Cả Google lẫn Apple đều đã có hướng đi riêng trong phát triển hệ điều hành smartphone của mình, nhưng cũng không ít lần họ vay mượn các ý tưởng của nhau.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2007, iPhone đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành di động và đóng góp vô kể cho thị trường smartphone mà chúng ta biết ngày nay. Sau thành công của iPhone, rõ ràng là nhiều nhà sản xuất Android đã cố ý bắt chước những gì mà sản phẩm của Apple mang đến.
Tuy nhiên, theo thời gian, điều này cũng không còn đúng nữa, khi mà không ít nhà sản xuất Android đã tìm ra hướng đi riêng và thậm chí ngược lại, Apple lại có vẻ như đang học hỏi những gì mà Android làm được. Màn đấu khẩu giữa người dùng Android và iOS vẫn chưa bao giờ kết thúc. Trong khi các bên tranh cãi về hệ điều hành nào tốt hơn và có nhiều tính năng nguyên bản hơn, thì Google và Apple đã "sao chép" lẫn nhau trong suốt thời gian qua.
Điều này thoạt nghe có vẻ tồi tệ, nhưng thật ra nó tốt hơn so với nhiều người tưởng, vì khách hàng của cả hai bên có thể trải nghiệm bộ tính năng phong phú hơn trong khi chọn hệ điều hành họ thích.
Android 14 và iOS 16 là hai đường thẳng song song. Chúng sẽ không bao giờ giao nhau, điều này có thể thấy rõ khi so sánh iPhone 14 Pro Max với Galaxy S23 Ultra. Dù vậy, cả hai hệ điều hành vẫn đang phát triển trên công nghệ smartphone, phục vụ cho hai nhóm người dùng khác nhau.
Apple và Google lấy cảm hứng từ tính năng của nhau, cho phép cả hai hệ điều hành phát triển theo những cách tương tự nhưng vẫn giữ được sự độc đáo - Ảnh: Internet.
Sự thật là Google và Apple học hỏi lẫn nhau suốt nhiều năm. Cả Android 14 và iOS 16 đều không hoàn toàn nguyên bản. Với tư cách là khách hàng, bạn có thể chọn giữa hai nền tảng riêng biệt với các đặc điểm độc quyền mà không bỏ lỡ các tính năng thiết yếu.
Để thấy rõ hơn điều này, dưới đây là 5 tính năng mà Google đã triển khai trên Android sau khi Apple giới thiệu chúng trên iOS, cũng như 5 tính năng quan trọng mà iOS đã học hỏi Android.
Cơ chế điều hướng bằng cử chỉ đã có từ lâu, thậm chí một số OEM Android đã cung cấp tính năng điều hướng cử chỉ thử nghiệm trước Apple, nhưng iOS là hệ điều hành đầu tiên triển khai tính năng này ở cấp độ hệ thống khi iPhone X ra mắt vào năm 2017. Dù đi trước, các nhà sản xuất điện thoại công bố tính năng dưới danh nghĩa Android tiêu chuẩn của Google, không phải giao diện của riêng một hãng cụ thể.
Thông qua thanh điều hướng ở mép dưới màn hình, người dùng iPhone X và các mẫu iPhone kèm Face ID có thể vuốt theo chiều ngang để chuyển đổi giữa các ứng dụng đang mở, theo chiều dọc để kích hoạt chế độ Reachability (kéo màn xuống mà không cần với tay lên mép trên). Người dùng Android không chính thức nhận được hỗ trợ điều hướng bằng cử chỉ cho đến khi Android 9 ra mắt vào năm 2018.
2. Báo hiệu app đang sử dụng quyền truy cập camera và micro
Tính năng đáng chú ý khác ra mắt trên iOS đầu tiên xoay quanh quyền riêng tư của người dùng. Bắt đầu với các dấu chấm hiển thị, các chỉ báo này sẽ cảnh báo bạn nếu một ứng dụng hoặc dịch vụ đang truy cập vào micro hoặc máy ảnh của máy.
Các dấu chấm xuất hiện mỗi khi ứng dụng sử dụng các cảm biến âm thanh và hình ảnh. Apple lần đầu tiên ra mắt chúng như một phần của iOS 14 vào năm 2020. Google cũng cập nhật tính năng này cho Android 12 phát hành vào năm 2021.
