Hai công ty màn hình Hàn Quốc đều đang gặp rắc rối. LG Display thông báo kết quả kinh doanh ảm đạm khi thua lỗ kỷ lục, còn Samsung Display thì đóng cửa hoàn toàn kinh doanh màn hình LCD.
"Trò chơi đã kết thúc. Chúng tôi không thể bắt kịp Trung Quốc trên đường đua LCD được nữa", một quan chức người Hàn Quốc trong ngành công nghiệp nhận xét. Để tồn tại, LG Display và Samsung Display đều trông cậy vào công nghệ màn hình tiên tiến hơn LCD. Hàn Quốc từng lật đổ các doanh nghiệp Nhật Bản với các khoản đầu tư tham vọng, giờ đang rơi vào khủng hoảng.
"Trình độ kỹ thuật như này thì chưa thể sử dụng trên iPhone được", một quan chức làm việc kiểm soát chất lượng đầu vào từ Apple kết luận. Đó là vào mùa hè năm ngoái, khi LG Display cố gắng giành được đơn hàng từ Apple. Câu trả lời đó đã "dội một gáo nước lạnh" vào đội ngũ kỹ sư tại công ty Hàn Quốc. Chỉ còn vài tháng nữa là công ty Mỹ sẽ trình làng iPhone 11.
Dù là công ty cung ứng màn hình cho Apple Watch, LG Display vẫn không đạt được thỏa thuận màn hình OLED cho iPhone
LGD từng hy vọng mở rộng mối quan hệ hợp tác với Apple sau khi giành được đơn hàng màn hình Apple Watch. Họ đã cung cấp tấm nền OLED cho đồng hồ thông minh của công ty Mỹ kể từ khi nó ra mắt, sau đó muốn tiến thêm một bước với màn hình độ phân giải cao trên iPhone. Tuy nhiên, Apple đã từ chối thẳng thừng do chất lượng không đảm bảo.
Nguyên nhân gốc rễ là sự tính toán sai lầm của LG Display, bắt đầu từ suy nghĩ tự tin thái quá. Ban đầu họ dự tính sẽ sản xuất một khối lượng lớn tấm nền iPhone tại nhà máy ở Paju, Hàn Quốc. Hầu hết công việc đều được thuê ngoài bởi các công ty thuộc tập đoàn, như là driver điều khiển tấm nền, đóng gói lớp vật liệu phát sáng. Tuy nhiên, cải thiện chất lượng và công suất đầu ra đã tụt lại sau kế hoạch tham vọng đó.
Bị áp lực bởi khung thời gian, LGD bắt đầu thuê ngoài các công ty khác, như Applied Materials và Kateeva. Họ đã kịp giao hàng sau một thời gian bị trễ, tuy nhiên chất lượng không đồng đều và các lô hàng sau đã không bắt kịp như mong đợi. Hậu quả kinh tế sau đó đã hiện rõ, nhà máy hoạt động bị chậm lại và gây thua lỗ hơn 1,1 tỷ USD cho công ty.
Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thị trường màn hình LCD (ảnh: Nikkei)
Sự thật mà LGD phải thừa nhận sau bài học đau đớn đó: trình độ công nghệ của họ vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu của Apple. Chuyện này xảy ra cùng lúc với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở thị trường màn hình LCD, nhờ các khoản hỗ trợ tài chính khổng lồ của chính phủ. Điều đó đã đẩy LGD vào thế khó khi họ không còn kiếm được nhiều tiền từ sân chơi này nữa. Trước đây, LCD từng giúp công ty kiếm được nguồn doanh thu dồi dào.
Chuyện gì đến đã đến, BOE và CSOT (thuộc TCL) đã tăng thị phần nhanh chóng ở phân khúc LCD dành cho TV. Trong khi đó, phân khúc màn hình di động cũng bị BOE và Tianma chiếm lĩnh. Hàng loạt công ty màn hình Trung Quốc tấn công đồng loạt trên khắp các mặt trận, khiến LGD không còn cách chống đỡ. Chỉ duy nhất tấm nền OLED cỡ lớn là pháo đài an toàn còn lại của hãng.
Trong khi LGD còn đang loay hoay đối phó với các đối thủ Trung Quốc, Samsung đã quyết định cứng rắn để không rơi vào tình trạng thua lỗ như người đồng hương. Sau hai quý bị mảng LCD làm bốc hơi lợi nhuận, hãng màn hình lớn nhất Hàn Quốc cho biết sẽ giảm quy mô sản xuất LCD, chuyển hướng sang công nghệ OLED. Và đến đầu năm nay, lựa chọn cuối cùng được đưa ra là dừng hoàn toàn sản xuất màn hình LCD.
