Theo tin mới nhất, Google đã ẩn một số trang tin tức tại Úc khỏi kết quả tìm kiếm trên Google Search.
Australian Financial Review là đơn vị đầu tiên đưa tin, sau đó, Google đã lên tiếng xác nhận với AFR và The Guardian. Một vài nhà xuất bản bị ảnh hưởng bao gồm The Guardian Australia, The Australian, và The Sydney Morning Herald. Google tuyên bố những thay đổi chỉ ảnh hưởng đến "khoảng 1% người dùng Google Search tại Úc", nhưng người dùng cho biết họ không thể xem những tin tức cũ hoặc thậm chí là website và các trang truyền thông xã hội của các nhà xuất bản khi tìm kiếm trên Google.
Lý do chính thức Google đưa ra là để "đo lường tác động qua lại giữa các doanh nghiệp tin tức và Google Search" và hoạt động sẽ kết thúc vào đầu tháng Hai. Trả lời The Guardian, Google cho biết họ có "hàng chục nghìn thử nghiệm" mỗi năm. Nhưng có vẻ đó chỉ là bề nổi, vì gần đây Google có bất đồng với chính quyền Australia về luật mới.
Năm ngoái, chính quyền Australia buộc Google và Facebook phải chia sẻ lợi nhuận quảng cáo với các nhà xuất bản tin tức của Australia bằng bộ luật News Media Bargaining. Và không có gì ngạc nhiên khi Google phản đối. Trong thư gửi đến người dùng, Google cảnh báo rằng động thái đó chỉ có thể "gây một ít thiệt hại cho Google Search mà bạn biết đến ngày hôm nay" và cho rằng kế hoạch của chính quyền Australia "cực kỳ thiếu sót". Trong tuyên bố với cả Australian Financial Review và The Guardian, Google đưa ra luận điểm bảo vệ mình rằng trong năm 2018, công ty ước tính đã mang về 218 triệu USD "giá trị" cho các nhà xuất bản từ lưu lượng truy cập qua giới thiệu trên Google Search. Tuy nhiên, con số đó thậm chí còn chưa đến 1% doanh thu quảng cáo của Google trong năm 2019.
Ở một blog khác, Richard Gringas, phó giám đốc tin tức của Google, cho biết họ không "chấp nhận khoản chi từ bất kỳ cá nhân nào để xuất hiện trong kết quả tìm kiếm" và đó là lý do vì sao Google không chi trả cho các nhà xuất bản dù người dùng đã ấn vào liên kết đến tin tức đó trong phần tìm kiếm. (Vài người không đồng ý vì xuất hiện trong kết quả tìm kiếm là chức năng thuần của quảng cáo, là những hoạt động mang lại nguồn thu chính của Google). Công ty cũng chỉ ra những nỗ lực để hỗ trợ hoạt động báo chí như Journalism Emergency Relief Fund và chương trình cấp phép mới của họ.
Trong khi Google nhiều lần tuyên bố phần lớn doanh thu quảng cáo thuộc về các nhà xuất bản thì thực tế lại hoàn toàn khác. Theo News Media Alliance, vì Google nắm giữ 90% thị trường tìm kiếm trên internet và 70% thị trường quảng cáo online, nên họ có thể thu lợi nhuận gộp từ quảng cáo trên các trang tin tức, dữ liệu người dùng tìm kiếm tin tức, và cả những chi phí từ việc ép buộc các đơn vị thông tin đại chúng cũng như quảng cáo sử dụng công nghệ quảng cáo độc quyền của mình. Sau Google, những nhà xuất bản này tiếp tục tranh giành lợi nhuận với các ông lớn khác như Amazon và Twitter, cuối cùng, họ chỉ thu về 30-40 xu cho mỗi đồng USD mà các doanh nghiệp bỏ ra cho quảng cáo.
Không chỉ về vấn đề chia sẻ lợi nhuận, Google đang thể hiện quá mức tại một lãnh thổ có chủ quyền như Australia. Đầu tháng 12/2020, Australia Financial Review đưa tin các kỹ sư của Google đang phát triển dự án bí mật nhằm loại người dùng Australia ra khỏi các bản cập nhật thường xuyên cho các dịch vụ và tìm kiếm vì không đồng tình với kế hoạch chia sẻ lợi nhuận của chính quyền nước này. Trong quá khứ, Google đã từng rút Google News khỏi Tây Ban Nha vì trường hợp tương tự Australia. Họ cũng từng từ chối trả tiền cho nhà xuất bản tại Pháp vào năm 2019, sau đó thay đổi cách thức hiển thị tin tức của các nhà xuất bản này trong kết quả tìm kiếm.
"Google là một công ty độc quyền hiệu quả, bằng cách nắm quyền truy cập vào những thôn tin kịp thời, chính xác và quan trọng, họ cho thấy rõ cách tác động đến quyền truy cập của người dùng Australia", dẫn lời phát ngôn viên của Nine, nhà xuất bản của một số trang truyền thông Australia, trả lời phỏng vấn của The Guardian. "Đồng thời, Google đang chứng minh rằng họ có thể khiến các nhà cung cấp tin tức Australia không đồng thuận với mình biến mất khỏi internet dễ dàng như thế nào – một minh chứng rung rợn về sức mạnh thì trường của họ".
Đầu tuần này, Google đã đăng một blog khác tuyên bố rằng "phần lớn" các doanh nghiệp và tổ chức có mối quan tâm với bộ luật News Media Bargaining do Úc đề xuất. Hiện tại, bộ luật đang được xem xét tại ủy ban thượng viện trước khi được đưa trở lại quốc hội Úc.