3. Tích hợp tính năng quay màn hình
Hệ điều hành Android đã hỗ trợ các ứng dụng ghi màn hình của bên thứ ba trước iOS. Trong những ngày đầu của hệ điều hành, các ứng dụng này thường yêu cầu quyền truy cập root. Sau này thông qua API tích hợp trong Android, người dùng không còn cần root máy mà vẫn có chức năng quay màn hình không thể thiếu với nhiều người.
Tuy nhiên, khi nói đến việc triển khai chính thức, Apple đã tích hợp quay màn hình trên iOS 11 từ năm 2017. Google đã không đưa tính năng này vào hệ điều hành Android cho đến năm 2020 khi ra mắt Android 11.
4. Huy hiệu thông báo
Tính năng huy hiệu thông báo sẽ hiển thị một dấu chấm nhỏ trên biểu tượng của ứng dụng cho biết số lượng thông báo chưa đọc của ứng dụng đó, tính năng này đã có trên iOS hơn một thập kỷ nay. Mặc dù một số OEM Android đã hỗ trợ nó trong một thời gian dài, Google không chính thức giới thiệu nó trên hệ điều hành của mình cho đến năm 2017, với sự ra mắt của Android 8.
5. Hạn chế ánh sáng xanh
Apple tích hợp khả năng giảm phát ánh sáng xanh khi ra mắt iOS 9.3 vào năm 2016. Google đã không đưa tính năng này vào Android cho đến khi phiên bản Android 8 ra mắt vào năm 2017. Tính năng này tăng cường thêm màu vàng/cam cho màn hình, xoa dịu mắt người dùng khi sử dụng điện thoại trong điều kiện thiếu sáng.
Tính năng này lý tưởng cho những ai thích sử dụng smartphone trước khi ngủ hoặc sử dụng điện thoại khi trời tối. Mặc dù tác động xấu của ánh sáng xanh tới sức khỏe con người chưa thực sự rõ ràng, đa phần người dùng thấy thoải mái hơn khi sử dụng nó lúc dùng điện thoại trong môi trường tối.
***
Nếu sở hữu một chiếc iPhone với iOS mới, bạn có thể tận hưởng những widget gọn gàng mà mình đặt lên màn hình chính. Tuy nhiên tín đồ của Apple đã phải đợi đến khi iOS 14 (ra mắt vào năm 2020) để trải nghiệm các widget này. Trong khi đó, điện thoại Android đã hỗ trợ các widget trên màn hình chính hơn một thập kỷ.
Dù vậy, chúng không hoàn toàn giống nhau. Widget trên iOS vẫn chưa cho phép bạn tương tác với chúng; nếu bạn nhấn vào một tiện ích, nó sẽ khởi chạy ứng dụng tương ứng và điều hướng đến một tab có liên quan. Dữ liệu cũng không được làm mới liên tục, khiến các tiện ích này không đáng tin cậy đối với các ứng dụng cần thời gian chính xác. Người dùng kỳ vọng iOS 17 sẽ sửa được các khuyết điểm này.
2. Thư viện ứng dụng
Với bản cập nhật iOS 14, Apple giới thiệu Thư viện ứng dụng, hay như tên người dùng Android quen gọi là "ngăn kéo ứng dụng". Trước đó, người dùng iPhone không có cách nào để sắp xếp ứng dụng của họ ngoài các thư mục tùy chọn trên màn hình chính. Bạn sẽ phải cuộn ngang qua vô số trang để duyệt các ứng dụng đã cài đặt của mình, thường là theo thứ tự cài đặt.
Từ iOS 14 trở đi, người dùng iPhone hiện có thể xóa bất kỳ hoặc tất cả ứng dụng khỏi màn hình chính vì chúng đã được chuyển chủ yếu sang Thư viện ứng dụng. Điều này cho phép người dùng iOS tùy chỉnh màn hình chính bằng các tiện ích và lối tắt đến các ứng dụng yêu thích của họ. Thư viện ứng dụng vẫn là trung tâm chứa mọi ứng dụng đã cài đặt.
