Hãng smartphone nội địa hàng đầu Trung Quốc mới đây đã thông báo tình hình kinh doanh của mình trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm.
Mới đây hãng điện thoại Xiaomi của Trung Quốc đã công bố tình hình kinh doanh trong quý vừa qua. Cụ thể, doanh thu hàng quý của Xiaomi Corp đã giảm gần 10% khi hãng này phải vật lộn với thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đang sụt giảm và nhu cầu yếu của người tiêu dùng tại quê nhà.
Doanh số bán thiết bị di động giảm 11%, dẫn đến sự sụt giảm trong các bộ phận kinh doanh bao gồm dịch vụ internet và điện tử thông minh. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã ghi nhận doanh thu 70,5 tỷ nhân dân tệ ( tương đương 9,9 tỷ USD), cao hơn một chút so với ước tính. Tuy nhiên họ đã bất ngờ công bố khoản lỗ ròng 1,5 tỷ nhân dân tệ trong quý 3.
Chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã gây ra sự hỗn loạn trong lĩnh vực công nghệ và chuỗi cung ứng của đất nước, làm suy yếu hoạt động kinh tế. Đồng thời, nhu cầu về đồ điện tử đang hạ nhiệt khi người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu trước lạm phát gia tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các lô hàng điện thoại thông minh toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm do nhu cầu giảm, nhưng điểm sáng là Xiaomi đã giành được thị phần ở châu Âu, các Giám đốc điều hành nócủa công ty chia sẻ.
Ảnh minh họa
Chủ tịch Wang Xiang cho biết: “Thách thức ở Trung Quốc là tình hình đại dịch vẫn còn nhiều biến động. Tuy nhiên may mắn là vẫn còn chỗ cho sự tăng trưởng ở thị trường nước ngoài."
Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Jefferies đã dự đoán rằng doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu sẽ giảm 2,9% trong năm tới sau khi sụt giảm 12,2% vào năm 2022. Jefferies cũng dự báo rằng doanh số bán hàng của Xiaomi sẽ giảm trong năm nay và năm tới trước khi phục hồi nhẹ vào năm 2024.
Các nhà phân tích của Jefferies bao gồm Edison Lee và Nick Cheng cho biết, một phần là do điện thoại bán ra trong những năm gần đây được chế tạo tốt, khiến người tiêu dùng không có nhu cầu mua điện thoại mới. Xiaomi đã báo cáo doanh số giảm đầu tiên trong quý đầu tiên, sau đó là doanh số giảm 20% trong quý tiếp theo.
Thị trường Trung Quốc đang khiến các ông lớn như Samsung Electronics không khỏi bị tác động. Nhà sản xuất điện thoại, màn hình và bộ nhớ lớn nhất thế giới, cho rằng doanh số bán thiết bị cầm tay giảm ở Trung Quốc là lực cản đối với hoạt động kinh doanh linh kiện của họ. Apple cũng dự kiến sẽ sản xuất ít hơn ít nhất là 3 triệu chiếc iPhone 14 so với dự đoán ban đầu trong năm nay, chủ yếu là do nhu cầu đối với các phiên bản rẻ hơn của mẫu máy này đang ở mức yếu.
Cổ phiếu của Xiaomi đã mất một nửa giá trị trong năm qua, khiến gã khổng lồ điện tử có giá trị vốn hóa thị trường giảm xuống còn 31 tỷ USD. Tuy nhiên, nó vẫn tốt hơn so với một số đối thủ sản xuất điện thoại trong nước như Oppo và Vivo nhờ dấu ấn và phân phối quốc tế rộng hơn.
Đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Lei Jun đã biến xe điện thành kim chỉ nam cho sự phát triển trong tương lai của Xiaomi. Ông cam kết đầu tư 10 tỷ USD và thành lập một công ty riêng cho liên doanh. Tuy nhiên, dự án đó sẽ mất nhiều năm để thành hiện thực, khiến công ty phải phụ thuộc vào sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng đối với thiết bị điện tử. Doanh số bán thiết bị cầm tay Android, lĩnh vực mà Xiaomi đang cạnh tranh với Samsung trên thị trường quốc tế, dự kiến sẽ không sớm phục hồi, đặc biệt là tại quê nhà Trung Quốc.
