biến đổi mang tính cách mạng giúp lan truyền âm thanh phòng hòa nhạc khắp mọi hướng, mang lại cảm giác rùng mình, xúc động giống như khi xem biểu diễn trực tiếp.
(Jurgen Reis giới thiệu hệ thống MBL 101 X-treme tại một sự kiện âm thanh)
Phát minh của MBL tiếp tục được hoàn thiện và một người đóng vai trò quan trọng để tinh chỉnh Radialstrahler là Jürgen Reis. Năm 1982, Jürgen Reis, khi đó là một sinh viên kỹ thuật, đã nhìn thấy MBL Radialstrahler tại Triển lãm IFA Berlin. Với chương trình nghiên cứu tập trung vào điện âm học, kỹ sư mới vào nghề này bị mê hoặc bởi ý tưởng phát tán âm thanh đa hướng xuyên tâm của Radialstrahler. Sau khi tốt nghiệp, Jürgen Reis đã về đầu quân và trở thành kỹ sư phát triển tại MBL. Thành tựu đầu tiên của Jürgen Reis là sử dụng năng lực kỹ thuật và phân tích dữ liệu âm thanh để mang lại trải nghiệm nghe nâng cao cho Radialstrahler. Chất lượng âm thanh của hệ thống loa Radialstrahler sau khi tinh chỉnh đã thực sự chinh phục Meletzky.
MBL tiếp tục tham vọng phát triển các thiết bị đồ phối ghép cho loa Radialstrahler. Năm 1986, công ty giới thiệu bộ tiền khuếch đại (preamp) 6010 – Der Vorverstärker. Việc thiết kế và phát triển Der Vorverstärker bắt nguồn từ một dự án nội bộ được dẫn dắt và thúc đẩy bởi nỗ lực vượt qua giới hạn của Jürgen Reis. Với quyết tâm tối ưu hóa các tín hiệu âm thanh cho loa Radialstrahler, Jürgen Reis đã hình dung ra một bộ preamp với các tầng đầu vào và đầu ra có thể điều chỉnh riêng, sử dụng các linh kiện tốt nhất hiện có. Giới âm thanh tại Đức đã đưa ra những phản hồi tích cực về Der Vorverstärker, và các đại lý MBL nhanh chóng đón nhận và quảng bá cho sản phẩm mà họ gọi là “Bộ tiền khuếch đại trong mơ”.
Cùng năm đó, MBL 100 Radialstrahler được cải tiến trở thành phiên bản 101 với những thay đổi toàn diện về củ loa tweeter và midrange, cho phép tăng cường khả năng phân tán âm thanh và âm sắc. Kết hợp với bộ phân tần 3 đường tiếng mới, 101 Radialstrahler sở hữu chất âm tinh tế và sống động như thật.
Với một preamp và các mẫu loa đỉnh cao như vậy, MBL vẫn còn thiếu một khuếch đại công suất (poweramp). Năm 1993, công ty trình làng MBL 9010, bộ khuếch đại công suất được thiết kế và sản xuất để đảm nhận vị trí xứng đáng giữa preamp MBL và Radialstrahler. Mẫu poweramp 9010 nặng 90kg với 3 biến áp hình xuyến được bảo vệ bằng Mu-Metal và một tầng đầu vào kéo đẩy (push-pull) trực tiếp, cấu hình mạnh mẽ hoạt động trơn tru với kỹ thuật khuếch đại riêng biệt để cung cấp 800W/kênh trở kháng 4 Ohm – vượt quá sự mong đợi của MBL.
Đến thời điểm này, MBL không chỉ nổi tiếng là một thương hiệu loa hàng đầu thế giới mà còn tạo lập tên tuổi như một nhà sản xuất thiết bị điện tử. Bắt đầu với màn ra mắt của MBL 101 tại Triển lãm CES ở Las Vegas (Mỹ), nhu cầu về các sản phẩm MBL không ngừng mở rộng từ Châu Âu sang Bắc Mỹ và Châu Á, chiếm được cảm tình và đôi tai của những người đam mê tại hơn 44 quốc gia.
MBL tiếp tục làm phong phú thêm danh mục sản phẩm với đầu đĩa CD và DAC cao cấp. Năm 1995, công ty trình làng mẫu Reference CD Transport và 2 năm sau đó là DAC. MBL cũng giới thiệu mẫu Radialstrahler “D” năm 1997. Với sự cải tiến này, MBL 101 trở thành một hệ thống 4 đường tiếng, tích hợp thêm một loa siêu trầm để mở rộng dải tần số xuống 32 Hz.