3. Ứng dụng mặc định
Cũng giống như các widget màn hình chính, người dùng Android có thể đặt ứng dụng mặc định từ rất lâu trước khi người dùng Apple có thể làm như vậy. iPhone không nhận được hỗ trợ cho các ứng dụng mặc định cho đến iOS 14, lúc này chức năng cũng chưa thể đa năng như trên Android.
Người dùng bị giới hạn chỉ trong các ứng dụng duyệt web và email mặc định, khiến tính năng này trở nên vô nghĩa đối với những người muốn đặt ứng dụng bản đồ hoặc trình giải trí mặc định. Chưa biết liệu Apple có mở hệ thống của mình để cho phép nhiều lựa chọn ứng dụng mặc định hơn hay không.
4. Picture-in-picture
Năm 2017, Android Oreo đã ra mắt và chính thức hỗ trợ tính năng phát video picture-in-picture (PiP). Người dùng có thể thưởng thức một clip từ YouTube hoặc các ứng dụng khác trong một cửa sổ nổi nhỏ để họ có thể tiếp tục xem trong khi thực hiện các tác vụ khác. Cho đến khi iOS 14 ra mắt vào năm 2020, Apple mới mang tính năng này lên thiết bị của mình.
5. Tùy chỉnh màn hình khóa và Always-on Display
iOS 16 đã giới thiệu một số tùy chỉnh màn hình khóa, bao gồm khả năng thay đổi kiểu chữ của đồng hồ, chèn tiện ích, v.v... Người dùng iPhone 14 Pro cũng có thể bật và điều chỉnh Always-on Display
Lần đầu tiên xuất hiện trên điện thoại Apple. Cả hai tính năng này đã có sẵn trong nhiều năm trên điện thoại Android và chúng thường có các tùy chọn phong phú hơn trên hệ điều hành của Google.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2007, iPhone đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành di động và đóng góp vô kể cho thị trường smartphone mà chúng ta biết ngày nay. Sau thành công của iPhone, rõ ràng là nhiều nhà sản xuất Android đã cố ý bắt chước những gì mà sản phẩm của Apple mang đến.
Tuy nhiên, theo thời gian, điều này cũng không còn đúng nữa, khi mà không ít nhà sản xuất Android đã tìm ra hướng đi riêng và thậm chí ngược lại, Apple lại có vẻ như đang học hỏi những gì mà Android làm được. Màn đấu khẩu giữa người dùng Android và iOS vẫn chưa bao giờ kết thúc. Trong khi các bên tranh cãi về hệ điều hành nào tốt hơn và có nhiều tính năng nguyên bản hơn, thì Google và Apple đã "sao chép" lẫn nhau trong suốt thời gian qua.
Điều này thoạt nghe có vẻ tồi tệ, nhưng thật ra nó tốt hơn so với nhiều người tưởng, vì khách hàng của cả hai bên có thể trải nghiệm bộ tính năng phong phú hơn trong khi chọn hệ điều hành họ thích.
Android 14 và iOS 16 là hai đường thẳng song song. Chúng sẽ không bao giờ giao nhau, điều này có thể thấy rõ khi so sánh iPhone 14 Pro Max với Galaxy S23 Ultra. Dù vậy, cả hai hệ điều hành vẫn đang phát triển trên công nghệ smartphone, phục vụ cho hai nhóm người dùng khác nhau.
Apple và Google lấy cảm hứng từ tính năng của nhau, cho phép cả hai hệ điều hành phát triển theo những cách tương tự nhưng vẫn giữ được sự độc đáo - Ảnh: Internet.
Sự thật là Google và Apple học hỏi lẫn nhau suốt nhiều năm. Cả Android 14 và iOS 16 đều không hoàn toàn nguyên bản. Với tư cách là khách hàng, bạn có thể chọn giữa hai nền tảng riêng biệt với các đặc điểm độc quyền mà không bỏ lỡ các tính năng thiết yếu.
Để thấy rõ hơn điều này, dưới đây là 5 tính năng mà Google đã triển khai trên Android sau khi Apple giới thiệu chúng trên iOS, cũng như 5 tính năng quan trọng mà iOS đã học hỏi Android.