Australian Financial Review là đơn vị đầu tiên đưa tin, sau đó, Google đã lên tiếng xác nhận với AFR và The Guardian. Một vài nhà xuất bản bị ảnh hưởng bao gồm The Guardian Australia, The Australian, và The Sydney Morning Herald. Google tuyên bố những thay đổi chỉ ảnh hưởng đến "khoảng 1% người dùng Google Search tại Úc", nhưng người dùng cho biết họ không thể xem những tin tức cũ hoặc thậm chí là website và các trang truyền thông xã hội của các nhà xuất bản khi tìm kiếm trên Google.
Lý do chính thức Google đưa ra là để "đo lường tác động qua lại giữa các doanh nghiệp tin tức và Google Search" và hoạt động sẽ kết thúc vào đầu tháng Hai. Trả lời The Guardian, Google cho biết họ có "hàng chục nghìn thử nghiệm" mỗi năm. Nhưng có vẻ đó chỉ là bề nổi, vì gần đây Google có bất đồng với chính quyền Australia về luật mới.
Năm ngoái, chính quyền Australia buộc Google và Facebook phải chia sẻ lợi nhuận quảng cáo với các nhà xuất bản tin tức của Australia bằng bộ luật News Media Bargaining. Và không có gì ngạc nhiên khi Google phản đối. Trong thư gửi đến người dùng, Google cảnh báo rằng động thái đó chỉ có thể "gây một ít thiệt hại cho Google Search mà bạn biết đến ngày hôm nay" và cho rằng kế hoạch của chính quyền Australia "cực kỳ thiếu sót". Trong tuyên bố với cả Australian Financial Review và The Guardian, Google đưa ra luận điểm bảo vệ mình rằng trong năm 2018, công ty ước tính đã mang về 218 triệu USD "giá trị" cho các nhà xuất bản từ lưu lượng truy cập qua giới thiệu trên Google Search. Tuy nhiên, con số đó thậm chí còn chưa đến 1% doanh thu quảng cáo của Google trong năm 2019.
Ở một blog khác, Richard Gringas, phó giám đốc tin tức của Google, cho biết họ không "chấp nhận khoản chi từ bất kỳ cá nhân nào để xuất hiện trong kết quả tìm kiếm" và đó là lý do vì sao Google không chi trả cho các nhà xuất bản dù người dùng đã ấn vào liên kết đến tin tức đó trong phần tìm kiếm. (Vài người không đồng ý vì xuất hiện trong kết quả tìm kiếm là chức năng thuần của quảng cáo, là những hoạt động mang lại nguồn thu chính của Google). Công ty cũng chỉ ra những nỗ lực để hỗ trợ hoạt động báo chí như Journalism Emergency Relief Fund và chương trình cấp phép mới của họ.
Trong khi Google nhiều lần tuyên bố phần lớn doanh thu quảng cáo thuộc về các nhà xuất bản thì thực tế lại hoàn toàn khác. Theo News Media Alliance, vì Google nắm giữ 90% thị trường tìm kiếm trên internet và 70% thị trường quảng cáo online, nên họ có thể thu lợi nhuận gộp từ quảng cáo trên các trang tin tức, dữ liệu người dùng tìm kiếm tin tức, và cả những chi phí từ việc ép buộc các đơn vị thông tin đại chúng cũng như quảng cáo sử dụng công nghệ quảng cáo độc quyền của mình. Sau Google, những nhà xuất bản này tiếp tục tranh giành lợi nhuận với các ông lớn khác như Amazon và Twitter, cuối cùng, họ chỉ thu về 30-40 xu cho mỗi đồng USD mà các doanh nghiệp bỏ ra cho quảng cáo.
Không chỉ về vấn đề chia sẻ lợi nhuận, Google đang thể hiện quá mức tại một lãnh thổ có chủ quyền như Australia. Đầu tháng 12/2020, Australia Financial Review đưa tin các kỹ sư của Google đang phát triển dự án bí mật nhằm loại người dùng Australia ra khỏi các bản cập nhật thường xuyên cho các dịch vụ và tìm kiếm vì không đồng tình với kế hoạch chia sẻ lợi nhuận của chính quyền nước này. Trong quá khứ, Google đã từng rút Google News khỏi Tây Ban Nha vì trường hợp tương tự Australia. Họ cũng từng từ chối trả tiền cho nhà xuất bản tại Pháp vào năm 2019, sau đó thay đổi cách thức hiển thị tin tức của các nhà xuất bản này trong kết quả tìm kiếm.
"Google là một công ty độc quyền hiệu quả, bằng cách nắm quyền truy cập vào những thôn tin kịp thời, chính xác và quan trọng, họ cho thấy rõ cách tác động đến quyền truy cập của người dùng Australia", dẫn lời phát ngôn viên của Nine, nhà xuất bản của một số trang truyền thông Australia, trả lời phỏng vấn của The Guardian. "Đồng thời, Google đang chứng minh rằng họ có thể khiến các nhà cung cấp tin tức Australia không đồng thuận với mình biến mất khỏi internet dễ dàng như thế nào – một minh chứng rung rợn về sức mạnh thì trường của họ".
Đầu tuần này, Google đã đăng một blog khác tuyên bố rằng "phần lớn" các doanh nghiệp và tổ chức có mối quan tâm với bộ luật News Media Bargaining do Úc đề xuất. Hiện tại, bộ luật đang được xem xét tại ủy ban thượng viện trước khi được đưa trở lại quốc hội Úc.
Theo Vn review