Song song với đó, MBL cũng định hình lại các dòng sản phẩm theo phân khúc. Cao cấp nhất là Reference Line, sau đó đến Noble Line. Dòng Noble Line nhanh chóng được khách hàng đón nhận và phát triển thành dòng thiết bị bán chạy nhất của MBL.
Năm 2007, MBL chinh phục giới ultra hi-end với hệ thống 101 X-Treme trong một cấu hình sáng tạo của Radialstrahler. Bằng cách đảo ngược và xếp chồng hai cặp 101, MBL tạo ra một hệ thống loa siêu việt, giúp cải thiện chất lượng và đặc tính âm thanh không chỉ theo phương ngang và còn theo phương đứng. Điểm ấn tượng hơn nữa của 101 X-Treme là cột loa trầm được hoàn thiện bằng sơn mài cao 6 ft chứa 6 woofer 300mm mỗi bên – mỗi cột loa đều có bộ khuếch đại tích hợp công suất 380W. Với chất lượng chế tạo và độ hoàn thiện vô cùng cao của 101 X-Treme, MBL giới hạn số lượng ở mức tối đa 12 hệ thống mỗi năm.
(Hệ thống MBL 101 X-treme là một tuyệt tác trong ngành)
Năm 2008, người sáng lập Wolfgang Meletzky quyết định nghỉ hưu và rời khỏi ban lãnh đạo công ty sau gần ba thập kỷ gắn bó. Christian Hermeling tiếp tục kế thừa di sản của Meletzky và mang đến sức sống mới cho một trong những thương hiệu hi-end danh giá và uy tín bậc nhất thế giới.
Ba năm sau khi đảm nhận vị trí lãnh đạo của MBL, Hermeling đã khởi xướng Corona Line và hiện được đổi tên thành Cadenza. Thiết kế đơn giản và trang nhã, Cadenza cung cấp công nghệ âm thanh tiên tiến với mức giá cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận đông đảo khách hàng của MBL.
Việc giới thiệu dòng Noble Line thế hệ thứ hai cũng đã thiết lập một cột mốc mới trong lịch sử của công ty. Noble hiện gồm bộ khuếch đại LASA độc quyền của MBL, bộ tiền khuếch đại, True-Peak-DAC và mô-đun phát trực tuyến Roon.
(trên website MBL có hướng dẫn đưa ra các cấu hình giải pháp đồng bộ hệ thống ở các cấp độ khác nhau, cho từng dòng Reference Line, Noble Line và Cadenza Line. Ví dụ trong hình trên là hệ thống đỉnh nhất với dàn 101 X-Treme cùng các poweramp 9011, preamp 6010 D và các nguồn phát CD 1621 A cùng DAC 1611 F)
Đa phần các thương hiệu âm thanh hi-end chỉ chuyên biệt trong một dòng sản phẩm, ví dụ như chuyên về loa, hoặc bộ khuyếch đại hay nguồn phát, dây dẫn. Do đó, các audiophile thường gặp nhiều vấn đề trong việc lựa chọn thiết bị phối ghép sao cho có thể khai thác tối ưu hiệu quả trình diễn. MBL lại là một trong số ít những thương hiệu hi-end rất thành công khi đưa ra các giải pháp trọn vẹn toàn hệ thống cho người chơi (loa, khuếch đại, nguồn phát) mang tính đồng bộ cao cả về thiết kế, kỹ thuật, hiệu suất trình diễn. Từ đó MBL giúp người chơi có thể dễ dàng tiếp cận được những hệ thống âm thanh tối ưu trong từng phân khúc giá mà không phải mất quá nhiều thời gian cho việc lựa chọn, thử nghiệm các thiết bị phối ghép từ các nhà sản xuất khác nhau.
(dải sản phẩm loa của MBL với 6 mẫu: 101 X-Treme MKII, 101 E MKII, 111 F, 116 F, 120 và 126)
Xuất phát điểm rất khiêm tốn từ năm 1979, ngày nay, MBL đã trở thành một thương hiệu hi-end hàng đầu thế giới. Sở hữu một cơ sở sản xuất lớn và hiện đại trong ngành, MBL tiếp tục chế tạo các thiết bị âm thanh cao cấp của mình với sự kết hợp giữa công nghệ cao và thủ công. Kết quả là MBL đang có một danh mục sản phẩm âm thanh đáng mơ ước. Sáu mẫu loa tích hợp công nghệ Radialstrahler và nhiều lựa chọn thiết bị điện tử thuộc dòng Reference, Noble và Cadenza, đủ sức làm hài lòng những người chơi khó tính nhất.