Mới đây hãng điện thoại Xiaomi của Trung Quốc đã công bố tình hình kinh doanh trong quý vừa qua. Cụ thể, doanh thu hàng quý của Xiaomi Corp đã giảm gần 10% khi hãng này phải vật lộn với thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đang sụt giảm và nhu cầu yếu của người tiêu dùng tại quê nhà.
Doanh số bán thiết bị di động giảm 11%, dẫn đến sự sụt giảm trong các bộ phận kinh doanh bao gồm dịch vụ internet và điện tử thông minh. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã ghi nhận doanh thu 70,5 tỷ nhân dân tệ ( tương đương 9,9 tỷ USD), cao hơn một chút so với ước tính. Tuy nhiên họ đã bất ngờ công bố khoản lỗ ròng 1,5 tỷ nhân dân tệ trong quý 3.
Chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã gây ra sự hỗn loạn trong lĩnh vực công nghệ và chuỗi cung ứng của đất nước, làm suy yếu hoạt động kinh tế. Đồng thời, nhu cầu về đồ điện tử đang hạ nhiệt khi người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu trước lạm phát gia tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các lô hàng điện thoại thông minh toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm do nhu cầu giảm, nhưng điểm sáng là Xiaomi đã giành được thị phần ở châu Âu, các Giám đốc điều hành nócủa công ty chia sẻ.
Ảnh minh họa
Chủ tịch Wang Xiang cho biết: “Thách thức ở Trung Quốc là tình hình đại dịch vẫn còn nhiều biến động. Tuy nhiên may mắn là vẫn còn chỗ cho sự tăng trưởng ở thị trường nước ngoài."
Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Jefferies đã dự đoán rằng doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu sẽ giảm 2,9% trong năm tới sau khi sụt giảm 12,2% vào năm 2022. Jefferies cũng dự báo rằng doanh số bán hàng của Xiaomi sẽ giảm trong năm nay và năm tới trước khi phục hồi nhẹ vào năm 2024.
Các nhà phân tích của Jefferies bao gồm Edison Lee và Nick Cheng cho biết, một phần là do điện thoại bán ra trong những năm gần đây được chế tạo tốt, khiến người tiêu dùng không có nhu cầu mua điện thoại mới. Xiaomi đã báo cáo doanh số giảm đầu tiên trong quý đầu tiên, sau đó là doanh số giảm 20% trong quý tiếp theo.
Thị trường Trung Quốc đang khiến các ông lớn như Samsung Electronics không khỏi bị tác động. Nhà sản xuất điện thoại, màn hình và bộ nhớ lớn nhất thế giới, cho rằng doanh số bán thiết bị cầm tay giảm ở Trung Quốc là lực cản đối với hoạt động kinh doanh linh kiện của họ. Apple cũng dự kiến sẽ sản xuất ít hơn ít nhất là 3 triệu chiếc iPhone 14 so với dự đoán ban đầu trong năm nay, chủ yếu là do nhu cầu đối với các phiên bản rẻ hơn của mẫu máy này đang ở mức yếu.
Cổ phiếu của Xiaomi đã mất một nửa giá trị trong năm qua, khiến gã khổng lồ điện tử có giá trị vốn hóa thị trường giảm xuống còn 31 tỷ USD. Tuy nhiên, nó vẫn tốt hơn so với một số đối thủ sản xuất điện thoại trong nước như Oppo và Vivo nhờ dấu ấn và phân phối quốc tế rộng hơn.
Đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Lei Jun đã biến xe điện thành kim chỉ nam cho sự phát triển trong tương lai của Xiaomi. Ông cam kết đầu tư 10 tỷ USD và thành lập một công ty riêng cho liên doanh. Tuy nhiên, dự án đó sẽ mất nhiều năm để thành hiện thực, khiến công ty phải phụ thuộc vào sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng đối với thiết bị điện tử. Doanh số bán thiết bị cầm tay Android, lĩnh vực mà Xiaomi đang cạnh tranh với Samsung trên thị trường quốc tế, dự kiến sẽ không sớm phục hồi, đặc biệt là tại quê nhà Trung Quốc.
Theo Genk