Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Sáng nay, ngồi nghe Phương Diễm Hạnh hát bài Ngày Buồn thật da diết, “Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu, còn gì nữa đâu mà buồn với nhớ, thôi hết rồi, thôi hết rồi, thôi hết rồi”, lại nghĩ đến Huawei và Google, chuyện tình buồn thế thôi.
Reuter, hãng thông tấn số 1 thế giới, dẫn nguồn tin thân cận, cho biết rằng Google sẽ không tiếp tục hợp tác với Huawei nữa, về cả phần mềm, phần cứng và công nghệ. Điều này, nếu thực sự Google làm thế, thì có nghĩa là gì? Có nghĩa là những chiếc smartphone Huawei đang sản xuất sẽ không được nâng cấp lên hệ điều hành Android mới, không được sử dụng những ứng dụng và dịch vụ độc quyền từ Google như Gmail, Youtube hoặc tải ứng dụng từ Google Play Store.
Đây quả là một đòn đau, đau hơn cả bò đá với Huawei.
Thôi thế thì chia tay
Tổng thống Donald Trump, một người anh sắt máu của mình, trong tư tưởng chống cộng mãnh liệt và không ngần ngại, trong đường lối cứng rắn với siêu cường mới về kinh tế là Trung Quốc đã ban hành nhiều sắc lệnh nhằm tăng thêm phần kịch tính cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ngoài chuyện áp thuế tăng thêm hàng chục tỷ đô cho hàng hóa từ Trung Quốc, Trump còn thẳng cánh phang búa vào các công ty công nghệ, trong đó có Huawei.
Ông Trump đã ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, trong đó nêu rõ việc cấm các nhà mạng viễn thông ở Mỹ dùng thiết bị của Huawei, và không chỉ Huawei, cấm luôn các công ty công nghệ đến từ “quốc gia thù địch”, tất nhiên, ai cũng biết quốc gia thù địch là quốc gia nào. Đến sáng thứ 5 vừa rồi, Huawei Technologies Co Ltd chính thức bị liệt vào danh sách đen những công ty không được buôn bán làm ăn với Mỹ. Và hôm nay là rò rỉ thông tin Google “nghỉ chơi” với Huawei.
Có lẽ, chuyện đã đến nước này, như cuộc tình vô vọng bị cha mẹ cấm đoán, chia tay là điều khó tránh khỏi. Huawei và Google sắp phải tạm xa cách, ngày tương hợp còn phải đợi kết quả cuộc chiến của người lớn, phận làm con cúi đầu xin vâng, “thôi thế thì chia tay, em về với tương lai, còn anh và quá khứ, đọc lại những trang thư”.
Đen thôi đỏ quên đi
Huawei, một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc, một trong những thế lực mới nổi của thị trường smartphone khi vươn lên đứng thứ 2 thế giới về doanh số (chủ yếu bán ở quốc nội), giờ này chắc đang hỏi tại sao, tại sao lại là mình? trong cuộc tình ân hận, trong cuộc chiến tranh thương mại do Trump khởi xướng.
Năm trước, bà Mạnh Vãn Châu (Wanzhou Meng), con gái của chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi, đã bị bắt tại Canada, theo yêu cầu của phía Mỹ, vì có liên quan đến các hoạt động buôn bán vận chuyển các sản phẩm từ Mỹ tới Iran, quốc gia bị Mỹ cấm. Vụ việc đã gây nên một cú sốc lớn, vì 8 năm trước đó, dưới thời Obama, chuyện đụng đến tập đoàn lớn hầu như không thể xảy ra. Ngay lập tức, Trung Quốc đáp trả bằng việc tử hình ngay một công dân Canada vi phạm pháp luật ở đại lục.
Chủ tịch tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Không phải bây giờ, không phải gần đây, mà rất lâu, rất lâu rồi, Huawei đã trong tầm ngắm. Có lẽ đó là số phận, là con dê tế thần, cho cuộc chiến to lớn hơn. Số phận đôi khi rất khắc nghiệt, giống như đất nước nào đó vô tình trở thành chiến trường cho cuộc chiến ý thức hệ “Tư bản – Cộng sản”.
Những đòn trừng phạt liên tục và ngày một leo thang từ phía Mỹ đối với Huawei dường như là thông điệp rõ ràng nhất cho phía Trung Quốc, cây gậy và củ cà rốt. Phần thắng thuộc về bên nào thì chưa biết, nhưng hiện tại Huawei đã thua, thua không phải do yếu kém về công nghệ hay khả năng phát triển, mà thua vì đen thôi, đỏ quên đi.