Samsung đặt cược tương lai vào màn hình OLED sau khi từ bỏ LCD (ảnh: Samsung)
Tất cả nhà máy tại Hàn Quốc và Trung Quốc đều thuộc diện chuyển đổi hoặc bán lại cho đối tác. Trong đó có cơ sở Asan tại Tangjeong vốn từng là liên doanh của Samsung và Sony, sau khi công ty Nhật Bản tuyên bố dừng sản xuất màn hình LCD đã bán lại cho Samsung. Đây cũng là cơ sở mang tính biểu tượng cho sức mạnh của Samsung Display trong ngành, giúp công ty Hàn Quốc vươn lên dẫn đầu thị phần TV LCD.
Theo kế hoạch, sau khi từ bỏ LCD Samsung sẽ tiến tới công nghệ OLED. Họ thông báo đầu tư 11 tỷ USD và chọn nhà máy Asan kể trên làm điểm khởi đầu kế hoạch, sản xuất tấm nền QD-OLED. Samsung vẫn có lợi thế vượt trội ở tấm nền OLED cỡ vừa và nhỏ, ít nhất là trong vòng 5 năm tới. Trong khi Trung Quốc đang cố gắng giành giật thị phần, công ty Hàn Quốc muốn nhắm đến công nghệ màn hình thế hệ mới.
Tình thế hiện tại khác xa 10 năm trước, khi mà Samsung và LG cung ứng một nửa màn hình LCD của thế giới, cả hai so kè nhau để giành lấy vị trí dẫn đầu. Không ai nghĩ lại có ngày Trung Quốc bắt kịp và đẩy họ vào ngã ba đường như hiện nay. Trong hai công ty, LG tỏ ra nghiêm trọng hơn, chính lãnh đạo của hãng cũng phải nhấn mạnh vào sự tồn vong nay mai của đơn vị kinh doanh màn hình.
Samsung có chỗ dựa là màn hình OLED di động rất vững chắc, còn LG trông cậy vào màn hình TV OLED có quy mô nhỏ (ảnh: Nikkei)
Không như Samsung còn có chỗ dựa vững chắc là tấm nền OLED di động, LG trông cậy vào tấm nền OLED TV vốn có quy mô nhỏ hơn nhiều. Theo thống kê, chỉ có hơn 1% số TV bán ra ngoái sử dụng tấm nền OLED, tương ứng khoảng 3,3 triệu đơn vị. Mặc dù chiếm vị thế thống trị ở đây nhưng LG lại không kiếm đủ lợi nhuận để bù đắp cho sự thất thế ở các phân khúc khác.
Theo một công ty sản xuất trang thiết bị màn hình, Samsung vẫn đang có lợi thế lớn ở phân khúc OLED di động, nhờ đơn hàng ký với Apple mà chính LG đang cố giành lấy, "trình độ công nghệ của họ vượt trội hơn LG Display và các hãng Trung Quốc, ít nhất hai năm tới sẽ không thể đảo ngược được chuyện này". Một nguyên nhân khác khiến LG khó cạnh tranh lại là vốn.
Họ có ít tiền đầu tư hơn hẳn so với các đối thủ Trung Quốc được chính phủ chống lưng, còn Samsung thì có bộ phận bán dẫn đứng sau đỡ đầu. Với nguồn lực có hạn, LG lại đầu tư quá nhiều vào tấm nền OLED cỡ lớn, dẫn đến không có đủ sức để chạy đua ở phân khúc cỡ nhỏ. Đây là bài toán tài chính làm đau đầu các quan chức lãnh đạo công ty.
Sau khi Samsung Display rút lui, các hãng Trung Quốc sẽ nhanh chóng lấp đầy chỗ trống (ảnh: TrendForce)
Còn với Samsung, sự rút lui của họ ở thị trường LCD đã tạo điều kiện cho các đối thủ khác, bao gồm CSOT, BOE, Sharp (sở hữu Sakai Display Products) và AUO. Dự kiến, BOE, Sharp và CSOT sẽ thu lợi lớn ở phân khúc tấm nền TV, đặc biệt là giành giật đơn hàng cung ứng cho Samsung Electronics sau khi Samsung Display rút lui. Ở phân khúc tấm nền máy tính, AUO, CSOT và HKC sẽ hưởng lợi nhờ bán các màn hình VA cong.