5 tính năng iOS có trước Android
1. Điều hướng cử chỉCơ chế điều hướng bằng cử chỉ đã có từ lâu, thậm chí một số OEM Android đã cung cấp tính năng điều hướng cử chỉ thử nghiệm trước Apple, nhưng iOS là hệ điều hành đầu tiên triển khai tính năng này ở cấp độ hệ thống khi iPhone X ra mắt vào năm 2017. Dù đi trước, các nhà sản xuất điện thoại công bố tính năng dưới danh nghĩa Android tiêu chuẩn của Google, không phải giao diện của riêng một hãng cụ thể.
Thông qua thanh điều hướng ở mép dưới màn hình, người dùng iPhone X và các mẫu iPhone kèm Face ID có thể vuốt theo chiều ngang để chuyển đổi giữa các ứng dụng đang mở, theo chiều dọc để kích hoạt chế độ Reachability (kéo màn xuống mà không cần với tay lên mép trên). Người dùng Android không chính thức nhận được hỗ trợ điều hướng bằng cử chỉ cho đến khi Android 9 ra mắt vào năm 2018.
2. Báo hiệu app đang sử dụng quyền truy cập camera và micro
Tính năng đáng chú ý khác ra mắt trên iOS đầu tiên xoay quanh quyền riêng tư của người dùng. Bắt đầu với các dấu chấm hiển thị, các chỉ báo này sẽ cảnh báo bạn nếu một ứng dụng hoặc dịch vụ đang truy cập vào micro hoặc máy ảnh của máy.
Các dấu chấm xuất hiện mỗi khi ứng dụng sử dụng các cảm biến âm thanh và hình ảnh. Apple lần đầu tiên ra mắt chúng như một phần của iOS 14 vào năm 2020. Google cũng cập nhật tính năng này cho Android 12 phát hành vào năm 2021.
3. Tích hợp tính năng quay màn hình
Hệ điều hành Android đã hỗ trợ các ứng dụng ghi màn hình của bên thứ ba trước iOS. Trong những ngày đầu của hệ điều hành, các ứng dụng này thường yêu cầu quyền truy cập root. Sau này thông qua API tích hợp trong Android, người dùng không còn cần root máy mà vẫn có chức năng quay màn hình không thể thiếu với nhiều người.
Tuy nhiên, khi nói đến việc triển khai chính thức, Apple đã tích hợp quay màn hình trên iOS 11 từ năm 2017. Google đã không đưa tính năng này vào hệ điều hành Android cho đến năm 2020 khi ra mắt Android 11.
4. Huy hiệu thông báo
Tính năng huy hiệu thông báo sẽ hiển thị một dấu chấm nhỏ trên biểu tượng của ứng dụng cho biết số lượng thông báo chưa đọc của ứng dụng đó, tính năng này đã có trên iOS hơn một thập kỷ nay. Mặc dù một số OEM Android đã hỗ trợ nó trong một thời gian dài, Google không chính thức giới thiệu nó trên hệ điều hành của mình cho đến năm 2017, với sự ra mắt của Android 8.
5. Hạn chế ánh sáng xanh
Apple tích hợp khả năng giảm phát ánh sáng xanh khi ra mắt iOS 9.3 vào năm 2016. Google đã không đưa tính năng này vào Android cho đến khi phiên bản Android 8 ra mắt vào năm 2017. Tính năng này tăng cường thêm màu vàng/cam cho màn hình, xoa dịu mắt người dùng khi sử dụng điện thoại trong điều kiện thiếu sáng.
Tính năng này lý tưởng cho những ai thích sử dụng smartphone trước khi ngủ hoặc sử dụng điện thoại khi trời tối. Mặc dù tác động xấu của ánh sáng xanh tới sức khỏe con người chưa thực sự rõ ràng, đa phần người dùng thấy thoải mái hơn khi sử dụng nó lúc dùng điện thoại trong môi trường tối.
***
5 tính năng trên iOS mà Android đã có từ lâu
1. Widget màn hình chínhNếu sở hữu một chiếc iPhone với iOS mới, bạn có thể tận hưởng những widget gọn gàng mà mình đặt lên màn hình chính. Tuy nhiên tín đồ của Apple đã phải đợi đến khi iOS 14 (ra mắt vào năm 2020) để trải nghiệm các widget này. Trong khi đó, điện thoại Android đã hỗ trợ các widget trên màn hình chính hơn một thập kỷ.
Dù vậy, chúng không hoàn toàn giống nhau. Widget trên iOS vẫn chưa cho phép bạn tương tác với chúng; nếu bạn nhấn vào một tiện ích, nó sẽ khởi chạy ứng dụng tương ứng và điều hướng đến một tab có liên quan. Dữ liệu cũng không được làm mới liên tục, khiến các tiện ích này không đáng tin cậy đối với các ứng dụng cần thời gian chính xác. Người dùng kỳ vọng iOS 17 sẽ sửa được các khuyết điểm này.
2. Thư viện ứng dụng
Với bản cập nhật iOS 14, Apple giới thiệu Thư viện ứng dụng, hay như tên người dùng Android quen gọi là "ngăn kéo ứng dụng". Trước đó, người dùng iPhone không có cách nào để sắp xếp ứng dụng của họ ngoài các thư mục tùy chọn trên màn hình chính. Bạn sẽ phải cuộn ngang qua vô số trang để duyệt các ứng dụng đã cài đặt của mình, thường là theo thứ tự cài đặt.
Từ iOS 14 trở đi, người dùng iPhone hiện có thể xóa bất kỳ hoặc tất cả ứng dụng khỏi màn hình chính vì chúng đã được chuyển chủ yếu sang Thư viện ứng dụng. Điều này cho phép người dùng iOS tùy chỉnh màn hình chính bằng các tiện ích và lối tắt đến các ứng dụng yêu thích của họ. Thư viện ứng dụng vẫn là trung tâm chứa mọi ứng dụng đã cài đặt.
3. Ứng dụng mặc định
Cũng giống như các widget màn hình chính, người dùng Android có thể đặt ứng dụng mặc định từ rất lâu trước khi người dùng Apple có thể làm như vậy. iPhone không nhận được hỗ trợ cho các ứng dụng mặc định cho đến iOS 14, lúc này chức năng cũng chưa thể đa năng như trên Android.
Người dùng bị giới hạn chỉ trong các ứng dụng duyệt web và email mặc định, khiến tính năng này trở nên vô nghĩa đối với những người muốn đặt ứng dụng bản đồ hoặc trình giải trí mặc định. Chưa biết liệu Apple có mở hệ thống của mình để cho phép nhiều lựa chọn ứng dụng mặc định hơn hay không.
4. Picture-in-picture
Năm 2017, Android Oreo đã ra mắt và chính thức hỗ trợ tính năng phát video picture-in-picture (PiP). Người dùng có thể thưởng thức một clip từ YouTube hoặc các ứng dụng khác trong một cửa sổ nổi nhỏ để họ có thể tiếp tục xem trong khi thực hiện các tác vụ khác. Cho đến khi iOS 14 ra mắt vào năm 2020, Apple mới mang tính năng này lên thiết bị của mình.
5. Tùy chỉnh màn hình khóa và Always-on Display
iOS 16 đã giới thiệu một số tùy chỉnh màn hình khóa, bao gồm khả năng thay đổi kiểu chữ của đồng hồ, chèn tiện ích, v.v... Người dùng iPhone 14 Pro cũng có thể bật và điều chỉnh Always-on Display
Lần đầu tiên xuất hiện trên điện thoại Apple. Cả hai tính năng này đã có sẵn trong nhiều năm trên điện thoại Android và chúng thường có các tùy chọn phong phú hơn trên hệ điều hành của Google.
Lời kết
Hơn một thập kỷ trôi qua, cả Google lẫn Apple đều đã có hướng đi riêng trong phát triển hệ điều hành smartphone của mình. Có rất nhiều tính năng mà Android đã có trước iPhone. Mặc dù vậy, iOS vẫn có ảnh hưởng lớn đến các kế hoạch của Google dành cho Android. Nhìn chung, cả hai đang học hỏi lẫn nhau và cùng nhau phát triển, điều này cuối cùng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.Theo Genk