Giờ thì cũng yêu mà yêu với chồng
Trở lại với chuyện Google không hợp tác với Huawei, điều này sẽ gây hậu quả thế nào?
Trung Quốc, trước giờ vẫn luôn “diễn tập” trước cho việc không phụ thuộc vào Mỹ, bằng cách cấm Google và Facebook hiện diện ở quốc gia tỷ dân. Một bức tường lửa chặt chẽ được lập nên, cùng với đó là phát triển bộ máy tìm kiếm riêng, cũng như mạng xã hội riêng. Dân Trung Quốc hầu như không phụ thuộc vào Google, và ngay cả các sản phẩm mobile cũng vậy, Huawei dư sức tạo ra một hệ điều hành riêng, dựa trên mã nguồn mở của Android. Đối với thị trường trong nước, Huawei hầu như không lo lắng, nếu có thiệt hại thì chỉ rất ít.
Tuy vậy, chỉ ở trong đại lục, thì xét một góc nhìn nào đó, Huawei coi như đã thất bại. Không Google Play Store, không Gmail, không Youtube … sẽ không có ai mua smartphone của Huawei cả, đó sẽ là dấu chấm hết cho smartphone Huawei ở bất cứ thị trường nào ngoài Trung Quốc.
Smartphone Huawei bít cửa ở thị trường ngoài Trung Quốc
Thị trường Châu Âu đang là đích ngắm đến của Huawei, nhưng sau đòn đánh này, nếu nó thành sự thực, thì có lẽ Paris, Luân Đôn cũng đành vẫy tay, vẫy tay chào nhau. Còn thị trường Việt Nam cũng sẽ tương tự, Windows Phone của Microsoft và Blacberry đều chết không kịp ngáp, thì hy vọng gì hệ điều hành của Huawei sẽ sống nổi ở mảnh đất hình rươi trùm sĩ diện.
Endgame
Thông tin vẫn chỉ là thông tin, chừng nào Google chưa thông báo chính thức thì Huawei vẫn còn hy vọng, bây giờ chính là thời điểm cho những cuộc vận động dưới gầm bàn. Nhưng với tính cách của người Mỹ, tiên lượng cho Huawei là khá xấu, nên chuẩn bị sẵn tinh thần.
Cho đến khi đó, việc làm đầu tiên bây giờ là ai có smartphone Huawei thì bán hết đi, hoặc mua hết vào, biết đâu sẽ thành đồ cổ hàng hiếm, một chứng nhân của lịch sử về một cái chết tức tưởi vô tiền khoáng hậu.
Reuter, hãng thông tấn số 1 thế giới, dẫn nguồn tin thân cận, cho biết rằng Google sẽ không tiếp tục hợp tác với Huawei nữa, về cả phần mềm, phần cứng và công nghệ. Điều này, nếu thực sự Google làm thế, thì có nghĩa là gì? Có nghĩa là những chiếc smartphone Huawei đang sản xuất sẽ không được nâng cấp lên hệ điều hành Android mới, không được sử dụng những ứng dụng và dịch vụ độc quyền từ Google như Gmail, Youtube hoặc tải ứng dụng từ Google Play Store.
Đây quả là một đòn đau, đau hơn cả bò đá với Huawei.
Thôi thế thì chia tay
Tổng thống Donald Trump, một người anh sắt máu của mình, trong tư tưởng chống cộng mãnh liệt và không ngần ngại, trong đường lối cứng rắn với siêu cường mới về kinh tế là Trung Quốc đã ban hành nhiều sắc lệnh nhằm tăng thêm phần kịch tính cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ngoài chuyện áp thuế tăng thêm hàng chục tỷ đô cho hàng hóa từ Trung Quốc, Trump còn thẳng cánh phang búa vào các công ty công nghệ, trong đó có Huawei.
Ông Trump đã ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, trong đó nêu rõ việc cấm các nhà mạng viễn thông ở Mỹ dùng thiết bị của Huawei, và không chỉ Huawei, cấm luôn các công ty công nghệ đến từ “quốc gia thù địch”, tất nhiên, ai cũng biết quốc gia thù địch là quốc gia nào. Đến sáng thứ 5 vừa rồi, Huawei Technologies Co Ltd chính thức bị liệt vào danh sách đen những công ty không được buôn bán làm ăn với Mỹ. Và hôm nay là rò rỉ thông tin Google “nghỉ chơi” với Huawei.
Có lẽ, chuyện đã đến nước này, như cuộc tình vô vọng bị cha mẹ cấm đoán, chia tay là điều khó tránh khỏi. Huawei và Google sắp phải tạm xa cách, ngày tương hợp còn phải đợi kết quả cuộc chiến của người lớn, phận làm con cúi đầu xin vâng, “thôi thế thì chia tay, em về với tương lai, còn anh và quá khứ, đọc lại những trang thư”.