"Trò chơi đã kết thúc. Chúng tôi không thể bắt kịp Trung Quốc trên đường đua LCD được nữa", một quan chức người Hàn Quốc trong ngành công nghiệp nhận xét. Để tồn tại, LG Display và Samsung Display đều trông cậy vào công nghệ màn hình tiên tiến hơn LCD. Hàn Quốc từng lật đổ các doanh nghiệp Nhật Bản với các khoản đầu tư tham vọng, giờ đang rơi vào khủng hoảng.
"Trình độ kỹ thuật như này thì chưa thể sử dụng trên iPhone được", một quan chức làm việc kiểm soát chất lượng đầu vào từ Apple kết luận. Đó là vào mùa hè năm ngoái, khi LG Display cố gắng giành được đơn hàng từ Apple. Câu trả lời đó đã "dội một gáo nước lạnh" vào đội ngũ kỹ sư tại công ty Hàn Quốc. Chỉ còn vài tháng nữa là công ty Mỹ sẽ trình làng iPhone 11.
LGD từng hy vọng mở rộng mối quan hệ hợp tác với Apple sau khi giành được đơn hàng màn hình Apple Watch. Họ đã cung cấp tấm nền OLED cho đồng hồ thông minh của công ty Mỹ kể từ khi nó ra mắt, sau đó muốn tiến thêm một bước với màn hình độ phân giải cao trên iPhone. Tuy nhiên, Apple đã từ chối thẳng thừng do chất lượng không đảm bảo.
Nguyên nhân gốc rễ là sự tính toán sai lầm của LG Display, bắt đầu từ suy nghĩ tự tin thái quá. Ban đầu họ dự tính sẽ sản xuất một khối lượng lớn tấm nền iPhone tại nhà máy ở Paju, Hàn Quốc. Hầu hết công việc đều được thuê ngoài bởi các công ty thuộc tập đoàn, như là driver điều khiển tấm nền, đóng gói lớp vật liệu phát sáng. Tuy nhiên, cải thiện chất lượng và công suất đầu ra đã tụt lại sau kế hoạch tham vọng đó.
Bị áp lực bởi khung thời gian, LGD bắt đầu thuê ngoài các công ty khác, như Applied Materials và Kateeva. Họ đã kịp giao hàng sau một thời gian bị trễ, tuy nhiên chất lượng không đồng đều và các lô hàng sau đã không bắt kịp như mong đợi. Hậu quả kinh tế sau đó đã hiện rõ, nhà máy hoạt động bị chậm lại và gây thua lỗ hơn 1,1 tỷ USD cho công ty.
Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thị trường màn hình LCD (ảnh: Nikkei)
Sự thật mà LGD phải thừa nhận sau bài học đau đớn đó: trình độ công nghệ của họ vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu của Apple. Chuyện này xảy ra cùng lúc với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở thị trường màn hình LCD, nhờ các khoản hỗ trợ tài chính khổng lồ của chính phủ. Điều đó đã đẩy LGD vào thế khó khi họ không còn kiếm được nhiều tiền từ sân chơi này nữa. Trước đây, LCD từng giúp công ty kiếm được nguồn doanh thu dồi dào.
Chuyện gì đến đã đến, BOE và CSOT (thuộc TCL) đã tăng thị phần nhanh chóng ở phân khúc LCD dành cho TV. Trong khi đó, phân khúc màn hình di động cũng bị BOE và Tianma chiếm lĩnh. Hàng loạt công ty màn hình Trung Quốc tấn công đồng loạt trên khắp các mặt trận, khiến LGD không còn cách chống đỡ. Chỉ duy nhất tấm nền OLED cỡ lớn là pháo đài an toàn còn lại của hãng.
Trong khi LGD còn đang loay hoay đối phó với các đối thủ Trung Quốc, Samsung đã quyết định cứng rắn để không rơi vào tình trạng thua lỗ như người đồng hương. Sau hai quý bị mảng LCD làm bốc hơi lợi nhuận, hãng màn hình lớn nhất Hàn Quốc cho biết sẽ giảm quy mô sản xuất LCD, chuyển hướng sang công nghệ OLED. Và đến đầu năm nay, lựa chọn cuối cùng được đưa ra là dừng hoàn toàn sản xuất màn hình LCD.