Vào giữa những năm 1970, Wolfgang Meletzky, một người hâm mộ nhà soạn nhạc nổi tiếng Gustave Mahler, đã gặp phải một vấn đề. Wolfgang Meletzky nhận thấy rằng bản thân chỉ có thể đắm mình trong dòng cảm xúc tràn ngập các tác phẩm của Mahler khi dự những buổi hòa nhạc trực tiếp tại quê nhà Berlin. Hệ thống hi-fi trong nhà của ông ấy đơn giản là không thể tái tạo âm sắc, quy mô và cảm xúc bay bổng của âm nhạc mà đã trải nghiệm từ Dàn nhạc giao hưởng Berlin.
Là một kỹ sư điện tử trẻ tuổi, vấn đề này khiến Meletzky bối rối. Tại sao hệ thống âm thanh gia đình không thể mang đến cảm xúc của một dàn nhạc sống, thay vào đó chỉ là những nốt nhạc đều đều, tẻ nhạt phát ra từ thùng loa gỗ? Meletzky nhận ra rằng trong phòng hòa nhạc, giai điệu tinh tế của một cây vĩ cầm lan tỏa theo mọi hướng mỗi khi cây vĩ được kéo trên dây đàn. Những rung động âm thanh đó, khi được kết hợp với các nhạc cụ bằng đồng, hơi, bộ gõ và dây của 100 nhạc sĩ khác, đã khiến những người tham gia buổi hòa nhạc chìm đắm trong một dòng chảy âm nhạc.
Trong phòng khách của Meletzky, âm nhạc là đơn hướng. Chúng được đẩy ra ngoài thùng loa qua các nón loa dưới dạng các lớp không khí co giãn. Bộ loa được thiết kế nhằm biến đổi tín hiệu điện sau khi khuếch đại thành sóng áp suất âm thanh để tai có thể cảm nhận. Kết quả là các tần số cao chói tai, âm trung rỗng và âm trầm chưa đủ độ sâu. Vấn đề trở nên phức tạp hơn là người nghe cần phải ngồi tại đỉnh của “tam giác âm thanh” để đạt hiệu quả nghe tối ưu nhất từ hai loa cùng phát đến một điểm ngọt (sweet spot) duy nhất nằm giữa trung tâm.Meletzky tự hỏi tại sao không thể di chuyển quanh phòng khách của mình và tận hưởng âm thanh chính xác từ một góc khác. Và nếu có nhiều hơn một người nghe trong phòng thì sao? Không phải tất cả họ đều có thể tận hưởng âm thanh giống nhau từ bất kỳ vị trí nào trong phòng sao? Phải có một cách tốt hơn để giải quyết vấn đề này.
Chính xác là có một cách tốt hơn nhưng Meletzky phải mất nhiều tháng thử nghiệm, sai hỏng và thất vọng để tìm ra nó. Thời gian cá nhân của Meletzky đã bị tiêu tốn cho nghiên cứu vô số tài liệu âm thanh, các cuộc gặp gỡ với giới chuyên gia trong lĩnh vực âm học và khảo cứu các yếu tố đầu vào về cấu trúc và vật liệu cần thiết để thiết kế một mẫu loa mà cho đến thời điểm đó vẫn chỉ tồn tại trong trí óc của ông.
Chính trong khoảnh khắc vô vọng, Meletzky đã có một sự khai mở. Ông chợt hình dung ra một bộ loa không mang hình khối chữ nhật như thường thấy mà có dạng hình cầu thuôn dài như “quả rocket” hay kiểu như trái dưa hấu, tỏa âm nhạc đều ra mọi hướng, giống như bóng đèn phát ra ánh sáng. Phải mất thêm nhiều tháng thử nghiệm, sai hỏng, thất bại và thêm thất bại trước khi Meletzky, với sự giúp đỡ của hai người bạn cùng đam mê âm thanh, đã tạo ra một bộ loa chưa từng thấy trước đây mang đến trải nghiệm hòa nhạc trong mơ của ông ấy. Meletzky gọi nó là Radialstrahler, một bộ biến đổi mang tính cách mạng giúp lan truyền âm thanh phòng hòa nhạc khắp mọi hướng, mang lại cảm giác rùng mình, xúc động giống như khi xem biểu diễn trực tiếp.