Đen thôi đỏ quên đi
Huawei, một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc, một trong những thế lực mới nổi của thị trường smartphone khi vươn lên đứng thứ 2 thế giới về doanh số (chủ yếu bán ở quốc nội), giờ này chắc đang hỏi tại sao, tại sao lại là mình? trong cuộc tình ân hận, trong cuộc chiến tranh thương mại do Trump khởi xướng.
Năm trước, bà Mạnh Vãn Châu (Wanzhou Meng), con gái của chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi, đã bị bắt tại Canada, theo yêu cầu của phía Mỹ, vì có liên quan đến các hoạt động buôn bán vận chuyển các sản phẩm từ Mỹ tới Iran, quốc gia bị Mỹ cấm. Vụ việc đã gây nên một cú sốc lớn, vì 8 năm trước đó, dưới thời Obama, chuyện đụng đến tập đoàn lớn hầu như không thể xảy ra. Ngay lập tức, Trung Quốc đáp trả bằng việc tử hình ngay một công dân Canada vi phạm pháp luật ở đại lục.
Chủ tịch tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Không phải bây giờ, không phải gần đây, mà rất lâu, rất lâu rồi, Huawei đã trong tầm ngắm. Có lẽ đó là số phận, là con dê tế thần, cho cuộc chiến to lớn hơn. Số phận đôi khi rất khắc nghiệt, giống như đất nước nào đó vô tình trở thành chiến trường cho cuộc chiến ý thức hệ “Tư bản – Cộng sản”.
Những đòn trừng phạt liên tục và ngày một leo thang từ phía Mỹ đối với Huawei dường như là thông điệp rõ ràng nhất cho phía Trung Quốc, cây gậy và củ cà rốt. Phần thắng thuộc về bên nào thì chưa biết, nhưng hiện tại Huawei đã thua, thua không phải do yếu kém về công nghệ hay khả năng phát triển, mà thua vì đen thôi, đỏ quên đi.
Giờ thì cũng yêu mà yêu với chồng
Trở lại với chuyện Google không hợp tác với Huawei, điều này sẽ gây hậu quả thế nào?
Trung Quốc, trước giờ vẫn luôn “diễn tập” trước cho việc không phụ thuộc vào Mỹ, bằng cách cấm Google và Facebook hiện diện ở quốc gia tỷ dân. Một bức tường lửa chặt chẽ được lập nên, cùng với đó là phát triển bộ máy tìm kiếm riêng, cũng như mạng xã hội riêng. Dân Trung Quốc hầu như không phụ thuộc vào Google, và ngay cả các sản phẩm mobile cũng vậy, Huawei dư sức tạo ra một hệ điều hành riêng, dựa trên mã nguồn mở của Android. Đối với thị trường trong nước, Huawei hầu như không lo lắng, nếu có thiệt hại thì chỉ rất ít.
Tuy vậy, chỉ ở trong đại lục, thì xét một góc nhìn nào đó, Huawei coi như đã thất bại. Không Google Play Store, không Gmail, không Youtube … sẽ không có ai mua smartphone của Huawei cả, đó sẽ là dấu chấm hết cho smartphone Huawei ở bất cứ thị trường nào ngoài Trung Quốc.
Smartphone Huawei bít cửa ở thị trường ngoài Trung Quốc
Thị trường Châu Âu đang là đích ngắm đến của Huawei, nhưng sau đòn đánh này, nếu nó thành sự thực, thì có lẽ Paris, Luân Đôn cũng đành vẫy tay, vẫy tay chào nhau. Còn thị trường Việt Nam cũng sẽ tương tự, Windows Phone của Microsoft và Blacberry đều chết không kịp ngáp, thì hy vọng gì hệ điều hành của Huawei sẽ sống nổi ở mảnh đất hình rươi trùm sĩ diện.
Endgame
Thông tin vẫn chỉ là thông tin, chừng nào Google chưa thông báo chính thức thì Huawei vẫn còn hy vọng, bây giờ chính là thời điểm cho những cuộc vận động dưới gầm bàn. Nhưng với tính cách của người Mỹ, tiên lượng cho Huawei là khá xấu, nên chuẩn bị sẵn tinh thần.
Cho đến khi đó, việc làm đầu tiên bây giờ là ai có smartphone Huawei thì bán hết đi, hoặc mua hết vào, biết đâu sẽ thành đồ cổ hàng hiếm, một chứng nhân của lịch sử về một cái chết tức tưởi vô tiền khoáng hậu.
Bùi An chém gió lăng nhăng