Samsung đặt cược tương lai vào màn hình OLED sau khi từ bỏ LCD (ảnh: Samsung)
Tất cả nhà máy tại Hàn Quốc và Trung Quốc đều thuộc diện chuyển đổi hoặc bán lại cho đối tác. Trong đó có cơ sở Asan tại Tangjeong vốn từng là liên doanh của Samsung và Sony, sau khi công ty Nhật Bản tuyên bố dừng sản xuất màn hình LCD đã bán lại cho Samsung. Đây cũng là cơ sở mang tính biểu tượng cho sức mạnh của Samsung Display trong ngành, giúp công ty Hàn Quốc vươn lên dẫn đầu thị phần TV LCD.
Theo kế hoạch, sau khi từ bỏ LCD Samsung sẽ tiến tới công nghệ OLED. Họ thông báo đầu tư 11 tỷ USD và chọn nhà máy Asan kể trên làm điểm khởi đầu kế hoạch, sản xuất tấm nền QD-OLED. Samsung vẫn có lợi thế vượt trội ở tấm nền OLED cỡ vừa và nhỏ, ít nhất là trong vòng 5 năm tới. Trong khi Trung Quốc đang cố gắng giành giật thị phần, công ty Hàn Quốc muốn nhắm đến công nghệ màn hình thế hệ mới.
Tình thế hiện tại khác xa 10 năm trước, khi mà Samsung và LG cung ứng một nửa màn hình LCD của thế giới, cả hai so kè nhau để giành lấy vị trí dẫn đầu. Không ai nghĩ lại có ngày Trung Quốc bắt kịp và đẩy họ vào ngã ba đường như hiện nay. Trong hai công ty, LG tỏ ra nghiêm trọng hơn, chính lãnh đạo của hãng cũng phải nhấn mạnh vào sự tồn vong nay mai của đơn vị kinh doanh màn hình.
Samsung có chỗ dựa là màn hình OLED di động rất vững chắc, còn LG trông cậy vào màn hình TV OLED có quy mô nhỏ (ảnh: Nikkei)
Không như Samsung còn có chỗ dựa vững chắc là tấm nền OLED di động, LG trông cậy vào tấm nền OLED TV vốn có quy mô nhỏ hơn nhiều. Theo thống kê, chỉ có hơn 1% số TV bán ra ngoái sử dụng tấm nền OLED, tương ứng khoảng 3,3 triệu đơn vị. Mặc dù chiếm vị thế thống trị ở đây nhưng LG lại không kiếm đủ lợi nhuận để bù đắp cho sự thất thế ở các phân khúc khác.
Theo một công ty sản xuất trang thiết bị màn hình, Samsung vẫn đang có lợi thế lớn ở phân khúc OLED di động, nhờ đơn hàng ký với Apple mà chính LG đang cố giành lấy, "trình độ công nghệ của họ vượt trội hơn LG Display và các hãng Trung Quốc, ít nhất hai năm tới sẽ không thể đảo ngược được chuyện này". Một nguyên nhân khác khiến LG khó cạnh tranh lại là vốn.
Họ có ít tiền đầu tư hơn hẳn so với các đối thủ Trung Quốc được chính phủ chống lưng, còn Samsung thì có bộ phận bán dẫn đứng sau đỡ đầu. Với nguồn lực có hạn, LG lại đầu tư quá nhiều vào tấm nền OLED cỡ lớn, dẫn đến không có đủ sức để chạy đua ở phân khúc cỡ nhỏ. Đây là bài toán tài chính làm đau đầu các quan chức lãnh đạo công ty.
Sau khi Samsung Display rút lui, các hãng Trung Quốc sẽ nhanh chóng lấp đầy chỗ trống (ảnh: TrendForce)
Còn với Samsung, sự rút lui của họ ở thị trường LCD đã tạo điều kiện cho các đối thủ khác, bao gồm CSOT, BOE, Sharp (sở hữu Sakai Display Products) và AUO. Dự kiến, BOE, Sharp và CSOT sẽ thu lợi lớn ở phân khúc tấm nền TV, đặc biệt là giành giật đơn hàng cung ứng cho Samsung Electronics sau khi Samsung Display rút lui. Ở phân khúc tấm nền máy tính, AUO, CSOT và HKC sẽ hưởng lợi nhờ bán các màn hình VA cong.
Theo Vn review