Quyết tâm quảng bá thiết kế độc đáo của mình, Meletzky, cùng bạn bè và các đối tác tương lai, Bienecke và Lehnhardt, đã thành lập công ty MBL Akustikgeräte để chia sẻ mẫu loa Radialstrahler của họ với cộng đồng. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1979 tại IFA Berlin, hội chợ thương mại toàn cầu về điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới lúc đó, Radialstrahler là sự đột phá trong ngành công nghiệp. Nó mang đến lời hứa về chất lượng, sự khéo léo và âm thanh chuẩn được mong đợi từ một sản phẩm “Made in Germany”.(Jurgen Reis giới thiệu hệ thống MBL 101 X-treme tại một sự kiện âm thanh)
MBL tiếp tục tham vọng phát triển các thiết bị đồ phối ghép cho loa Radialstrahler. Năm 1986, công ty giới thiệu bộ tiền khuếch đại (preamp) 6010 – Der Vorverstärker. Việc thiết kế và phát triển Der Vorverstärker bắt nguồn từ một dự án nội bộ được dẫn dắt và thúc đẩy bởi nỗ lực vượt qua giới hạn của Jürgen Reis. Với quyết tâm tối ưu hóa các tín hiệu âm thanh cho loa Radialstrahler, Jürgen Reis đã hình dung ra một bộ preamp với các tầng đầu vào và đầu ra có thể điều chỉnh riêng, sử dụng các linh kiện tốt nhất hiện có. Giới âm thanh tại Đức đã đưa ra những phản hồi tích cực về Der Vorverstärker, và các đại lý MBL nhanh chóng đón nhận và quảng bá cho sản phẩm mà họ gọi là “Bộ tiền khuếch đại trong mơ”.
Cùng năm đó, MBL 100 Radialstrahler được cải tiến trở thành phiên bản 101 với những thay đổi toàn diện về củ loa tweeter và midrange, cho phép tăng cường khả năng phân tán âm thanh và âm sắc. Kết hợp với bộ phân tần 3 đường tiếng mới, 101 Radialstrahler sở hữu chất âm tinh tế và sống động như thật.
Đến thời điểm này, MBL không chỉ nổi tiếng là một thương hiệu loa hàng đầu thế giới mà còn tạo lập tên tuổi như một nhà sản xuất thiết bị điện tử. Bắt đầu với màn ra mắt của MBL 101 tại Triển lãm CES ở Las Vegas (Mỹ), nhu cầu về các sản phẩm MBL không ngừng mở rộng từ Châu Âu sang Bắc Mỹ và Châu Á, chiếm được cảm tình và đôi tai của những người đam mê tại hơn 44 quốc gia.
Song song với đó, MBL cũng định hình lại các dòng sản phẩm theo phân khúc. Cao cấp nhất là Reference Line, sau đó đến Noble Line. Dòng Noble Line nhanh chóng được khách hàng đón nhận và phát triển thành dòng thiết bị bán chạy nhất của MBL.
Năm 2007, MBL chinh phục giới ultra hi-end với hệ thống 101 X-Treme trong một cấu hình sáng tạo của Radialstrahler. Bằng cách đảo ngược và xếp chồng hai cặp 101, MBL tạo ra một hệ thống loa siêu việt, giúp cải thiện chất lượng và đặc tính âm thanh không chỉ theo phương ngang và còn theo phương đứng. Điểm ấn tượng hơn nữa của 101 X-Treme là cột loa trầm được hoàn thiện bằng sơn mài cao 6 ft chứa 6 woofer 300mm mỗi bên – mỗi cột loa đều có bộ khuếch đại tích hợp công suất 380W. Với chất lượng chế tạo và độ hoàn thiện vô cùng cao của 101 X-Treme, MBL giới hạn số lượng ở mức tối đa 12 hệ thống mỗi năm.
(Hệ thống MBL 101 X-treme là một tuyệt tác trong ngành)
Ba năm sau khi đảm nhận vị trí lãnh đạo của MBL, Hermeling đã khởi xướng Corona Line và hiện được đổi tên thành Cadenza. Thiết kế đơn giản và trang nhã, Cadenza cung cấp công nghệ âm thanh tiên tiến với mức giá cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận đông đảo khách hàng của MBL.
Việc giới thiệu dòng Noble Line thế hệ thứ hai cũng đã thiết lập một cột mốc mới trong lịch sử của công ty. Noble hiện gồm bộ khuếch đại LASA độc quyền của MBL, bộ tiền khuếch đại, True-Peak-DAC và mô-đun phát trực tuyến Roon.
(trên website MBL có hướng dẫn đưa ra các cấu hình giải pháp đồng bộ hệ thống ở các cấp độ khác nhau, cho từng dòng Reference Line, Noble Line và Cadenza Line. Ví dụ trong hình trên là hệ thống đỉnh nhất với dàn 101 X-Treme cùng các poweramp 9011, preamp 6010 D và các nguồn phát CD 1621 A cùng DAC 1611 F)
(dải sản phẩm loa của MBL với 6 mẫu: 101 X-Treme MKII, 101 E MKII, 111 F, 116 F, 120 và 126)
Theo Nghe Nhìn