HANET phối hợp với RIAV khai thác bản quyền âm nhạc tại các phòng karaoke

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Ngày 9/11 tại TP HCM, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và Công ty Điện tử Hanet Việt Nam (Hanet) có buổi họp báo về việc khai thác bản quyền tại các cơ sở kinh doanh karaoke.

7488d437c878e43c70a1079c7beabc90.jpg

Theo đó, từ 1.1.2017 sẽ có sự chia sẻ doanh thu bản quyền từ hình thức quảng cáo trên màn hình karaoke trong phòng hát cho các đối tượng theo tỷ lệ: chủ sở hữu bản quyền (ca sĩ) 25%, trung tâm kinh doanh karaoke 10%, đại lý khai thác quảng cáo 30%, Hanet 15% và 20% còn lại được dùng để tái đầu tư, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho các chủ sở hữu là nghệ sĩ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Như vậy, các ca sĩ có hợp đồng ủy thác với hiệp hội sẽ được nhận tiền bản quyền cho hình ảnh xuất hiện trên những bài hát karaoke của Hanet. Điều này, theo ông Trần Chiến Thắng, Chủ tịch RIAV, là “Vừa tạo ra nguồn thu hợp pháp để thúc đẩy sự sáng tạo nghệ thuật, đảm bảo công bằng và nghiêm minh cho sự phát triển nền âm nhạc VN, vừa nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của công chúng, cũng như các tổ chức cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan”.

807fe0c3ba07feadbbbd8659c782987d.jpg

Ông Võ Đức Thọ, Tổng giám đốc Hanet cho biết: “Nếu theo quy định hiện hành, mỗi phòng kinh doanh karaoke phải đóng phí 2.000 đồng/bài hát/năm. Tạm tính mỗi thiết bị karaoke sử dụng 10.000 bài hát, như vậy cứ trung bình mỗi cơ sở kinh doanh karaoke có khoảng 20 phòng/20 đầu máy karaoke thì mỗi năm phải trả tiền tác quyền cho RIAV là 400 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ với một trung tâm/cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nhưng Hanet đưa ra dự án sẽ giúp những nơi này không phải trả tiền lại còn được lợi”.

Dự án đó, theo ông Võ Đức Thọ là khai thác quảng cáo trên các màn hình ở các phòng hát karaoke. Doanh thu từ quảng cáo sẽ được chia cho các bên liên quan, trong đó Hanet nhận về 35% để trả tác quyền cho RIAV và tái đầu tư xây dựng hệ thống, 25% cho chủ sở hữu bản quyền và 10% cho cơ sở kinh doanh karaoke.


30f4c16010fac6e435efeb7116bd80c7.jpg

Như thế, nếu các cơ sở kinh doanh karaoke hợp tác với Hanet, chẳng những không phải đóng 2.000 đồng/bài hát/năm mà còn được hưởng thêm 10% từ doanh thu quảng cáo.

Để các bên liên quan cùng kiểm soát được điều này, Hanet đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các phần mềm máy tính hiển thị lên các con số. Chẳng những thế, các nhãn hàng/thương hiệu cũng có thể thấy được quyền lợi của mình thông qua các bài hát được chọn hát nhiều hay ít, hát vào thời gian nào và ở địa điểm/vùng miền nào.

661f8dfbea97f27d2ed1ee9739bb20f3.jpg


Ông Võ Đức Thọ cũng cho hay: “Khi trên thị trường có một bài hát “hit”, lập tức hệ thống karaoke của Hanet (được kết nối internet) sẽ cập nhật sau một hai ngày cho người dùng thay vì phải mất cả tháng như các mô hình hiện nay. Mỗi vùng miền sẽ có "gu" chọn bài hát khác nhau, Hanet có dữ liệu bài hát khác nhau. Đây cũng là những số liệu để các nhãn hàng cần biết chọn quảng cáo sản phẩm gì cho phù hợp”.

Hiện nay, hệ thống quảng cáo này đang được triển khai thử nghiệm tại một số trung tâm karaoke trên cả nước và sẽ đi vào hoạt động chính thức từ đầu năm 2017.

edfa3cf34ba685651778441eac0d39c1.jpg

Với công nghệ trực tuyến, hệ thống của HANET sẽ có thể cập nhật gần như ngay tức thời các ca khúc mới thay vì mất khoảng 1-2 tuần bằng phương pháp thủ công như hiện nay. Đồng thời hệ thống này cũng đánh giá số lượng ca khúc khách hàng lựa chọn, các ca khúc có hay không có gắn với quảng cáo để có con số chính xác.

Tất cả các thông tin về về số lượng lựa chọn, quảng cáo sẽ được RIAV và các trung tâm kinh doanh karaoke giám sát để bảo đảm tính minh bạch.

Theo HANET, hiện nay có khoảng 20.000 phòng hát karaoke trên cả nước sử dụng hệ thống của đơn vị này và dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi vào cuối năm 2017. Với 40.000 phòng, mức thu bản quyền tối đa của một ca sĩ có ca khúc được sử dụng có thể lên đến 200 triệu đồng/tháng. Với các trung tâm karaoke thì mức thu từ việc quảng cáo sẽ dao động ở khoảng 150 đến 400 triệu đồng tùy vào quy mô.

3bc891401f526e79780a5631226ea9fa.jpg

Theo ông Trần Chiến Thắng, chủ tịch RIAV, việc thu phí bản quyền sử dụng các ca khúc trong lĩnh vực kinh doanh karaoke đã được triển khai từ lâu nhưng hiệu quả không cao. Một phần là mức thu khoảng 2.000 đồng/bài/phòng-máy/năm có vẻ ít nhưng với hàng ngàn bài hát đang được sử dụng, trung bình mỗi phòng-máy sẽ phải trả đến 20 triệu đồng/năm.

Với nhiều trung tâm karaoke có số phòng khoảng từ 20 trở lên, số tiền bản quyền có thể lên đến trên 400 triệu/năm, rõ ràng khiến các đơn vị kinh doanh e ngại. Đó là chưa kể việc giám sát, thu tiền, phân chia theo kiểu cũ cũng gặp rất nhiều vấn đề về tính minh bạch, cụ thể, thậm chí có trường hợp đã bị kiện phải thanh tra, kiểm tra. Với hình thức dùng quảng cáo để hỗ trợ phí bản quyền như với SHARE OUR C.A.K.E, tất cả các bên đều có lợi sẽ góp phần khuyến khích việc tôn trọng bản quyền.

cbf56caf0dab58bbb00f7cda76ed783f.jpg

Ông Võ Đức Thọ, giám đốc HANET cho biết, mô hình dùng quảng cáo hỗ trợ kinh doanh không phải mới lạ ở Việt Nam mà tiêu biểu nhất đã được dùng nhiều ở các rạp chiếu phim. Hình thức quảng cái này được đánh giá có hiệu quả cao, chi phí thấp chưa kể có thể định hướng đối tượng quảng cáo như các phòng karaoke khu vực trung tâm đô thị lớn sẽ có quảng cáo khác với các phòng ở khu ngoại ô…

Mô hình thu phí bản quyền thông qua hình thức quảng cáo đang được đánh giá là mô hình hiệu quả trong tình hình thực tế vấn đề bản quyền Việt hiện còn nhiều khó khăn trong việc thực thi.

Một số hình ảnh:

7a1d5ccb169973102038b3b0e33d44e7.jpg

05000b265d00242b9e4f7179a9823ba7.jpg

15ef468e61f900ef9e30260dc4fae237.jpg

33299c524546cfcfe6ec3a79589cc067.jpg

721bf16783700afa36294c55691675d6.jpg

887a8ac4e25d2445e7adce3ca4675805.jpg

 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên